Mỗi lần đi qua dãy nhà công vụ của giáo viên Trường Tiểu học Yên Hòa 2 đều gợi lại trong tôi những cảm xúc khó tả bởi nơi đây vẫn luôn lưu giữ tình cảm đong đầy của tổ chức Công đoàn, của đoàn viên, người lao động dành cho nhau. Tôi nhớ mãi ngày các thầy, cô chuyển về dãy nhà công vụ ấy trong niềm xúc động nghẹn ngào.
Công đoàn Nghệ An tổ chức nhiều hoạt động sáng tạo trong thời điểm dịch bệnh Công đoàn Nghệ An chung tay hỗ trợ người lao động về quê do dịch Covid-19 Đoàn viên ngành Giáo dục Nghệ An phát huy tinh thần sẻ chia trong đại dịch
Nhà công vụ của những tấm lòng
Nhà công vụ của Trường Tiểu học Yên Hòa 2, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An

Năm 2015, tôi là Chủ tịch Công đoàn Giáo dục huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Trong một chuyến kiểm tra hoạt động công đoàn và khảo sát, nắm bắt điều kiện làm việc, điều kiện sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường trực thuộc, tôi thấy day dứt vô cùng trước hình ảnh các thầy cô Trường Tiểu học Yên Hòa 2 sinh sống trong dãy nhà chật chội, hư hỏng và dột nước.

Chứng kiến các thầy cô loay hoay soạn bài, nấu ăn, giặt giũ trong một không gian bí bách như vậy, tôi hiểu sự thiệt thòi rất lớn của họ. Mong muốn làm được điều gì đó cho họ cứ quanh quẩn trong suy nghĩ của tôi.

Kêu huyện ư? Huyện Tương Dương là một trong những huyện nghèo nhất cả nước, đời sống của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, nguồn thu ngân sách hạn chế. Nhiều năm qua, chính quyền địa phương đã nỗ lực rất lớn để có thể xây dựng cơ bản hệ thống cơ sở vật chất cho giáo dục. Do vậy, ý nghĩ đề xuất với huyện xây dựng nhà công vụ cho giáo viên là điều khó thực hiện.

Nhà công vụ của những tấm lòng
Giáo viên dạy học trên địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Tương Dương phải trèo đèo, lội suối để đến trường

Trăn trở trước điều kiện sống của các giáo viên Trường Tiểu học Yên Hòa 2, tôi đã tâm sự với anh Trần Văn Kỷ, lúc đó là Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An. Anh rất hiểu những khó khăn, vất vả của các thầy, cô giáo dạy học tại địa bàn vùng sâu, vùng xa và hơn hết anh hiểu nỗi trăn trở, day dứt của những người làm công đoàn khi thấy đoàn viên của mình khổ cực.

Anh Kỷ mở lời: “Sao em không kêu gọi các đơn vị được công đoàn ngành phân công hỗ trợ huyện Tương Dương để cùng góp sức xây dựng cho các thầy cô ngôi nhà công vụ kiên cố? Công đoàn ngành cũng sẽ hỗ trợ một phần”.

Trước sự gợi mở chân tình, đầy trách nhiệm của Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An, tháng 3 năm 2016, Công đoàn Giáo dục huyện Tương Dương đã gửi một bức thư cho Công đoàn Giáo dục huyện Diễn Châu và Công đoàn Giáo dục thị xã Thái Hòa - hai đơn vị nhiều năm liên tục hỗ trợ cho huyện Tương Dương rất tích cực.

Bức thư của Công đoàn Giáo dục huyện Tương Dương đã chạm đến tấm lòng của nhà giáo và người lao động của hai đơn vị. Công tác vận động hỗ trợ đã được các đơn vị triển khai gấp rút và đón nhận sự hưởng ứng nhiệt tình của các công đoàn cơ sở. Trong 3 tháng kêu gọi, nhà giáo, người lao động của hai đơn vị và Công đoàn Giáo dục huyện Tương Dương đã quyên góp được 379 triệu đồng. Đây là số tiền không nhỏ và khiến chúng tôi bất ngờ, cảm động.

Thế nhưng, để xây được dãy nhà công vụ cho các thầy, cô thì số tiền đó vẫn còn chưa đủ và Công đoàn Giáo dục huyện Tương Dương đã lập tờ trình đề xuất Công đoàn Giáo dục Nghệ An hỗ trợ. Từ nguồn tiền được ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vận động trợ giúp, Công đoàn Giáo dục tỉnh đã hỗ trợ cho chúng tôi 336 triệu đồng để xây nhà công vụ cho giáo viên.

Công tác giải phóng mặt bằng và xây dựng được gấp rút thi công từ tháng 9/2016. Từ sự vận động của Công đoàn Giáo dục huyện Tương Dương và Công đoàn nhà trường, UBND xã Yên Hòa cũng đã hỗ trợ nhà trường kinh phí láng sân, làm mái che cho nhà công vụ.

Từng ngày, chúng tôi chờ đợi công trình hoàn thiện và sau 6 tháng xây dựng, đến tháng 3 năm 2017, dãy nhà công vụ 4 phòng đã được bàn giao, đưa vào sử dụng trong niềm xúc động nghẹn ngào của giáo viên nhà trường.

Chứng kiến các thầy, cô vui mừng chuyển đồ đạc vào ngôi nhà mới, nhìn nụ cười hạnh phúc của các thầy, cô khiến cho chúng tôi – những người làm công đoàn cũng cảm thấy niềm vui ngập tràn trong lòng. Còn gì vui hơn khi làm được những việc thiết thực như vậy cho đoàn viên của mình.

Từ đây, các thầy, cô sẽ có nơi ở sạch sẽ, kiên cố hơn, có chỗ nghỉ ngơi thoải mái hơn sau những giờ miệt mài làm việc. Chúng tôi mong muốn ngôi nhà sẽ bù đắp được một phần nhỏ những khó khăn, vất vả, hy sinh của những người “cõng chữ lên non” nơi vùng sâu, vùng xa khó nhọc này.

Nhà công vụ của những tấm lòng
Nhà công vụ là tổ ấm gắn bó của giáo viên nhà trường những năm qua

4 năm qua, dãy nhà công vụ luôn được giáo viên, người lao động nhà trường giữ gìn, chăm chút sạch sẽ, ấm cúng. Mỗi lần nhắc đến ngôi nhà ấy, chúng tôi thường nói “ngôi nhà của những tấm lòng”, vừa để nhắc nhau trách nhiệm về sự sẻ chia, vừa để tri ân những con người đã góp sức xây dựng nên ngôi nhà ấy.

Chúng tôi cũng luôn cảm ơn và tự hào về tổ chức Công đoàn, nơi đã cho chúng tôi cơ hội được thấu hiểu, sẻ chia, chăm lo, bảo vệ cho đoàn viên, người lao động; giúp chúng tôi có nhiều việc làm ý nghĩa, để lại nhiều cảm xúc khó quên và lan tỏa được nhiều giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

Nhà công vụ của những tấm lòng
Có nơi ở kiên cố, thoải mái đã giúp các thầy cô yên tâm công tác
Ranh giới Ranh giới

Đó là tên bộ phim tài liệu vừa chiếu lúc 20h10 tối qua 8/9/2021 trong chương trình VTV Đặc biệt của Đài truyền hình Quốc ...

Bộ Y tế đồng ý cho tiêm kết hợp 2 loại vắc xin Moderna và Pfizer Bộ Y tế đồng ý cho tiêm kết hợp 2 loại vắc xin Moderna và Pfizer

Tối 8/9, Bộ Y tế cho biết, nếu tiêm mũi 1 vaccine do AstraZeneca sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vắc xin ...

"Mấy tháng nay thất nghiệp, lấy tiền đâu lo cho con vào năm học mới?"

Đó là chia sẻ của một nữ công nhân đang thất nghiệp do ảnh hưởng bởi Covid-19 và nỗi lo lắng khi có hai đứa ...

Tin mới hơn

Công đoàn đồng hành với giáo viên trong giảng dạy và vươn lên thoát nghèo

Công đoàn đồng hành với giáo viên trong giảng dạy và vươn lên thoát nghèo

Công đoàn cơ sở Trường trung học cơ sở Bình Thạnh (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) là một tập thể trẻ, khỏe, nhiệt tình, năng động; luôn đồng hành với công đoàn viên nhà trường góp phần thực hiện sứ mạng và là chỗ dựa vững chắc cho công đoàn viên trong sự nghiệp giáo dục của huyện nhà.
Có một niềm hạnh phúc ấm áp, dịu dàng

Có một niềm hạnh phúc ấm áp, dịu dàng

Giờ đây, sau gần hai năm gắn bó với ngôi Trường THCS Thắng Nhất (TP. Vũng Tàu, Bà Rịa- Vũng Tàu), tôi không còn là cô giáo lẻ loi của ngày đầu nữa. Cảm giác bơ vơ, lạc lõng như chú chim non lần đầu rời tổ đã tan biến từ bao giờ, nhường chỗ cho một niềm ấm áp dịu dàng.
Người thầy giáo thân thiện, tạo môi trường giáo dục đoàn kết

Người thầy giáo thân thiện, tạo môi trường giáo dục đoàn kết

Trường THCS Tân Hưng Tây, xã Tân Hưng Tây (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) là một trong những đơn vị còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Thế nhưng, những năm qua, tập thể nhà trường đã luôn đoàn kết, gắn bó hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Để tạo nên sức mạnh đoàn kết đó, phải nói đến sự nỗ lực không ngừng của thầy Phan Văn Tiếp - Chủ tịch công đoàn trường trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên.

Tin tức khác

Sự đồng hành bền bỉ của công đoàn

Sự đồng hành bền bỉ của công đoàn

Trường THCS Thắng Nhì, nằm giữa lòng thành phố biển Vũng Tàu (Bà Rịa- Vũng Tàu) từng là một ngôi trường nhỏ bé với vô vàn khó khăn trong những ngày đầu thành lập. Cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ giáo viên còn hạn chế, học sinh chủ yếu là con em lao động tự do, đời sống bấp bênh. Nhưng vượt lên tất cả, đơn vị đã từng bước vươn lên, phát triển mạnh mẽ nhờ tinh thần đoàn kết, sự tận tâm của tập thể giáo viên và đặc biệt là sự đồng hành bền bỉ của Công đoàn nhà trường.
Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Sức mạnh nằm ở tinh thần đoàn kết và tình yêu nghề

Sức mạnh nằm ở tinh thần đoàn kết và tình yêu nghề

Đây không chỉ là một bài viết tham gia cuộc thi, mà còn là những dòng tâm sự chân thật từ một giáo viên trẻ vừa chập chững bước vào nghề. Tôi muốn được kể lại câu chuyện về những người đã truyền cho tôi ngọn lửa yêu nghề, về những tấm gương thầy cô đã giúp tôi hiểu và trân trọng hơn giá trị của sự đoàn kết, yêu thương trong môi trường sư phạm – ngôi trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành, xã IaDreng, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai – nơi tôi may mắn được bắt đầu hành trình làm nghề gieo chữ.
Tấm lòng của cô bảo mẫu Nguyễn Thị Mỹ Hiền

Tấm lòng của cô bảo mẫu Nguyễn Thị Mỹ Hiền

Trong không gian ấm áp của ngôi trường tiểu học, có một bóng dáng nhỏ nhắn, tần tảo luôn bận rộn chăm sóc từng em học sinh. Đó là cô Nguyễn Thị Mỹ Hiền – một bảo mẫu Trường Tiểu học Châu Văn Liêm (phường 5, quận 6, TP. Hồ Chí Minh) với trái tim nhân hậu và tấm lòng yêu trẻ.
Công đoàn nhà trường – nguồn động viên lớn lao

Công đoàn nhà trường – nguồn động viên lớn lao

Tình yêu thương luôn hiện hữu, dù vô hình. Nó đa dạng như viên đá ngũ sắc, lung linh và ấm áp trong từng khoảnh khắc đời thường. Tôi cảm nhận rõ điều ấy tại nơi làm việc - Công đoàn Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS và THPT huyện Hàm Yên (Tuyên Quang). Ngôi trường không chỉ là nơi giảng dạy, mà là mái ấm thứ hai thân yêu, nơi lan tỏa tình yêu thương giữa người với người.
Nhìn lại một hành trình đến với công đoàn

Nhìn lại một hành trình đến với công đoàn

Ngày 17/3/2023 là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời tôi khi tôi được tín nhiệm bầu vào Ban chấp hành (BCH) Công đoàn Trường THPT Nguyễn Trãi (thị xã Trảng Bảng, tỉnh Tây Ninh), nhiệm kỳ 2023-2028 và được giao trọng trách Chủ tịch Công đoàn.
Xem thêm