Người dân chịu khổ hơn 20 năm vì bãi rác Khánh Sơn, Đà Nẵng
Đời sống - 26/07/2019 11:55
Người dân chịu khổ hơn 20 năm vì bãi rác Khánh Sơn, Đà Nẵng |
Từ ngày 7 - 8/7/2019, hàng trăm người dân đã tập trung tại khu vực này để chặn xe rác, phản đối việc thành phố Đà Nẵng dự định xây Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại đây.
Vụ việc xảy ra sau khi lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng đối thoại với nhân dân khu vực bãi rác Khánh Sơn vào chiều 6/7 nhưng chưa tìm được tiếng nói chung.
Theo nhiều người dân trong khu vực, họ bị mất niềm tin vào các phương án xử lý ô nhiễm môi trường, mong giải tỏa bãi rác để con cháu mình không bị ảnh hưởng.
Lý do là sau rất nhiều lần đối thoại từ hàng chục năm nay, các lãnh đạo thành phố đã hứa sẽ di dời bãi rác này vào năm 2020, chậm nhất đến năm 2022, nhưng nay lại thay đổi và quyết định đầu tư dự án xử lý rác thải quy mô lớn ở đây.
Anh Phan Trọng Trường, một người dân trong khu vực cho rằng mỗi khi có các đoàn lãnh đạo về kiểm tra, đối thoại, mùi hôi từ bãi rác giảm hẳn, còn những lúc khác rất hôi thối.
"Tôi thấy bên công ty môi trường vẫn có lúc xả nước rỉ rác trực tiếp chưa qua xử lý, các hố rác thì chưa được phủ kín bạt nên không đảm bảo về vệ sinh môi trường.
Bên cạnh đó, tuyến đường Hoàng Văn Thái là tuyến đường chính đưa khách du lịch lên khu Bà Nà nên việc có nhiều xe rác và bãi rác tại đây là không hợp lý, mất mỹ quan, cần di dời".
Ông Phan Văn Xu, Tổ trưởng tổ dân phố 47, phường Hòa Khánh Nam nói: "Hiện giờ, lượng rác toàn thành phố Đà Nẵng thải ra trên 1.000 tấn/ngày.
Do đó, cần xây dựng thêm nhiều nhà máy xử lý rác thải ở các quận, huyện để giảm tải, không nên đổ dồn về một chỗ. Nếu triển khai nhà máy hiện đại, không gây ô nhiễm, không có mùi hôi thì đặt ở quận nào cũng được, không nhất thiết phải là Khánh Sơn. Người dân nơi đây đã chịu khổ hơn 20 năm qua, giờ chỉ muốn được hơi thở trong lành".
Cần chuyển đổi công nghệ xử lý
Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng Tô Văn Hùng, từ năm 2015, lượng rác đổ về đây khoảng hơn 1.000 tấn/ngày, kết hợp với lượng rác đã chôn lấp trước đây hơn 3,2 triệu tấn nên tác động nhiều hơn và xa hơn đến các khu dân cư xung quanh.
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo, thực hiện nhiều biện pháp nhưng chưa khắc phục được triệt để. Đến thời điểm này, bãi rác Khánh Sơn đã quá tải, chỉ còn chưa tới 170 ngày nữa là bị lấp đầy.
Cuối tháng 5/2019, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Công văn số 3460/UBND-SKHĐT, cho phép Công ty Cổ phần Môi trường Việt Nam liên doanh với Tập đoàn Ever Bright International (có trụ sở chính tại Hồng Kông) góp vốn đầu tư công nghệ đốt rác phát điện tiên tiến tại bãi rác Khánh Sơn, với công suất xử lý hàng ngàn tấn rác mỗi ngày, biến rác thải thành năng lượng, các thông số khí thải và khói thải đạt tiêu chuẩn khí thải châu Âu.
Chiều 23/7/2019, tại buổi họp báo 6 tháng đầu năm 2019 do UBND TP.Đà Nẵng tổ chức, liên quan đến bãi rác Khánh Sơn, ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở TN-MT TP.Đà Nẵng cho biết HĐND TP.Đà Nẵng tại kỳ họp lần thứ 11, khóa IX đã thống nhất nâng cấp bãi rác Khánh Sơn hiện tại thành một khu liên hợp xử lý rác với công nghệ hiện đại. Các hạng mục gồm 1 nhà máy xử lý rác 1.000 tấn, 1 lò đốt rác y tế, 1 nhà máy xử lý bùn phốt.
Cùng với đó vào năm 2009, TP.Đà Nẵng đã cấp đầu tư cho một nhà máy rác của Công ty CP Môi trường Việt Nam với công suất 650 tấn. Vào năm 2015, công ty đưa nhà máy vào khai thác giai đoạn 1. Tuy nhiên, sau 6 tháng hoạt động thì hiệu quả không đảm bảo nên dừng hoạt động.
Hiện theo đề xuất của nhà đầu tư, TP.Đà Nẵng thống nhất chủ trương cho công ty này liên danh với đối tác nâng cấp công nghệ và tiếp tục triển khai dự án với quy mô 650 tấn. Hiện nhà đầu tư đề xuất công nghệ đốt và thu hồi năng lượng.
Tại cuộc họp báo, các phóng viên đặt câu hỏi doanh nghiệp đầu tư là Công ty CP Môi trường Việt Nam đã từng "dở dang" dự án một lần, do đó, việc tiếp tục chọn nhà đầu tư này có ưu ái gì không?
Ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng, cho biết dự án này vẫn còn trong thời hạn đầu tư. Việc nhà đầu tư nâng cấp công nghệ và triển khai dự án ở bãi rác Khánh Sơn đã có chủ trương đầu tư và quy mô đã được cấp 650 tấn là đảm bảo đúng quy định.
“Quan điểm của TP.Đà Nẵng là công ty này liên danh với một đơn vị khác, là một pháp nhân mới có năng lực triển khai dự án. Việc kiểm soát quy trình để triển khai nhà máy thì TP.Đà Nẵng đảm bảo theo đúng quy định”, ông Hùng nói.
Đối với việc Công ty CP Môi trường Việt Nam được TP.Đà Nẵng giao 9,5 ha đất triển khai dự án với thời hạn thuê đất 45 năm và được miễn tiền thuê đất, nhiều phóng viên cũng đặt câu hỏi liệu có việc Công ty CP Môi trường Việt Nam sẽ lấy phần đất miễn tiền thuê đất đem đi thế chấp để vay tiền góp vốn với đối tác nước ngoài, và khi có vấn đề thì liệu có thể thu hồi đất hay không?
Trả lời câu hỏi này, ông Tô Văn Hùng cho biết liên quan đến chính sách đất đai khi nhà đầu tư được phép liên danh sẽ được thực hiện theo luật hiện hành, như Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thu nhập doanh nghiệp, Luật Đất đai... “Không có nghĩa hưởng trọn 45 năm là được miễn tiền thuê 45 năm. Khi TP.Đà Nẵng cho phép liên danh, thì những cơ chế chính sách đất đai sẽ được ngành chức năng tham mưu xử lý theo luật hiện hành”, ông Hùng nói thêm.
Theo ông Lê Trung Chinh, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, trong nửa tháng qua, rác không được tập kết vào bãi rác Khánh Sơn thì TP đã ô nhiễm. "TP rất sốt ruột và rất lo lắng. Thời gian đến TP sẽ tập trung khắc phục cơ bản vấn đề này", ông Chinh nói.
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cũng khẳng định: Thành phố sẽ đưa công nghệ tiên tiến, hiện đại về, đáp ứng bài toán môi trường tại chỗ, xây dựng cuộc sống tốt hơn cho người dân địa phương.
Bên cạnh việc xử lý ô nhiễm môi trường, thành phố cũng đang tính toán giải tỏa đến khu vực cách ly và tạo công ăn việc làm cho người dân trong khu vực.
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Những trường hợp nghỉ làm có lương và 3 quy định dành riêng cho lao động nữ
- Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp
- Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh
- Bắc nhịp cầu việc làm cho người khuyết tật
- Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động