Nhiều nỗi lo khi gần Tết của người lao động xa quê
Người lao động

Nhiều nỗi lo khi gần Tết của người lao động xa quê

MINH ANH
Tác giả: MINH ANH
Thời điểm cận kề tết Nguyên đán, nỗi lo lại hiện hữu trên khuôn mặt của nhiều người lao động xa quê. Bởi thời điểm này, việc ít, lương thấp, chi tiêu hằng tháng không đủ, lương, thưởng cũng không biết được bao nhiêu. Nhiều người lao động lại "than ngắn thở dài", nghĩ về bao nhiêu khoản chi sắp tới.

Làm thêm đủ nghề

Anh L. (nam, 24 tuổi), nhân viên văn phòng chia sẻ, với mức lương hằng tháng hơn 6 triệu đồng, vừa phải thuê nhà, vừa chi phí sinh hoạt, ăn uống, nhu cầu cá nhân khác, với mức lương như vậy thực sự không đủ.

“Em chưa lập gia đình nên một mình cũng dễ xoay xở với mức thu nhập như vậy. Nhưng những tháng có công việc đột xuất, hoặc gia đình ở quê cần đến một số tiền, em cũng không kịp lo”, bạn L. cho biết.

Tiền thuê nhà L. ở ghép đã mất một khoản cố định 1,5 triệu đồng/tháng bao gồm cả tiền phòng, điện nước sinh hoạt. Tiền ăn trưa công ty có hỗ trợ, nhưng L. cũng như nhiều bạn đồng nghiệp chuẩn bị sẵn cơm trưa ở nhà để tiết kiệm chi phí ăn uống. Là con lớn trong gia đình làm nông với em gái cũng đang theo học đại học tại Hà Nội, nên L. có một phần trách nhiệm đỡ đần bố mẹ ở quê, hoặc gửi thêm cho em học hành, sinh hoạt.

Áp lực về kinh tế đè nặng lên đôi vai, L. xin làm thêm công việc vận chuyển phế liệu tại công trường vào buổi tối và những ngày cuối tuần để kiếm thêm khoản thu nhập ít ỏi hoặc những công việc bán thời gian phù hợp.

Cuộc sống của nhiều lao động trẻ còn độc thân khó khăn là vậy, nhưng với những lao động đã có gia đình, cuộc sống xa quê hương để kiếm sống cũng chật vật, khó khăn không kém. Chị Tr. (32 tuổi), nhân viên bán hàng điện máy tại huyện Gia Lâm cho biết, gia đình gồm 6 người hiện đang sinh sống trong khu nhà trọ thuộc phường Phúc Lợi, Q. Long Biên, Hà Nội. Hai vợ chồng cùng ba con nhỏ và bà nội (hỗ trợ trông cháu) thu nhập thường xuyên không đủ để chi tiêu.

Công nhân chật vật lo Tết
Chị Tr. làm thêm việc vào mỗi buổi tối để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: M.A

Được biết, chồng chị Tr. làm lái xe chở hàng cho một công ty tư, công việc phụ thuộc vào đơn hàng của công ty nên mức thu nhập cũng không cố định. Công việc bán hàng của chị Tr. có mức thu nhập hằng tháng khoảng 7 triệu đồng. Một tháng hầu như không có ngày nghỉ nên cả hai vợ chồng cũng nhờ bà lên hỗ trợ, bởi mức thu nhập như thế cũng không đủ để thuê người trông con.

Tiền thuê nhà của cả gia đình là 3 triệu đồng/ tháng, cả 3 con đều đang đi học, học phí trường công cũng hơn 5 triệu đồng/tháng cho cả 3 con. Còn lại anh chị lo xăng xe đi làm, ăn uống, điện nước hằng tháng. “Những lúc con cái ốm đau, thực sự cả gia đình chi tiêu không đủ”. Mỗi lần như vậy lại xác định vay mượn đồng nghiệp, bởi ở quê, anh chị em, họ hàng cũng còn khó khăn nhiều.

Đặc thù bán hàng làm việc theo ca, nên chị Tr. chủ yếu làm ca sáng, buổi chiều về lo cơm nước, học hành cho con cái, rồi lại dành thêm 2 – 3 tiếng buổi tối bán hàng để kiếm thêm thu nhập. Đồ ăn uống chủ yếu mua từ quê gửi lên cho rẻ, cả gia đình tằn tiện chi tiêu, cũng mong có một khoản nhỏ để tích lũy cho con học hành.

Lo lắng vì nhiều khoản chi

Tết Nguyên đán đã cận kề, bên cạnh niềm háo hức chờ đón năm mới, nhiều công nhân, người lao động còn đang khổ sở loay hoay với hàng trăm khoản phải chi tiêu trong khi tài chính hạn hẹp. Đối với những công nhân xa quê lập nghiệp, tiền đâu tiêu Tết càng là nỗi ám ảnh. Nhiều người phải ngậm ngùi vì không có tiền về quê đón Tết.

Công nhân chật vật lo Tết
Nhiều công nhân phải kiếm thêm thu nhập bằng nhiều công việc khác nhau. Ảnh: dantri.vn

Quay trở lại câu chuyện của gia đình chị Tr., với nỗi lo lắng không biết lương, thưởng năm nay sẽ như thế nào, khi mà càng cuối năm, công việc càng khó. "Có những ngày mình không bán được hàng, không có doanh số. Với mặt hàng điện máy, tầm này như mọi năm, mọi người bắt đầu sắm sửa rất đông. Nhưng năm nay kinh tế khó khăn, nên công việc thực sự ảm đạm", chị Tr. chia sẻ.

Cả hai vợ chồng, công việc đều phụ thuộc vào hàng bán được là bao nhiêu, công ty có đơn hàng để chuyển đi hay không, vì vậy, mức thu nhấp trên của cả hai cũng không cố định.

Nhắc đến những khoản chi tiêu trong dịp Tết này, chị Tr. cho biết: “Đầu tiên phải kể đến tiền xe về quê. Gia đình đông người, con lại còn nhỏ, nên gia đình cũng phải thuê xe để về vì còn nhiều đồ đạc. Nhưng Tết về vợ chồng phải chi tiền mua sắm quần áo, thực phẩm, hoa quả, tiền mừng tuổi ông bà nội ngoại hai bên… Có quá nhiều thứ phải mua nhưng giá cả hàng hóa những ngày cuối năm vẫn còn đắt quá”.

Vợ chồng chị cũng không dám mua sắm nhiều cho bản thân. Lên kế hoạch chi tiêu trong Tết là thế, nhưng cũng vẫn phải để dư ra một khoản dành tiêu sau Tết. Bởi đầu năm, thu nhập của cả hai vợ chồng gần như không có.

Với nhiều lao động ở thời điểm ít việc, lương thấp, Tết đến là một nỗi lo bởi vô số những khoản chi tiêu không tên. Ở thời điểm này, để lo đủ cho cuộc sống hằng ngày đã là cả một sự vất vả. Kiếm kế sinh nhai với thu nhập "ba cọc ba đồng", không ổn định nên nhiều người trẻ rơi vào tình cảnh không có khoản tiền tiết kiệm. Và khi Tết đến, họ phải lo toan nhiều thứ trong tình trạng không có tiền.

LĐLĐ Điện Biên: 10 hoạt động chăm lo đoàn viên Tết Quý Mão 2023 LĐLĐ Điện Biên: 10 hoạt động chăm lo đoàn viên Tết Quý Mão 2023

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Điện Biên vừa ban hành kế hoạch hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp ...

Nhiều hoạt động văn hóa lành mạnh đón tết Nguyên đán được tổ chức tại Bình Dương Nhiều hoạt động văn hóa lành mạnh đón tết Nguyên đán được tổ chức tại Bình Dương

Tỉnh Bình Dương đã lên kế hoạch chi tiết cho các hoạt động văn hóa đón Tết cổ truyền của dân tộc. Theo đó, nhiều ...

Thưởng Tết ở Thanh Hóa: người cao nhất 360 triệu, thấp nhất 50 nghìn đồng Thưởng Tết ở Thanh Hóa: người cao nhất 360 triệu, thấp nhất 50 nghìn đồng

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB & XH) tỉnh Thanh Hóa vừa có báo cáo về tình hình tiền lương năm 2022 ...

Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Xem thêm