Nhân sự ngành sản xuất đối mặt với việc giảm giờ làm, bị cắt giảm 30 - 50% lương
Nhịp cầu việc làm

Nhân sự ngành sản xuất đối mặt với việc giảm giờ làm, bị cắt giảm 30 - 50% lương

Hưng Thịnh
Tác giả: Hưng Thịnh
Theo thống kê, có 58% người lao động (NLĐ) ngành sản xuất bị cắt giảm 30 - 50% tổng lương, 34% bị cắt giảm 10% tổng lương, 6% NLĐ bị cắt giảm 10 - 30% tổng lương. Bên cạnh đó, họ cũng bị cắt giảm giờ làm, giảm tiền tăng ca và không nhận được trợ cấp như thường lệ.
Kết quả hỗ trợ người lao động bị giảm việc, mất việc Đất Xanh (DXG) cắt giảm gần 1.400 nhân sự trong 6 tháng đầu năm 2023

Đó là một trong những kết quả đáng chú ý được Navigos Group công bố trong "Báo cáo Thực trạng nhân sự ngành sản xuất 2023" mới đây nhằm mang đến góc nhìn về tổng quan thị trường ngành sản xuất và các giải pháp ứng biến của doanh nghiệp (DN) cùng NLĐ. Kết quả thu được từ khảo sát ý kiến của hơn 1.000 NLĐ và 500 DN trên thị trường, tại các ngành trong lĩnh vực sản xuất, bao gồm: Ngành công nghệ cao; ngành dệt may/da giày; ngành dược phẩm/công nghệ sinh học; ngành nông nghiệp/lâm nghiệp; ngành sản phẩm công nghiệp; ngành sản xuất hàng tiêu dùng/thực phẩm; ngành sản xuất vật liệu xây dựng; ngành tự động hóa/ô tô và các ngành khác.

Nhân sự ngành sản xuất đối mặt với việc giảm giờ làm, bị cắt giảm 30 - 50% lương
Ảnh minh họa.

Sụt giảm doanh thu, DN giảm giờ làm và cắt giảm lao động

Theo số liệu thu thập được, ít nhất 50% DN đối mặt với sụt giảm doanh thu. Điển hình như ngành sản xuất vật liệu xây dựng có tới 91% DN bị sụt giảm doanh thu; ngành dệt may/da giày có 44% DN sụt giảm 20 - 40% doanh thu và chỉ có 8% DN tăng trưởng.

Bên cạnh đó, vẫn có ít nhất 9% và nhiều nhất 50% DN các ngành ghi nhận doanh thu giữ nguyên, chưa bị ảnh hưởng hoặc vẫn đang tiếp tục tăng trưởng. Có thể kể đến ngành công nghệ cao với 28% DN tăng trưởng và 21% sụt giảm doanh thu thấp (dưới 10%); ngành nông nghiệp/lâm nghiệp có 42% DN vẫn duy trì tăng trưởng và không bị ảnh hưởng quá nhiều.

Sự sụt giảm doanh thu của DN phần lớn cùng lúc chịu ảnh hưởng từ cả 2 yếu tố là nguồn cầu trong nước và nước ngoài. Để ứng biến với bối cảnh suy thoái kinh tế, các DN lựa chọn duy trì hoặc thu hẹp quy mô. Khoảng 41% DN mỗi ngành cho biết ưu tiên sử dụng giải pháp duy trì quy mô hiện tại và khoảng 30% DN khác lựa chọn thu hẹp quy mô. Tuy vậy, vẫn có khoảng 7 - 25% DN mỗi ngành cho biết sẽ mở rộng thêm quy mô, và dưới 36% còn lại nhận đơn gia công thêm mặt hàng khác. Điều này cho thấy, các DN vẫn đang cố gắng hết mình để ứng biến và duy trì hoạt động trong bức tranh kinh tế ảm đạm.

Giảm giờ làm và cắt giảm lao động là hai sự lựa chọn chiếm ưu thế với tỷ lệ trung bình 38 - 38,5% DN thực hiện ở mỗi ngành. Theo sau đó, khoảng 4 - 33% DN giảm bớt dây chuyền và chỉ khoảng dưới 9% DN chọn giải pháp đóng cửa bớt nhà máy. Đa phần DN (56%) ngành công nghệ cao chọn giải pháp thu hẹp bằng cách cắt giảm lao động; 52% DN ngành dệt may/da giày chọn cách giảm giờ làm. Ngành sản xuất hàng tiêu dùng/thực phẩm nổi bật với 42% DN giảm giờ làm và 38% DN cắt giảm lao động…

Đa số DN đều dự đoán sẽ mất đến 12 tháng hoặc thậm chí hơn, thị trường mới có thể phục hồi trở lại, việc phục hồi kinh doanh chưa thể diễn ra nhanh chóng. Số liệu từ báo cáo cho thấy: 29 - 70% DN ở các ngành mong đợi được Chính phủ hỗ trợ về giảm thuế, lệ phí; 7 - 50% DN ở các ngành kỳ vọng sự hỗ trợ đến từ các chính sách giảm lãi suất cho vay. Còn lại, một số ít DN muốn đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm tiền thuê đất, và một số mong đợi khác.

Nhân sự ngành sản xuất đối mặt với việc giảm giờ làm, bị cắt giảm 30 - 50% lương
Hiện hầu hết DN sản xuất đang đẩy mạnh áp dụng tự động hóa vào hoạt động của DN. Ảnh minh họa.

Ứng biến với tình thế khó khăn, NLĐ cần trau dồi kỹ năng gì?

Bên cạnh việc bị cắt giảm lương, NLĐ cũng bị cắt giảm giờ làm, giảm tiền tăng ca và không nhận được trợ cấp như thường lệ. Để ứng phó với khó khăn, phần lớn NLĐ lựa chọn cắt giảm chi phí sinh hoạt và nâng cao kỹ năng, tay nghề. 60% NLĐ chọn cắt giảm chi phí sinh hoạt để ứng phó khó khăn, 37% làm thêm bên ngoài và chỉ có 3% chọn cách tăng ca nhiều hơn để tăng thu nhập. Bên cạnh đó, NLĐ cũng chọn cách nâng cao kỹ năng và tay nghề để duy trì lợi thế cạnh tranh.

Theo báo cáo, hiện hầu hết DN sản xuất đang đẩy mạnh áp dụng tự động hóa vào hoạt động của DN. Theo đó, ngành công nghệ cao có 52% DN áp dụng tự động hóa cho tất cả các khâu. Ngành ô tô có đến 82% DN áp dụng cho khâu sản xuất. Những ngành thâm dụng lao động như dệt may/da giày cũng có 60% DN áp dụng cho khâu sản xuất. Do đó, NLĐ cần cập nhật kiến thức và kỹ năng liên tục để có thể vận hành, điều khiển được máy móc, từ đó mới có thể thích nghi và tiếp tục phát triển trong ngành nghề này.

Bên cạnh đó, NLĐ cũng cần học hỏi thêm các kỹ năng cần thiết để có thể duy trì công việc và phát triển sự nghiệp. Trong đó, đặc biệt lưu ý 3 kỹ năng phổ biến mà các DN cần ở nhân sự của mình là: Giao tiếp hiệu quả; công nghệ và kỹ thuật; quản lý thời gian.

Nhân sự ngành sản xuất đối mặt với việc giảm giờ làm, bị cắt giảm 30 - 50% lương
Ngành sản xuất chiếm gần một nửa nhu cầu nhân sự Ngành sản xuất chiếm gần một nửa nhu cầu nhân sự "xanh" tại Việt Nam

Theo ManpowerGroup, nhu cầu việc làm “xanh” cao nhất tại Việt Nam đến từ các ngành sản xuất (48%), năng lượng (34%), nông nghiệp (11%) ...

Nhiều doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp "mạnh tay" cắt giảm nhân sự trong bối cảnh kinh doanh kém sắc

Cắt giảm hàng nghìn nhân sự, thậm chí hàng chục nghìn nhân sự không còn là câu chuyện chỉ nghe ở những tập đoàn đa ...

Ngân hàng giữ chân nhân sự: Yếu tố nào quan trọng nhất? Ngân hàng giữ chân nhân sự: Yếu tố nào quan trọng nhất?

Tại HDBank, tính đến 30/6/2023, toàn hệ thống đã có hơn 17.000 CBNV làm việc tại 347 điểm giao dịch và hàng chục ngàn điểm ...

Tin mới hơn

Gần 30.000 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 7 tỉnh, thành phố phía Bắc

Gần 30.000 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 7 tỉnh, thành phố phía Bắc

Phiên giao dịch việc làm trực tuyến ngày 21/4/2025 do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức, kết nối 7 tỉnh, thành phố phía Bắc đã tạo ra một “điểm hẹn” việc làm sôi động, thiết thực, mang lại cơ hội việc làm cho hàng nghìn người lao động.
VIAGS tuyển dụng nhân viên lái vận hành trang thiết bị mặt đất tại Đà Nẵng

VIAGS tuyển dụng nhân viên lái vận hành trang thiết bị mặt đất tại Đà Nẵng

Công ty TNHH MTV Dịch vụ Mặt đất sân bay Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng (VIAGS Đà Nẵng) tuyển dụng nhân viên lái vận hành trang thiết bị mặt đất tại Đà Nẵng.
Khi kỹ năng thực lên ngôi: Doanh nghiệp tìm gì, người lao động cần chuẩn bị ra sao?

Khi kỹ năng thực lên ngôi: Doanh nghiệp tìm gì, người lao động cần chuẩn bị ra sao?

Bằng cấp không còn là “tấm vé vàng” duy nhất trên thị trường việc làm. Xu hướng tuyển dụng dựa trên kỹ năng thực đang định hình lại “cuộc chơi”, buộc cả doanh nghiệp lẫn người tìm việc phải thay đổi cách tiếp cận. Vậy, kỹ năng thực là gì, đâu là những năng lực đang được săn đón và người lao động cần chuẩn bị hành trang ra sao?

Tin tức khác

Công đoàn đồng hành cùng người lao động sau nghỉ việc

Công đoàn đồng hành cùng người lao động sau nghỉ việc

Sau mỗi đợt cắt giảm lao động, có những khoảng lặng buồn, những ánh mắt đầy trăn trở trong những dãy trọ nhỏ. Nhưng chính ở nơi đó, công đoàn đã không để ai bị bỏ lại – bằng những nhịp cầu việc làm đầy tình người.
Công đoàn sáng tạo bắc nhịp cầu việc làm, giúp người lao động có tương lai

Công đoàn sáng tạo bắc nhịp cầu việc làm, giúp người lao động có tương lai

Không chỉ đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tổ chức Công đoàn thời gian qua luôn chủ động, sáng tạo trở thành cầu nối vững chắc giúp người lao động tiếp cận, tìm được việc làm tốt. Việc này được thể hiện rõ nét qua hàng loạt các hoạt động thiết thực, hiệu quả, từ việc tận dụng sức mạnh của truyền thông số đến tổ chức các sự kiện kết nối trực tiếp giữa người lao động và doanh nghiệp.
Tổng Công ty May 10 tuyển dụng hơn 500 công nhân làm việc tại tỉnh Thái Bình và Hà Nội

Tổng Công ty May 10 tuyển dụng hơn 500 công nhân làm việc tại tỉnh Thái Bình và Hà Nội

Mở rộng quy mô sản xuất, Tổng Công ty May 10 thông báo tuyển dụng hơn 500 nhân sự tại Thái Bình và Hà Nội, mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn với mức lương cạnh tranh và chế độ đãi ngộ tốt.
Khi công đoàn vào cuộc, tuyển dụng lao động không còn là bài toán khó

Khi công đoàn vào cuộc, tuyển dụng lao động không còn là bài toán khó

Thị trường lao động TP.HCM – đầu tàu kinh tế của cả nước – trong những năm gần đây đã có những chuyển biến lớn. Bên cạnh việc thu hút đầu tư mạnh mẽ từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhu cầu tuyển dụng lao động tại thành phố luôn ở mức cao, đa dạng. Tuy nhiên, nghịch lý “người tìm việc – việc tìm người” vẫn tồn tại dai dẳng.
Tuyển dụng lao động phù hợp: Bí quyết giữ chân nhân sự trong khu công nghiệp

Tuyển dụng lao động phù hợp: Bí quyết giữ chân nhân sự trong khu công nghiệp

Nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đang gặp khó trong tuyển dụng và giữ chân lao động do thiếu nguồn cung phù hợp, tỉ lệ nghỉ việc cao. Tuyển sai người không chỉ làm giảm năng suất mà còn khiến doanh nghiệp tốn kém thời gian, chi phí đào tạo lại.
Nữ sinh bị đánh vì “tiền tip”: Rủi ro tìm việc và vai trò "bà đỡ" từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Nữ sinh bị đánh vì “tiền tip”: Rủi ro tìm việc và vai trò "bà đỡ" từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Một nữ sinh viên bị hành hung ngay tại nơi làm thêm chỉ vì mâu thuẫn trong việc chia “tiền tip” – vụ việc gây phẫn nộ gần đây hé lộ mặt tối của thị trường việc làm thêm thiếu kiểm soát. Giữa ma trận thông tin và những cạm bẫy khó lường, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nổi lên với vai trò "bà đỡ", trở thành cầu nối đáng tin cậy, giúp sinh viên, người lao động tiếp cận cơ hội việc làm an toàn, minh bạch, tránh xa những "vùng xám" nguy hiểm.
Xem thêm