
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao 25 suất quà cho những công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang, ngày 12/6/2022. Ảnh: laodong.vn |
Quy mô của cuộc đối thoại lần này rất lớn, diễn ra tại Bắc Giang và 63 điểm cầu ở 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, được Tổng LĐLĐ Việt Nam chuẩn bị công phu. Các cấp công đoàn và các cơ quan báo chí công đoàn đã lấy ý kiến, tổng hợp 10.000 câu hỏi của công nhân, tập trung vào 10 nhóm vấn đề lớn gửi đến Thủ tướng Chính phủ.
Ngay tại buổi đối thoại, chị Trần Thị Toan, cán bộ công đoàn Công ty New Apparel Far Eastern Việt Nam (Bình Phước) bày tỏ với Thủ tướng, công nhân bị đối tượng cho vay nặng lãi đe dọa do vướng vào “tín dụng đen”. Chị mong muốn Chính phủ có chính sách hỗ trợ tín dụng cho công nhân để họ không phải vay nặng lãi.
Chị Vũ Kim Anh (Vĩnh Phúc) nói rằng công nhân như chị phải thường xuyên tăng ca, làm việc vào thứ bảy nên rất khó thu xếp đi khám sức khỏe. Chị mong Chính phủ có chính sách phát triển bệnh viện phục vụ khu công nghiệp.
Công nhân Lê Nguyễn Ngọc Thủy (Hà Nội) thì mong Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, tháo gỡ vướng mắc, đôn đốc giải quyết chính sách, trợ cấp cho con em công nhân là trẻ mầm non trong khu công nghiệp và hỗ trợ chính sách cho người lao động thuê nhà trọ...
Đó là những ý kiến, những nguyện vọng hoàn toàn xác đáng.
Lắng nghe các ý kiến, kiến nghị, đề xuất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận xét: “Các ý kiến của anh chị em công nhân lựa chọn ra rất đúng, rất trúng và rất cần giải quyết”.
Thông báo của Thủ tướng về việc đúng ngày diễn ra buổi đối thoại (12/06), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ áp dụng với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, theo đó mức lương tối thiểu sẽ tăng 6% kể từ ngày 01/07/2022 - như một sự khẳng định nguyện vọng của công nhân lao động luôn được Chính phủ trân trọng lắng nghe và từng bước đáp ứng.
Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ, ngành, đoàn thể, các địa phương cần rà soát cơ chế, chính sách và bổ sung hoàn thiện nhằm kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, phục vụ tốt hơn nhu cầu, lợi ích của công nhân lao động. Rút kinh nghiệm những gì chưa làm được để làm tốt hơn trong thời gian tới.
Có thể thấy, cuộc đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ và công nhân lao động đã diễn ra cởi mở, thẳng thắn và rất thành công. Công nhân lao động cả nước thêm phấn khởi, tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ trong sự nghiệp chấn hưng đất nước.
![]() Sáng 26/5, tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Tổng công ty (TCT) Tân Cảng Sài Gòn phối hợp với Cục Hải quan tỉnh Đồng ... |
![]() Nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách chấm dứt hợp đồng lao động với công nhân khi mới 40-45 tuổi, trong khi thời gian đóng bảo ... |
![]() Một trong những mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu 60% công nhân lao động tại các doanh nghiệp tham gia học tập nâng cao ... |
Đọc nhiều
Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm
Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ
