Người phụ nữ với nhiều hoạt động hỗ trợ lao động Việt Nam tại Đức
Nét đẹp Người lao động - 22/08/2021 10:00 M.C
Gia đình hạnh phúc của chị Đồng Thương Hiền (Düsseldorf, Đức). |
Một ngày của chị Đồng Thương Hiền - Quản lý Dự án Việt Nam/Châu Á của Quỹ Chỉ số lương, cố vấn Dự án Hội nhập thông qua trình độ của Liên hiệp Công đoàn Đức thường bắt đầu từ 7h30 phút.
Anna Minh, 6 tuổi, cô con gái thứ hai của chị Hiền thường đánh thức cả nhà để cùng đọc sách, rồi tự tay chuẩn bị cho bố mẹ bữa sáng. Những món ăn đơn giản như hoa quả tươi trộn sữa chua, sữa và yến mạch khiến chị Hiền cảm thấy vui vẻ.
Năm 2020, cả gia đình chị nhiễm Covid-19 nhưng tất cả đều vượt qua. Covid-19 khiến cuộc sống của gia đình chị có nhiều thay đổi, chị có nhiều thời gian dành cho gia đình dù khối lượng công việc nhiều hơn.
Thời gian điều trị, dù toàn thân đau nhức, sốt cao kéo dài hơn 1 tuần, cổ họng thì khô rát bởi những cơn ho nhưng chị vẫn dạy học online, có những ngày dạy tới 7 tiết, trong đó có 3 tiết học thiện nguyện.
Lớp học tiếng Đức online do chị Hiền cùng một số giáo viên tổ chức trong thời gian dịch bệnh. |
Từng là một cán bộ công đoàn, công tác tại Tổng LĐLĐ Việt Nam, khi sang định cư bên Đức, chị luôn trăn trở với cuộc sống của những lao động di cư người Việt và muốn hỗ trợ họ những kiến thức về pháp luật, ngôn ngữ...
Lớp học trực tuyến được tổ chức trong thời gian diễn ra dịch bệnh cũng xuất phát từ nhu cầu của những người lao động Việt Nam tại quốc gia này.
Trước khi dịch bệnh xảy ra, người lao động quá bận rộn với công việc, đặc biệt là những người lao động làm việc trong các tiệm móng, nhà hàng, thư báo... Do dịch bệnh, các cửa hàng phải đóng cửa, người lao động mới có thời gian để bổ túc ngôn ngữ và các kiến thức khác.
Thời gian đó, mỗi tuần chị Hiền lại dành vài buổi tối dạy tiếng Đức online cho các học viên. Cô và trò quy định lớp học bắt đầu vào lúc 21h và kết thúc vào 23h nhưng hầu như lúc nào cũng kết thúc muộn hơn dự tính.
Học viên thường nán lại màn hình để hỏi han cô giáo về nhiều vấn đề không chỉ là ngôn ngữ, luật pháp, chẳng hạn: Chuyện chăm sóc con cái, cách phòng chống và vượt qua thời kỳ Covid-19...
Trước khi sang Đức định cư, chị Hiền là nghiên cứu viên Viện Công nhân và Công đoàn (từ 2009-2013). |
Chị Hiền luôn cố gắng giải thích cặn kẽ những điều mình biết cho học viên. Với những vấn đề lớn hơn, chị gửi câu hỏi tới chuyên gia để có sự tư vấn kịp thời.
Đôi khi câu hỏi của học viên cũng là gợi ý giúp chị chuẩn bị chuyên đề cho các buổi hội thảo pháp luật lao động, nơi mà chị phối hợp cùng với Liên hiệp Công đoàn Đức tổ chức.
Từ Frankfurt am Main, anh Nguyễn Mẫn, học viên lớp học tiếng Đức của chị Hiền cho biết: "Lớp của cô Hiền mang lại rất nhiều lợi ích cho cộng đồng người Việt ở đây. Nhờ được dạy tiếng, bọn mình dễ dàng hòa nhập cuộc sống hơn khi mọi giao tiếp trong công việc được trôi chảy. Ngoài các buổi học, cô Hiền cũng tổ chức những buổi tư vấn miễn phí về quyền lao động với chuyên gia cho những người đang làm việc tại Đức để hiểu được các quyền và chế độ mình được hưởng trong hợp đồng ký với chủ lao động".
Chị Hiền (đứng bên phải) tại Hội thảo Quyền của bạn trong thị trường lao động Đức tại Cologne. |
Chị Hiền nói: "Những ngày tháng sống và làm việc trên nước Đức, tôi luôn vận dụng tối đa những kinh nghiệm và kiến thức có được khi làm Bí thư Đoàn Thanh niên tại Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và nghiên cứu viên Viện Công nhân và Công đoàn (2007-2013).
Lúc đó tôi có cơ hội được tham gia nhiều đề tài nghiên cứu về các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công nhân và công đoàn, được tiếp xúc trực tiếp với nhiều với công nhân, người lao động, đặc biệt là lao động di cư. Tôi thực sự thấu cảm với cuộc sống của lao động di cư khi phải sống trong các khu nhà trọ nóng bức, chật hẹp, xa gia đình, phải tăng ca vất vả mà mức lương vẫn không đủ. Tình yêu và sự quan tâm với người lao động thực sự đã "ăn vào máu" tôi rồi. Và cũng từ đó, tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp đỡ được lao động di cư người Việt tại Đức".
Chị Hiền nhớ lại những ngày sát cánh cùng đoàn viên thanh niên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đến các khu công nghiệp và khu nhà trọ công nhân, vừa tìm hiểu điều kiện sống và điều kiện làm việc của người lao động, vừa tuyên truyền kiến thức pháp luật lao động và Luật Công đoàn tới họ.
"Những cán bộ công đoàn trẻ của Tổng Liên đoàn đã rất sáng tạo trong việc tiếp cận người lao động cũng như trong các phương thức truyền thông. Chúng tôi tổ chức phát thanh trên hệ thống loa phát thanh của doanh nghiệp, tổ chức các đêm giao lưu tuyên truyền kiến thức pháp luật lao động và văn nghệ với công nhân, xây dựng các tủ sách cho công nhân trong các doanh nghiệp...
Khi đến đây, chúng tôi nhận thấy mỗi doanh nghiệp cần có một tủ sách, báo, tạp chí phong phú, đa dạng, đặc biệt là kiến thức pháp luật giúp công nhân, người lao động được thỏa mãn nhu cầu đọc của họ. Sau đó anh chị em thu gom, quyên góp, chạy khắp nơi xin sách, báo, tạp chí, tận dụng mọi mối quan hệ để có thể mang về nhiều nhất. Cuối cùng, những tủ sách dành cho công nhân đã ra đời với tâm huyết của tất cả đoàn viên thanh niên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức hưởng ứng nhiệt tình".
Chị Hiền trong một chương trình talk show năm 2020. |
Giờ đây, người phụ nữ quê Hải Dương luôn hạnh phúc khi được tiếp tục lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ người lao động xa quê.
Trong vai trò là Quản lý Dự án Việt Nam/Châu Á của Quỹ Chỉ số lương (Wage Indicator Foundation), chị đã tìm đến Dự án Hội nhập công bằng thông qua trình độ (IQ Netzwerk, Fair Integration Project) của Liên hiệp Công đoàn Đức để thuyết phục họ tổ chức chuỗi hội thảo về "Quyền của bạn trong thị trường lao động Đức", dành riêng cho người lao động di cư Việt Nam tại Đức.
Vừa cố vấn cho Liên hiệp Công đoàn Đức, chị Hiền vừa đứng ra tổ chức các buổi hội thảo, mời chuyên gia tham dự và giải đáp mọi thắc mắc của người lao động về pháp luật lao động. Chị cũng tình nguyện phiên dịch tại hội thảo để người lao động Việt Nam nắm được.
Ban đầu là các hội thảo dành riêng cho lao động trong lĩnh vực làm móng, nhà hàng, khách sạn, điều dưỡng, tập trung ở bang Nordrhein-Westfalen, đến nay các hội thảo được tổ chức thu hút lao động di cư ở nhiều ngành nghề khác trên toàn nước Đức. Thậm chí, nhiều lao động ở Việt Nam chuẩn bị sang Đức làm việc cũng tích cực tham gia.
Chị Hiền cho biết: "Điều quan trọng là chúng tôi đã giới thiệu cho người lao động di cư tới một nơi có thể bảo vệ quyền lợi, nơi tư vấn tin tưởng và hoàn toàn miễn phí về pháp luật lao động và giúp họ hội nhập công bằng ở thị trường lao động nước sở tại".
Chị Hiền tham dự kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 tại Công đoàn Viên chức Ver.di, Đức. |
Không chỉ tích cực giúp đỡ người lao động Việt Nam, bà mẹ 2 con còn viết sách, tham gia nhiều đề tài, dự án nghiên cứu trong và ngoài nước, tham dự nhiều hội thảo quốc tế về vấn đề lao động và công đoàn, tổ chức các trại hè và lớp tập huấn điều tra xã hội học cho sinh viên Việt Nam.
Các đề tài chị tham gia đều có giá trị lý luận và thực tiễn cao, như đề tài "Sinh kế bền vững cho lao động yếu thế ở Việt Nam"; đề tài nghiên cứu quốc tế "Sống và làm việc trong thời kỳ Corona", được tiến hành trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ; đề tài "Mức lương đủ sống", được tiến hành ở hơn 100 quốc gia.
Chị Hiền cùng chồng, anh Andrew. |
Một ngày của chị Hiền thường kết thúc khi các cô trò chào nhau vào 23h hơn, nhưng cũng có khi là lúc kim đồng hồ chuyển sang ngày mới. Bận rộn nhưng chị cho biết mình luôn hạnh phúc bởi có chồng, anh Andrew ở bên. Anh luôn thấu hiểu và ủng hộ cho công việc của chị. Khi chị Hiền bận bịu với công việc, anh Andrew giúp chị chăm lo cho các con. Ngày nào cũng vậy, anh có thói quen đợi vợ xong việc để cùng xem một đoạn phim ngắn trước khi đi ngủ.
Chị Hiền mỉm cười: "Anh xã mình cũng là người của công đoàn (anh Andrew hiện làm ở Viện Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô của Liên hiệp Công đoàn Đức - PV). Chúng tôi luôn tự hào vì là một gia đình công đoàn và nhờ công đoàn mới nên duyên. Công đoàn đã thay đổi cuộc đời tôi, chúng tôi luôn biết ơn và luôn cố gắng trên cương vị công tác của mình làm những điều tốt nhất có thể cho người lao động".
Chị Nguyễn Kim Phượng, người tham gia Dự án Quyền lợi cho người lao động trong thị trường Đức do IQ Netzwerk tổ chức cho biết: "Chị Hiền trong công việc là một người rất có trách nhiệm, nhiệt tình cống hiến và luôn mang năng lượng tích cực tới mọi người. Cùng với chị Hiền, chúng tôi đã giúp người lao động hiểu rõ được quyền lợi của họ, tư vấn, giải quyết các khúc mắc, hoặc hỗ trợ luật sư của IQ Netzwerk do chị Hiền kết nối. Đối với hoạt động cộng đồng, chị Hiền cũng hết sức năng nổ, chị đã đóng góp nhiều công sức trong việc hỗ trợ người lao động Việt Nam hòa nhập vào thị trường Đức đặc biệt là ở các lớp dạy tiếng Đức".
Video phỏng vấn chị Đồng Thương Hiền trên Vtv4:
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 10/07/2024 13:40
Phóng sự Media (dự thi): Cô thủ thư đa năng
Không chỉ là một cán bộ thư viện - cô thủ thư giỏi, say mê với công việc, chị Võ Thị Hoa – Cán bộ thư viện Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng còn là một tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Với sự cần cù, chịu khó và những nỗ lực không mệt mỏi, chị đã xây dựng cho mình một mô hình kinh tế sạch, bền vững, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Emagazine - 17/11/2022 17:32
Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị
Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.
Vòng tay Công đoàn - 18/08/2022 20:15
Nghẹn ngào câu chuyện đoàn viên nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi
Để yêu thương, chăm sóc đứa trẻ mà mình không mang nặng đẻ đau là điều không dễ dàng, thế nhưng, với tấm lòng nhân ái của mình, hai người phụ nữ thuộc Công đoàn huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng hai đứa trẻ mồ côi.
Nét đẹp Người lao động - 14/07/2022 11:25
Phạm Văn Thương từ đam mê… thành “cây sáng kiến" của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm
Sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn thuộc thành phố Hải Phòng, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Phạm Văn Thương đã đam mê và muốn tìm hiểu ngành Mỏ. Tình yêu, cùng với tinh thần trách nhiệm, tiên phong và sự vào cuộc của Công đoàn, hằng năm anh cho “ra lò” nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo. Trong đó, giải pháp sáng kiến: “Nghiên cứu, đề xuất thi công đào lò chuẩn bị lò chợ 11-3-T-16 khu III vỉa 11 giáp đứt gẫy địa chất F giúp tận thu 48.210 tấn than nguyên khai”.
Câu chuyện quanh tôi - 03/07/2022 08:59
“Hồi sinh” du lịch trên EWEC
Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…
Đời sống - 26/06/2022 19:12
Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm
“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…
- Cô giáo Phạm Thị Mây: tấm gương yêu nghề mến trẻ
- Sinh hoạt báo cáo viên phải cung cấp kiến thức và kỹ năng mới cho cán bộ công đoàn
- Công đoàn Công ty Vật tư hóa chất mỏ Hà Nội: chỗ dựa tin cậy của người lao động
- Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi): tháo gỡ điểm nghẽn, giúp tổ chức Công đoàn thực hiện tốt vai trò
- Hành xử với tiến sĩ đạo văn