Nhà ở xã hội: Thiếu đất, thiếu vốn, chủ đầu tư thiếu mặn mà
Đời sống - 10/06/2020 18:54 Nguyễn Thủy (T.H)
Rủi ro khi mua nhà ở xã hội (Nguồn: VTV)
Gói ưu đãi vẫn trên… giấy
Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), từ tổng hợp của các địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức và chính những người được thụ hưởng chính sách, việc triển khai nhà ở xã hội (NƠXH) còn nhiều tồn tại. Nguyên nhân do một số quy định của Luật Nhà ở, Nghị định hướng dẫn của Chính phủ và cơ bản do nguồn vốn tín dụng cho vay ưu đãi vẫn còn hạn hẹp.
Theo đó, cơ quan này cho biết, quá trình triển khai, theo quy định của Luật Nhà ở, quy định nhóm đối tượng chính sách xã hội được thuê, thuê mua là quá rộng, trong khi ngân sách nhà nước khó khăn, không thể cân đối được. Bên cạnh đó, một số điểm của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP còn chưa phù hợp với thực tế như quy định trong giai đoạn 2016 – 2020, chỉ cho người mua, thuê, thuê mua NƠXH vay, chứ chưa cho chủ đầu tư dự án NƠXH vay.
Ngoài ra, việc quy định về một số thủ tục hành chính còn phức tạp như việc phải thẩm định về giá bán, giá cho thuê, khống chế lợi nhuận... đã gây khó khăn cho chủ đầu tư, không hấp dẫn doanh nghiệp xây lắp tham gia phát triển các dự án NƠXH.
Theo quy định Luật Nhà ở và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, ngân sách nhà nước vừa cấp bù lãi suất cho vay, vừa phải cấp 50% nguồn vốn vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Đến nay, ngân hàng này mới chỉ được phân bổ được khoảng 1.163 tỷ đồng, trong khi nhu cầu của ngân hàng là hơn 9.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2016 - 2020.
Ông Nguyễn Trọng Ninh - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản cho hay, đã có một Nghị quyết về gói 2.000 tỷ đồng cho NƠXH, nhưng gói này hiện nay vẫn đang ở… trên giấy, chưa có vốn. Theo ông Ninh, vốn vay ưu đãi cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong phát triển NƠXH. “Hiện, mới có Nghị quyết chứ chưa có vốn. Giờ phải chờ quyết định của Thủ tướng phân bổ nguồn vốn cho các lĩnh vực kinh tế, trong đó NƠXH là một phần nhỏ”, ông Ninh nói.
Nhiều nhà ở xã hội vẫn chưa được quan tâm về hạ tầng, tiện ích - Ảnh minh họa |
Về đối tượng mua NƠXH hiện nay còn nhiều tiêu cực, sai phạm, ông Ninh cho biết tiêu chuẩn đối tượng được vay mua NƠXH tới đây sẽ có tiêu chí cụ thể. Bộ Xây dựng sẽ sửa Nghị định 100 về NƠXH vì nó có nhiều bất cập so với thực tế. Theo đó, Bộ sẽ kiến nghị sửa những vấn đề về trình tự thủ tục và đất chưa thực sự hợp lý.
Xã hội hóa đầu tư là lối thoát?
Cũng theo đại diện Bộ Xây dựng, hầu hết các địa phương chưa bố trí vốn cho NƠXH, chưa quan tâm hỗ trợ chủ đầu tư trong việc bố trí kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài dự án. Bộ Xây dựng cũng cho rằng, nhiều địa phương chưa quan tâm đến việc dành quỹ đất cho các dự án mang nhiều ý nghĩa xã hội này.
Theo quy định, các dự án nhà ở thương mại tại các đô thị từ loại 3 trở lên mới bắt buộc phải dành diện tích đất trong dự án cho phần phát triển NƠXH. Tuy nhiên, thời gian qua hầu hết các chủ đầu tư dự án có quy mô dưới 10ha đều lựa chọn hình thức nộp bằng tiền thay vì yêu cầu phải dành quỹ đất cho yêu cầu này.
Theo GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, chính sách phát triển NƠXH là một chính sách tốt đẹp, nhân văn của Đảng và Nhà nước, nhưng qua một thời gian thực hiện cần được đánh giá, nhìn nhận lại một cách nghiêm túc, từ đó có những chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn, đảm bảo chính sách đến đúng đối tượng.
Ông Võ cho rằng, chính sách hiện nay về NƠXH còn mang tính bao cấp, trông chờ quá nhiều vào ngân sách nhà nước, trong khi ngân sách thì đang hạn hẹp; quá trình thực hiện chưa có sự giám sát chặt chẽ và điều đáng nói là không ít trường hợp sai đối tượng thụ hưởng… đã khiến cho một chính sách hết sức nhân văn của Đảng, Nhà nước chưa phát huy hiệu quả như mong muốn.
Từ thực tế đang diễn ra, GS Võ nhấn mạnh, cần xã hội hóa mạnh hơn nữa trong quá trình triển khai NƠXH trong bối cảnh hiện nay; không thể chỉ trông chờ các gói tín dụng của Nhà nước. “Nhiều dự án không thể triển khai do thiếu hụt tín dụng ưu đãi”, ông Võ nói và cho rằng các bộ, ngành liên quan cần thật sự quan tâm cho vấn đề NƠXH và nếu NƠXH phát triển tốt thì khi đó chính sách mới đến được “tận tay” những người có thu nhập thấp thật sự.
Nhiều dự án nhà ở xã hội “lụt” tiến độ
Tại Hà Nội, tính đến nay chỉ đạt 14% kế hoạch phát triển NƠXH đặt ra. Hầu hết các dự án NƠXH giai đoạn 2015 - 2020 được UBND TP Hà Nội phê duyệt vào cuối năm 2014, dự kiến hoàn thành năm 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 đều bị chậm tiến độ. Thậm chí, một số dự án còn chưa có thông tin tiến độ hoặc không thực hiện.
Theo kế hoạch, dự kiến đến đầu năm 2015 có 6 dự án nhà ở xã hội được hoàn thành nhưng 6/6 dự án không hoàn thành như kế hoạch đặt ra. Trong giai đoạn 2016 – 2020, theo kế hoạch dự kiến có 15 dự án NƠXH được xây dựng, hoàn thành nhưng đến nay chưa có dự án nào hoàn thành (2/15 dự án chưa triển khai xây dựng; 7/15 dự án chưa có chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận dự án đầu tư; 1/15 dự án không có thông tin tình hình triển khai; 2/15 dự án dừng triển khai không thực hiện được NƠXH hoặc thu hồi; 3/15 dự án đã được chấp thuận chuyển mục tiêu đầu tư sang nhà ở thương mại).
Lại những em thơ thành ”đồ chơi” của người lớn Và những cái đầu thiển cận, nhỏ nhen lại nóng giãy sự thắng thua. Vẫn lại chuyện trẻ con với người lớn, học trò với ... |
"Theo anh em thì về"... đâu? Hôn nhân là việc hệ trọng của đời người, cần thực tế, tỉnh táo chứ không phải như những chuyện nho nhỏ phải đối mặt ... |
Gần 3 tháng chăm chồng bị tai nạn liệt nửa người, vợ con anh Thà kiệt sức Người lao động Sùng Mí Thà cùng gia đình rời Hà Giang vào Bình Dương tìm công việc với mức lương hứa hẹn 9 triệu ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định