Ngoại ngữ và những điều e ngại

Cà phê tối - Vũ Hùng

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa có quyết định ban hành chương trình giáo dục phổ thông tiếng Hàn và tiếng Đức - ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm. Với quyết định này, từ ngày 9/2/2021, môn tiếng Hàn và tiếng Đức được coi là ngoại ngữ 1, được tổ chức giảng dạy từ lớp 3 đến hết lớp 12.
“Đắp mộ cuộc tình” để “Gánh mẹ” bình yên! Mạnh hơn cả đỡ cháu bé Sàm sỡ ở Hồ Tây: Không lẽ lại phạt 200 ngàn?
Ngoại ngữ và những điều e ngại
Nhiều người xôn xao trước quyết định bổ sung hai ngôn ngữ tiếng Hàn và tiếng Đức vào chương trình phổ thông của Bộ GD-ĐT. Ảnh minh họa.

Với quyết định nêu trên, có thể hiểu Bộ GD-ĐT bổ sung hai ngôn ngữ tiếng Hàn và tiếng Đức vào chương trình phổ thông, còn có chọn học hai thứ tiếng này hay không là quyền của học sinh.

Mặc dù Bộ GD-ĐT có đưa ra lời giải thích, rằng các trường có thể tự chọn hai ngoại ngữ này để dạy, học sinh được tự chọn chứ không bị bắt buộc lựa chọn như thông tin lan truyền gần đây, tuy nhiên, dư luận trong các vị phụ huynh học sinh cũng tỏ ra có nhiều băn khoăn lo lắng.

Tôi không muốn nhắc lại trong bài viết này những ý kiến, có thể không hề sai, có thể là rất đáng quan tâm, nhưng tôi cho rằng cảm tính. Ví dụ các ý kiến cho rằng nước ta còn nghèo, các trường học ở nhiều địa phương còn thiếu thốn trăm bề, sao cứ đi lo nhồi nhét nhiều ngoại ngữ vào trường phổ thông, trong khi ở các vùng sâu, vùng xa, trường chưa ra trường, lớp chưa ra lớp, trẻ em học nội trú còn cơm không thịt triền miên, có những nơi học trò còn phải đu dây qua sông tới trường. Rồi các ý kiến cho rằng nên để khoản kinh phí dành cho việc phục vụ dạy và học những ngoại ngữ chưa cần thiết phổ cập hiện nay vào việc nâng cao cơ sở vật chất cho nhà trường và học sinh ở các vùng xa xôi, hẻo lánh, đói nghèo,...

Tôi chỉ muốn nêu ra ở đây một số các ý kiến mà tôi thấy có lý, có tình và không mang nặng cảm tính.

Trước hết là nhiều ý kiến cho rằng, với một quyết định liên quan đến hàng triệu học sinh phổ thông và giáo viên như thế, Bộ GĐ-ĐT có thể không cần đưa ra xin trưng cầu dân ý, nhưng phải cần có những thông báo cho biết, Bộ đã dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn nào để đưa tiếng Hàn và tiếng Đức vào môn ngoại ngữ bắt buộc trong trường phổ thông? Hay đây lại giống như những quyết định “phòng lạnh” xa rời thực tiễn Việt Nam trước đây của Bộ, mà ví dụ rõ nhất là việc đề ra chương trình đào tạo 39.000 Tiến sĩ gần đây?

Có những ý kiến khác cho hay, mỗi 1 ngoại ngữ lại phải một chương trình, một hệ thống giáo viên, rồi giáo trình, sách học, phòng học tách theo học sinh..... kèm theo. Vì vậy, trong hoàn cảnh hiện nay, chỉ nên tập trung vào việc dạy và học 1 cho đến 3 ngoại ngữ là cùng. Bây giờ nâng lên đến 7 ngoại ngữ, sẽ dẫn đến hiện tượng học sinh lựa chọn tản mát ra, kéo thêm bao nhiêu tốn kém và chất lượng thì chắc chắn không đảm bảo, rồi cuối cùng ngoại ngữ nào cũng lõm ba lõm bõm, khi vào ĐH lại học lại từ đầu, mà nếu ra đời đi làm ngay cũng không thể đáp ứng các yêu cầu của nhà tuyển chọn.

Có ý kiến “cực đoan” hơn của một vị phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại phía Nam nêu câu hỏi: Dạy tiếng Hàn trong trường phổ thông lúc này để làm gì nhỉ? Có phải chỉ vì thấy trào lưu trẻ em bây giờ chỉ thần tượng các ngôi sao Hàn, thời trang Hàn, K-pop ? Có phải vì hiện nay có 300 - 400.000 người Hàn đang kinh doanh tại Việt nam và có chừng ấy người Việt đang xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc? Chương trình dạy ngoại ngữ phổ thông không thể cứ chạy theo 'trend' thế được.

Cũng có người còn nêu ra một bài học lịch sử rất gần để nói về việc “ngẫu hứng” trong việc dạy và học ngoại ngữ ở ta. Đó là khi chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 nổ ra, thì lập tức các trường từ phổ thông đến đại học, kể cả các trường chuyên ngữ, đều lập tức ngừng dạy và học tiếng Trung. Bao thầy cô giáo dạy tiếng Trung bỗng trở thành giáo viên dạy thể dục, dạy đạo đức công dân, trở thành Tổng phụ trách Đội, Liên đội trưởng, bí thư Đoàn trường một cách bất đắc dĩ. Thậm chí có trường hết chỗ sắp xếp, có giáo viên tiếng Trung bị xếp vào việc... đánh trống trường thay bác bảo vệ.

Để rồi lúc Việt Nam – Trung Quốc bình thường hoá quan hệ, rồi lúc Trung Quốc trở thành một trong những đối tác xuất nhập khẩu lớn nhất với Việt Nam, thì việc thiếu phiên dịch tiếng Trung trở nên trầm trọng, để rồi các thương vụ diễn ra đa số chỉ có người phía Trung Quốc làm phiên dịch.

Cho nên, việc lựa chọn dạy và học ngoại ngữ nào trong trường phổ thông không thể là một kiểu làm theo thời vụ, chạy theo trào lưu nhất thời. Nó cần phải có một tầm nhìn chiến lược, phải phù hợp với nhu cầu quốc gia nhưng cũng phải tuân theo xu hướng quốc tế. Thậm chí phải tính đến cả yếu tố ngoại giao, yếu tố quốc thể khi lựa chọn một ngoại ngữ nào đó làm môn bắt buộc học trong nhà trường.

Tôi không biết có lãng mạn quá không khi còn nghĩ rằng, tại sao chúng ta không tập trung trí tuệ và của cải để nâng cao chất lượng giáo dục, cải cách việc dạy và học tất cả các môn học trong nhà trường, để con em chúng ta sẽ trở thành chủ nhân tương lai của một đất nước mà tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt được là một thứ ngoại ngữ để các quốc gia tiên tiến trên thế giới cũng phải đưa vào học bắt buộc ở nhà trường nước họ?

Ước mơ ấy có thể xa vời, nhưng tại sao lại không đặt ra để mà vươn tới, để nâng cao quyết tâm học tập tốt của hàng chục triệu học sinh với khát vọng học để làm giàu mạnh đất nước chứ không phải học để đi làm thuê cho các ông chủ ngoại quốc?

Và cuối cùng là, trước khi bổ sung thêm nhiều ngoại ngữ vào nhà trường, hãy nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt đi đã. Chỉ có cùng lúc giỏi cả tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ, con em chúng ta mới trở thành những người có tri thức và trí thức thật sự, có hồn cốt dân tộc nhưng lại thích ứng với tính chất toàn cầu của thời đại.

Thế giới đang và sẽ là ngôi nhà chung, nhưng trên con đường tiến tới tương lai xán lạn đó, hãy để con em chúng ta học và hành một cách tốt nhất, thiết thực nhất nhằm đưa Việt Nam đến đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc 5 châu như Bác Hồ từng căn dặn.

Hải Dương: Đi nhậu sau giờ làm sẽ bị các doanh nghiệp xử phạt Hải Dương: Đi nhậu sau giờ làm sẽ bị các doanh nghiệp xử phạt

Hôm qua, ngày 4/3/2021, lãnh đạo Tỉnh ủy Hải Dương đã trực tiếp đi kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại một số ...

Nhà trọ công nhân “gây bão” ở Bắc Giang: Xây hết 8 tỷ, giá thuê rẻ bất ngờ Nhà trọ công nhân “gây bão” ở Bắc Giang: Xây hết 8 tỷ, giá thuê rẻ bất ngờ

Một dãy nhà trọ thuộc thị trấn Nếnh, Việt Yên, Bắc Giang, đang gây xôn xao khắp mạng xã hội. Được biết, chủ sở ...

Công nhân xét nghiệm âm tính không có nghĩa là miễn dịch Covid-19 Công nhân xét nghiệm âm tính không có nghĩa là miễn dịch Covid-19

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, mặc dù dịch bệnh đã được kiểm soát nhưng công nhân lao động không thể lơ ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Dựng xây lại Làng Nủ

Cà phê tối -

Dựng xây lại Làng Nủ

Theo thông tin mới nhất, Làng Nủ (Lào Cai) mới sẽ được xây cách làng cũ 3km với diện tích 5ha, dự kiến hoàn thành trong 100 ngày. Dựng xây lại Làng Nủ cũng là dấu mốc của giai đoạn tái thiết các địa phương chịu ảnh hưởng kinh hoàng của bão số 3 với tên quốc tế là Yagi.

Giới hạn tiền ủng hộ và bài học từ thiện đầu đời

Cà phê tối -

Giới hạn tiền ủng hộ và bài học từ thiện đầu đời

Một trường học ở Hà Nội đã giới hạn số tiền học sinh quyên góp cho đồng bào bão lũ. Hành động “ngược đời” này đã nhận được nhiều đánh giá tích cực trong xã hội.

Làm từ thiện để làm gì?

Cà phê tối -

Làm từ thiện để làm gì?

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công bố hàng vạn trang sao kê tiền ủng hộ của đồng bào cả nước với người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ miền Bắc. Việc này chưa có tiền lệ, nên nhiều câu chuyện dở khóc dở cười đã diễn ra.

Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…

Cà phê tối -

Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…

Hơn 200 người chết và mất tích do lũ chồng bão trong loạt thiên tai chưa từng có đang hoành hành miền Bắc và con số ấy có thể không phải là cuối cùng.

Xót xa mùi nhựa cây ngập tràn sau bão

Cà phê tối -

Xót xa mùi nhựa cây ngập tràn sau bão

Bão Yagi đi qua để lại những thiệt hại lớn vô cùng với người dân các tỉnh phía Bắc. Ở Hà Nội, thiệt hại về người, về của không quá nhiều, nhưng cảnh đổ gục của cả vạn cây xanh với nhiều cổ thụ là nỗi xót xa của người dân Thủ đô.

“Bảo trọng nhé, miền Bắc” và điều tử tế trong tâm bão Yagi

Cà phê tối -

“Bảo trọng nhé, miền Bắc” và điều tử tế trong tâm bão Yagi

Siêu bão Yagi bắt đầu đổ bộ vào Hải Phòng, Quảng Ninh. Cơn bão này được đánh giá là “mạnh chưa từng có” trên đất liền Việt Nam. Người dân có nhiều lo âu nhưng cũng không ít nghĩa cử đẹp làm ấm lòng ngày giông bão.

Kinh tế - Chính sách

Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Sau phiên đầu tràn đầy hứng khởi trên sàn Nasdaq, cổ phiếu VinFast (VFS) quay đầu giảm gần 19% trong ngày 16/8, giá trị công ty xuống dưới 70 tỷ đô so với 85 tỷ của ngày đầu tiên. Chuyện trên bình thường và chẳng có gì lạ trên thị trường chứng khoán quốc tế nhưng phần nào giúp chúng ta hiểu rằng sân chơi ấy không dễ chịu như nhiều người tưởng trong lúc phấn khích.
Mỹ Anh

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa chia sẻ quan điểm về việc sắp xếp các đơn vị hành chính. Theo đó, tinh thần của thành phố sẽ “giữ ổn định” quận Hoàn Kiếm
Hà Phan

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Giá gạo thế giới tăng, không ít doanh nghiệp đã “thừa thắng xông lên” đẩy nhanh xuất khẩu. Bộ trưởng Bộ Công thương khuyến cáo coi chừng “gậy ông đâp lưng ông”!
Quốc Thắng

Ba con số thiếu chủ ngữ

Giữa lúc đang thiếu giáo viên trầm trọng thì nhiều cử nhân sư phạm diện cử tuyển vẫn chưa được bố trí việc làm, hàng trăm sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm vẫn thất nghiệp và hàng nghìn giáo viên rời khỏi ngành.
Hà Phan

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội

Đời công nhân cạo mủ chúng em vất vả lắm! Dậy từ nửa đêm, lúc 1-2 giờ sáng, có khi sớm hơn. Cái mủ cao su lạ lắm, trời càng lạnh, càng có sương thì mủ càng ra nhiều. Cho nên người mình lạnh cỡ nào thì mình càng mừng cỡ đó. Sản phẩm nhiều thì được nhiều tiền công anh ạ! Nếu được phát biểu trước bác Huệ, em sẽ nói về đời công nhân cạo mủ cao su. Công việc cực nhọc nhưng lương thấp quá!

Văn hóa - Xã hội

Mỹ Anh

Mong ước đầu năm học

Một năm học mới bắt đầu với nhiều niềm tin kỳ vọng cùng bộn bề vấn đề đối với thầy cô, học sinh, phụ huynh và những người làm giáo dục.
Hà Phan

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Giữa tháng 9/2021, khi TP.HCM đã qua đỉnh dịch và chuẩn bị “mở cửa” thì bà con lại nháo nhác khi Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Y tế lúc đó - người sắp ra tòa
An Vinh

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Hôm nay, 19/8/2023, kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam. Trước hết, tôi xin trân trọng gửi tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ đang và đã từng công tác trong lực lượng những lời chúc mừng chân thành, tốt đẹp nhất từ đáy lòng mình.
Mỹ Anh

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

Bộ phim Oppenheimer thuộc thể loại tiểu sử, kể câu chuyện về một nhân vật lịch sử với những biến động của lịch sử nước Mỹ và thế giới.
Hà Phan

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học

Vừa tốt nghiệp THPT, Trung Hiếu tại Thái Bình lập tức nộp hồ sơ vào trường nghề công nghệ ô tô, bỏ xét tuyển đại học.

Môi trường - Sức khỏe

Quốc Thắng

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Tin dồn dập về dòng Mekong sạt lở mấy ngày qua khiến cho bất cứ ai quan tâm đến môi trường đều cảm thấy lo ngại. Lo ngại vì nguyên nhân được phân tích
Mỹ Anh

Vụ bắt cóc 20 giây

Một vụ bắt cóc trẻ em diễn ra giữa ban ngày, tại khu đô thị Việt Hưng (Hà Nội) vừa diễn ra hôm qua. Sáng nay, con tin đã được giải cứu an toàn, nghi phạm đã bị lực lượng cảnh sát bắt. Tuy nhiên, các clip ghi lại tình tiết gây án khiến người xem không khỏi lạnh gáy.
Mỹ Anh

Tang thương Phố Núi

Tai nạn thảm khốc đã gây chấn động với giới bóng đá và tạo nên một không khí tang thương Phố Núi - khi những nạn nhân vắn số đều là gương mặt thân quen của làng bóng đá.
Quốc Thắng

Bằng chứng F

Trên khắp đất nước Việt Nam này, có biết bao nhiêu mảnh đất, bao nhiêu con người mang nỗi đau chất độc màu da cam. Nhưng bằng chứng về mối liên hệ vẫn là thứ đi
Mỹ Anh

Vụ sạt lở do… “nhân tai”

Trong khi câu chuyện về vụ sạt lở ở vườn sầu riêng tại Lâm Đồng vẫn còn nóng hổi, một vụ sạt nhỏ, với dòng nước nhấn chìm hàng loạt xế sang đã xảy ra ở Sóc Sơn (Hà Nội). Sau vụ việc, hình ảnh trên các mặt báo được chụp tại địa bàn mới thấy, hàng loạt homestay mọc lên như nấm, ngay giữa rừng phòng hộ.
5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đọc thêm

Bịa đặt lời Bộ trưởng và ném đá Hoa hậu, công kích trẻ sai!

Cà phê tối -

Bịa đặt lời Bộ trưởng và ném đá Hoa hậu, công kích trẻ sai!

Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…

Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc

Cà phê tối -

Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc

Một giáo viên cao đẳng đã bị đuổi việc sau khi cho học sinh 0 điểm với lý do dùng AI để làm bài. Đồng thời, gia đình học sinh cũng tố cô có những lời lẽ không phù hợp để đánh giá bài học sinh trong group lớp.

Tết Độc lập

Cà phê tối -

Tết Độc lập

Trong cuộc đời mình, vào những năm tháng làm nghề phóng viên, có lúc là báo hình, có lúc là báo viết, tôi từng được đón mừng ngày Quốc khánh ở nhiều địa phương trong nước, có năm còn đón mừng ngày lễ ở một Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.

Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên!

Cà phê tối -

Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên!

Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.

Lừa đảo hơn nấm sau mưa. Lỗi tại ai?

Cà phê tối -

Lừa đảo hơn nấm sau mưa. Lỗi tại ai?

Lâm, nhân viên một công ty bao bì ở Bình Dương nhận được điện thoại có kiện hàng 176 nghìn đồng. Anh nói đang đi làm thì đầu dây bên kia nói anh chuyển khoản rồi shipper gửi hàng xóm tối về anh nhận. Đang làm và nghĩ khoản tiền nhỏ nên Lâm chuyển luôn và cuối cùng tiền mất hàng không có! Chuyện như Lâm cùng vô số biến tướng của những trò lừa đảo ngày càng nhiều, mặc cho cảnh báo và bất chấp hàng loạt biện pháp ngăn chặn.

Để lại gì cho đời

Cà phê tối -

Để lại gì cho đời

Một người đàn ông qua đời ở Bệnh viện Xanh Pôn vào tối 24/8 vừa qua. Anh đã đăng ký hiến tạng trước đó, và những thứ anh để lại đã cứu sống 4 người và khiến 2 người thấy ánh sáng mặt trời.

Để không còn chuyện “bắt quả tang cô giáo dạy thêm”

Cà phê tối -

Để không còn chuyện “bắt quả tang cô giáo dạy thêm”

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo thông tư, trong đó giáo viên trường công được dạy thêm ngoài nhà trường với học sinh các thầy cô dạy trên lớp. Điều này chính danh hóa việc dạy thêm của thầy cô dựa trên nhu cầu của học trò và phụ huynh song cũng đặt ra nhiều vấn đề cần cân nhắc.

Chuyện đêm mưa

Cà phê tối -

Chuyện đêm mưa

Cơn mưa cường độ lớn kéo dài từ tối muộn đến hết đêm thứ Năm (22/8) khiến nhiều tuyến phố của Hà Nội ngập úng, thậm chí một số khu vực ngập sâu khiến giao thông đi lại cực kỳ khó khăn.

Sai sót kỳ thi lớp 10 ở Thái Bình: "Ráp" lại lòng tin bị “lệch phách”

Cà phê tối -

Sai sót kỳ thi lớp 10 ở Thái Bình: "Ráp" lại lòng tin bị “lệch phách”

Gần 3000 bài thi vào lớp 10 ở Thái Bình đã bị ghép sai phách, "lệch phách". Hàng ngàn thí sinh đã bị ảnh hưởng tới kết quả thi. Hàng trăm cháu đang đỗ thành trượt. Và hàng trăm cháu ngược lại.

Chuyện cũ kể lại

Cà phê tối -

Chuyện cũ kể lại

Hôm nay ngày 19/8, kỉ niệm 79 năm ngày thành lập lực lượng CAND, thay cho lời chúc mừng, tôi xin kể lại 2 câu chuyện dưới đây.