Người nông dân không đơn độc trên hành trình thực thi EVFTA
Kinh tế - Xã hội - 10/07/2020 07:30 Kỳ Anh
Mỗi hộp được đóng gói khoảng 200 gram với giá 500 yen Nhật - Ảnh: Bộ Công thương |
Nông sản luôn là thế mạnh của Việt Nam trong thị trường xuất khẩu. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao nhất 2 năm qua, 4 tháng đầu năm 2020 đạt 470,2 USD/ tấn, tăng 10% so với năm 2019; nửa đầu tháng 03/2020, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ tăng 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái theo thống kê của Hải quan Việt Nam, hay câu chuyện mới đây nhất là giá vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) lên kệ tại siêu thị Nhật Bản với giá 500.000 đồng/kg, nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Điều đó đã chứng tỏ, nông sản Việt Nam đã và đang khẳng định được vị thế trên trường quốc tế và có lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Âu chỉ chiếm khoảng 12% trên tổng cơ cấu xuất khẩu nông sản.
Khoảng 220 số dòng thuế các sản phẩm thủy sản có thuế suất cơ sở 0-22%, trong đó phần lớn thuế cao từ 6-22% được về 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực - Ảnh: Báo Đầu Tư |
Theo thông tin từ Cục chế xuất và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn), nhóm ngành thủy sản – lợi thế nhất của Việt Nam - hiện có kim ngạch xuất khẩu vào châu Âu trên 1 tỷ USD so với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam khoảng 8 tỷ USD. Tương tự, dù chất lượng gạo của Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu của châu Âu nhưng lại gặp khó khăn bởi hàng rào thuế quan, hiện hiệu suất thuế EU áp lên gạo Việt Nam lên đến 175 EUR/tấn với gạo xay xát, 65 EUR/tấn gạo tấm, dẫn đến khó bán với số lượng lớn…
Đó là những con số “còn rất khiêm tốn” theo đánh giá của TS. Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản. TS. Toản nhận định: “Việt Nam còn phải nỗ lực khắc phục thẻ vàng theo quy định IUU (illegal, unreported and unregulated fishing – Khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định) mà Ủy ban châu Âu áp đặt lên Việt Nam”.
TS. Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục chế xuất và Phát triển thị trường nông sản chỉ ra cơ hội và thách thức của EVFTA đối với nông sản Việt Nam - Ảnh: Trường Nguyễn |
Từ những ví dụ điển hình này có thể thấy, nông sản Việt Nam chưa bao giờ ngừng đối mặt với những khó khăn, thách thức. Nhưng tình thế có thể thay đổi với sự kiện Việt Nam – Liên minh châu Âu kí kết EVFTA, có hiệu lực vào 01/8/2020. EVFTA chính là động lực khích lệ rất lớn đối với sự phát triển ngành Nông nghiệp Việt Nam, không chỉ mở ra một trang mới trong quá trình kinh tế hội nhập của doanh nghiệp Việt, mà còn là tin vui đối với người lao động nói chung, người nông dân nói riêng.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang chịu áp lực kép, bao gồm sự tăng trưởng của các nước trong khu vực và tác động từ đại dịch COVID-19. Khi khó khăn trực tiếp chạm tới từng nông dân, ngư dân, từng công nhân lao động trong các nhà máy sản xuất, chế biến, thì EVFTA chính là yếu tố mang tính chất thúc đẩy, mà trước mắt nhất là ưu đãi cắt giẳm thuế quan.
Ông Phạm Thái Bình - tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) cho biết: "Chất lượng gạo của chúng tôi đã vào được châu Âu từ lâu rồi nhưng gặp khó nhất là thuế cao quá nên khó bán số lượng lớn để cạnh tranh với gạo Thái Lan, Campuchia, Myanmar. Nay được giảm thuế rồi là cơ hội rất tốt cho gạo Việt tăng cường xuất khẩu vào thị trường này, nhất là trong bối cảnh đầu ra cho hạt gạo Việt Nam đang gặp khó khăn".
Thu hoạch lúa gạo ở Cần Thơ - Ảnh: Thanh Trần |
Đây không chỉ là tín hiệu đáng mừng đối với gạo, mà còn với nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản khác. Điều này tạo động lực rất lớn cho người nông dân nâng cao chất lượng và số lượng chăn nuôi, trồng trọt. Bên cạnh đó là các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm, các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, sở hữu trí tuệ, môi trường… cũng góp phần giúp công nhân lao động trong các nhà máy chế xuất có môi trường lao động tốt hơn, cũng như nâng cao trách nhiệm của mình đối với chất lượng sản phẩm.
Hiểu được điều này, các cơ quan quản lý, các Hiệp hội ngành đẩy mạnh hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cũng như người lao động trong quá trình nhận thức sâu sắc và thực thi hiệu quả EVFTA.
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghị "Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vào thị trường EU, thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA” tại TP. HCM hôm 30/6/2020 - Ảnh: Bộ Công Thương |
Ngày 30/6 vừa qua tại TP.HCM, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân TP HCM tổ chức Hội nghị “Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội phát triển xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường EU, thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA”. Hội nghị thảo luận các vấn đề lớn xung quanh EVFTA, nhằm chuẩn bị hành trang vững chãi về mặt thông tin, cách tiếp cận, chuẩn bị nguồn lực và các thiết chế cần thiết…
Đánh giá về cơ hội cho nhành nông nghiệp và cơ hội cho nông dân Việt Nam, TS. Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản - Bộ NN&PTNT, cho biết: “Chúng ta cần quán triệt tới từng người nông dân, từng ngư dân, người trực tiếp làm việc trong các khâu sản xuất, chế biến, đảm bảo khâu sản xuất thương mại đồng bộ hóa với việc xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn tốt nhất, rõ ràng trong truy xuất nguồn gốc…”.
TS. Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục chế xuất và Phát triển thị trường nông sản nhận định Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động và sẵn sàng thực thi EVFTA - Ảnh: Trường Nguyễn |
Hội nhập càng sâu, thách thức càng lớn. EVFTA chính là bước đệm cho sự thay đổi hoạt động thương mại tại nước ta. Tới đây các doanh nghiệp và người lao động phải từng bước tiếp cận công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý Nông nghiệp, chiến lược về logistic hợp lý để điều chỉnh giá thành, nâng cao sức cạnh tranh… tạo điều kiện cho bà con nông dân. TS. Nguyễn Quốc Toản nhấn mạnh: các cơ quan địa phương, các Hiệp hội ngành Nông nghiệp, các tổ chức tài chính quy mô... cần song hành sát sao với bà con nông dân, hướng dẫn bà con hiểu và thực thi EVFTA để đảm bảo lợi ích tối ưu của chính mình.
Không chỉ các doanh nghiệp, mà người lao động nói chung, người nông dân nói riêng cần phải nhận thức sâu sắc về những tác động, lợi ích và thách thức của EVFTA để tạo ra những cơ hội mới, giá trị mới cho nông sản Việt Nam.
Và trên hành trình này, người lao động sẽ không đơn độc. Hơn bao giờ hết, các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp và người lao động cần phối chặt chẽ, cùng nhau đi qua giai đoạn “vượt khó”, tận dụng cơ hội này tiến tới một tương lai tươi sáng hơn nữa cho ngành Nông nghiệp Việt Nam.
EVFTA - "Chân trời mới" đầy hứa hẹn với người lao động Tại buổi Tọa đàm "Chính sách Thuế và thủ tục Hải quan khi thực hiện EVFTA" diễn ra ngày hôm qua, 02/7, do Báo Hải ... |
Người lao động được hưởng lợi gì từ Hiệp định EVFTA? Ngày 1/8/2020 Hiệp định Thương mại tự do Liên minh Châu âu - Việt Nam (EVFTA) chính thức được thực thi tại Việt Nam, đây ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:08
Lô xe Omoda C5 đầu tiên cập bến Việt Nam, ra mắt vào ngày 26/11
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã cập cảng để chuẩn bị cho chương trình ra mắt vào ngày 26/11, được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia.
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:01
Range Rover Velar 2025 ra mắt Việt Nam với 7 phiên bản
Mẫu SUV hạng sang Range Rover Velar 2025 đã chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam với nhiều nâng cấp đáng giá. Xe được cung cấp với ba phiên bản chính là S, Dynamic SE và Dynamic HSE, đi kèm hai tùy chọn động cơ xăng và một tùy chọn hệ truyền động plug-in hybrid.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 10:00
VietinBank tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
Các giải pháp mang tính chiến lược này đã giúp VietinBank không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng biểu tượng CASA mà còn tiết giảm chi phí vốn (COF), cải thiện biên lợi nhuận (NIM), và khẳng định vị trí tiên phong trong lĩnh vực lĩnh vực thanh toán số hiện đại.
- Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp
- Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh
- Bắc nhịp cầu việc làm cho người khuyết tật
- Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động
- 20 năm thực hiện mong ước vào Đảng của nữ công nhân