Người lao động không thể ở mãi với công ty khi lương thấp
Đời sống - 26/05/2024 13:50 MINH KHÔI
Lao động nhảy việc vì lương là sự lãng phí không đáng có
“Mọi người lao động đi làm đều quan tâm tới tiền lương, nhất là người có thu nhập thấp. Thực tế đã khẳng định mối quan hệ chặt chẽ và tỷ lệ thuận giữa tiền lương, thưởng và phúc lợi với động lực làm việc, sự hài lòng và toàn tâm trong công việc”, bà Phạm Thu Lan mở đầu bài tham luận của mình.
Bà Lan nói rằng lương cùng với thưởng và phúc lợi thỏa đáng là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy nâng cao năng suất lao động.
Bà Phạm Thu Lan – Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn. Ảnh: Hải Nguyễn |
“Người lao động dù muốn gắn bó nhưng cũng không thể ở lại mãi với công ty khi lương thấp”, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn nêu quan điểm. Bà nói thêm rằng, điều này giải thích tại sao tỷ lệ nhảy việc cao, 8-12%/tháng ở các ngành đông lao động.
Người lao động nhảy việc để tìm kiếm cơ hội phù hợp với kỹ năng, trình độ là việc bình thường, song nhảy việc chỉ thuần túy để tìm kiếm mức lương cao hơn cho một công việc tương tự là “sự lãng phí không đáng có” - theo đánh giá của bà Lan.
Lấy ví dụ một doanh nghiệp có 1.000 lao động nhưng một tháng có tới 100 lao động ra vào, bà Lan cho rằng doanh nghiệp này sẽ phải tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc và nhân lực cho tuyển dụng, làm thủ tục, hồ sơ và đào tạo… Trong khi đó, những chi phí này hoàn toàn có thể tiết kiệm để đầu tư cho tăng năng suất.
Theo Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, khi người lao động còn đang phải vướng bận kiếm bữa cơm hằng ngày cho gia đình thì sẽ không thể dành thời gian, tâm trí và sức lực cho việc học tập, nâng cao kỹ năng, tay nghề cho bản thân. Chưa nói tới người có lương thấp sẽ không có nguồn lực để đầu tư cho học tập của bản thân và con cái.
Xem thêm:
|
Các đại biểu tham dự Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia" 2024 - Ảnh: Hải Nguyễn |
Bà Lan cho rằng, mặc dù Chính phủ nỗ lực cải thiện tiền lương, đời sống, việc làm và thu nhập thông qua nhiều chính sách và biện pháp toàn diện trong gần 40 năm đổi mới, thu nhập bình quân đầu người hơn 4.000 đô la, nhưng tăng năng suất trong chặng đường sắp tới là một thách thức.
“Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, tăng năng suất giai đoạn tới không thể dựa vào việc đi tiếp con đường đã đi mà đòi hỏi sự chuyển đổi mô hình, chuyển đổi nền kinh tế đi liền với chuyển đổi về việc làm, lực lượng lao động và kỹ năng. Để thực hiện thành công sự chuyển đổi đồng bộ này, chính sách tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi đóng vai trò vô cùng quan trọng”, bà Phạm Thu Lan nhấn mạnh.
Cần xác lập mức lương tối thiểu thỏa đáng
Theo Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, để góp phần tăng năng suất từ yếu tố lao động, trong giai đoạn tới cần xác lập mức lương tối thiểu thỏa đáng. Điều này không chỉ đảm bảo trang trải chi phí cơ bản cần thiết cho người lao động và gia đình của họ, mà còn cần một khoản dự phòng cho sự việc bất khả kháng và tiết kiệm cho tương lai.
Bà Lan mong muốn Chính phủ chỉ đạo Hội đồng Tiền lương quốc gia trong thời gian tới nghiên cứu và xác lập mức lương tối thiểu thỏa đáng, tư vấn cho Chính phủ để tiền lương thực sự là động lực tăng năng suất.
Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn dẫn lại nghiên cứu của 3 nhà kinh tế học người Mỹ về tác động của lương tối thiểu tới thất nghiệp trên thế giới trong hơn 30 năm qua – nghiên cứu đoạt giải Nobel năm 2021 - chứng minh rằng tăng lương tối thiểu không làm tăng thất nghiệp và cũng không loại bỏ việc làm, mà ngược lại, có nơi, tăng lương tối thiểu dẫn tới gia tăng đáng kể việc làm và đóng góp cho chính thức hóa việc làm.
Bên cạnh đó, bà Lan đề xuất tăng độ bao phủ bảo hiểm xã hội, mục tiêu đến năm 2030 đạt 60% như kế hoạch đề ra, đáp ứng mong mỏi của người lao động.
Video: Bà Phạm Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn phát biểu tham luận tại Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia".
Vấn đề thúc đẩy bình đẳng giới về thu nhập cũng được lãnh đạo Viện Công nhân và Công đoàn đề xuất, bởi các nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng cách lương và thu nhập giữa nam và nữ là 10-15% tùy theo ngành và lĩnh vực.
Bà Phạm Thu Lan còn đề xuất chính sách phúc lợi nhà ở, trường học, bệnh viện; nhất là việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội đi kèm với cơ sở hạ tầng để người lao động thu nhập thấp đạt được ước mơ sở hữu căn nhà riêng của mình trong những năm tới.
“Chúng ta cần lựa chọn nhà đầu tư tiên tiến, chất lượng, có tính tuân thủ pháp luật cao để đóng góp nâng cao năng suất lao động quốc gia”, bà Lan nói về việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài có trách nhiệm.
Cũng theo nữ chuyên gia, cần luật hóa trách nhiệm trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp lớn và cần có sự thiện chí của người sử dụng lao động trong thực hiện thương lượng tập thể.
“Tổ chức Công đoàn mong muốn Chính phủ chỉ đạo cộng đồng doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý về thiện chí trong thương lượng tập thể, tạo điều kiện để thành lập tổ chức Công đoàn đại diện cho người lao động trong thương lượng, đặc biệt ở khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực hợp tác xã”, bà Lan nói và cho biết hiện nay, tỷ lệ thành lập công đoàn trong hai khu vực này chưa tới 10%.
Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn nhấn mạnh thông điệp của mình tại diễn đàn, rằng: “Tài sản là quan trọng nhưng di sản còn quan trọng hơn. Nền kinh tế có thể tạo ra nhiều tài sản để lại cho thế hệ mai sau, nhưng di sản về cơ chế, thiết chế, chính sách và các sàn xã hội về tiền lương, thu nhập, y tế, giáo dục, an sinh xã hội và các khía cạnh xã hội khác để lại cho thế hệ mai sau sẽ có giá trị hơn rất nhiều”.
Chia sẻ tại Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia", chị Trần Thu Trang – Ban Dịch vụ hành khách, Vietnam Airlines cho rằng có 5 yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động: 1.Trình độ, năng lực, ý thức của người lao động 2. Công nghệ, trang thiết bị 3. Quy trình làm việc 4. Môi trường làm việc 5. Động lực làm việc
Chị Trang nói: “Muốn nâng cao năng suất lao động phải có tinh thần lao động tốt và kỹ năng làm việc tốt. Tinh thần lao động tốt có được trong cả chặng đường, nó được nuôi dưỡng từ nhỏ, được củng cố từ nhà trường, xã hội và doanh nghiệp nơi chúng ta làm việc". |
Công nhân phải có mục tiêu, khát vọng và lòng tự trọng Năm 2010, khi tròn 18 tuổi, chị Hạnh bước chân vào Tổng công ty May 10 với sự bỡ ngỡ vì chưa từng qua trường ... |
“Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” giúp tăng năng suất lao động Phong trào thi đua “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” do Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ TP Hà Nội khởi xướng ... |
Phát biểu của Chủ tịch Tổng Liên đoàn tại Diễn đàn Nâng cao năng suất lao động quốc gia Sáng 26/5, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam có phát biểu đề dẫn ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Bệnh nhân ung thư được hưởng thêm nhiều quyền lợi bảo hiểm y tế theo quy định mới nhất
- Mạng xã hội có khác gì đâu chiếc mõ làng
- Cơ hội cuối sở hữu căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences chỉ từ 62 triệu đồng/m2
- Những điểm trường bị bỏ hoang
- Vĩnh Phúc: Điểm sáng thu hút đầu tư với 15 dự án lớn, trọng điểm