Nghiệp đoàn Nghề cá xã Tam Quang: Điểm tựa vững chắc cho những chuyến vươn khơi an toàn

Trong 10 năm qua, Nghiệp đoàn Nghề cá xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đảm bảo an toàn các trang thiết bị hàng hải, máy móc, con người cho hàng nghìn tàu đánh cá xa bờ.
Bộ LĐ-TB&XH giữ quan điểm đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7 Những điểm mới trên Mitsubishi Xpander 2022 so với phiên bản cũ Điểm tựa trong nghịch cảnh
Nghiệp đoàn Nghề cá xã Tam Quang: Điểm tựa vững chắc cho những chuyến vươn khơi an toàn

Tàu cá của Nghiệp đoàn Nghề cá xã Tam Quang chuẩn bị ra khơi. Ảnh: N.Q.V

Yên tâm bám biển

Thành lập vào tháng 6/2012, Nghiệp đoàn Nghề cá xã Tam Quang không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng, đến nay đã có 6 tổ nghiệp đoàn với 340 đoàn viên, hơn 200 tàu thuyền chủ yếu đánh bắt tại các ngư trường lớn Hoàng Sa và Trường Sa. Lực lượng làm công tác đảm bảo an toàn trên tàu gồm thuyền trưởng (hay còn gọi là máy trưởng) và một thợ máy.

Để ngư dân yên tâm bám biển thì việc đảm bảo an toàn được Nghiệp đoàn đặt lên hàng đầu. Trước mỗi chuyến ra khơi, thuyền trưởng và thợ máy sẽ kiểm tra toàn bộ các thiết bị trên tàu đảm bảo máy móc hoạt động tốt. Các thành viên khác của tàu cũng phải được kiểm tra sức khỏe. Đây cũng là lực lượng được Nghiệp đoàn thường xuyên tập huấn về công tác an toàn trên biển. Trong đó, việc tuyên truyền về Luật Biển đảo, các kỹ năng ứng phó, xử lý trước các tình huống đảm bảo an toàn cho ngư dân được Nghiệp đoàn phối hợp với các đơn vị triển khai đến đoàn viên.

Theo đồng chí Huỳnh Thế Điểu – Chủ tịch Nghiệp đoàn, các buổi tuyên truyền thường lồng ghép vào các hoạt động thường niên và được ngư dân hưởng ứng tích cực.

“Ngày mùng 6 tháng Giêng Âm lịch hằng năm có lễ hội Cầu Ngư. Đây cũng là dịp toàn bộ ngư dân tập trung để làm lễ cầu cho một năm đánh bắt mưa thuận, gió hòa. Dịp đó, Nghiệp đoàn sẽ lồng ghép công tác tuyên truyền để nhiều ngư dân được tham gia, nắm bắt rõ hơn về an toàn trên biển”, đồng chí Điểu cho biết.

Không chỉ trên bờ, với các tàu thuyền trên biển, việc tuyên truyền công tác an toàn cũng được Nghiệp đoàn thực hiện. Xuyên suốt chuyến đi, thuyền trưởng sẽ kiểm tra các thiết bị và nhắc nhở các thuyền viên khác lắng nghe các hướng dẫn từ tần số quy định.

“Đúng 15 giờ mỗi ngày, ở tần số 9126USB sẽ phát các thông tin trên biển. Ngư dân đang đánh bắt từ lâu đã có thói quen đến giờ đó mọi người đều lắng nghe các chỉ dẫn, thông tin về thời tiết,… để đảm bảo an toàn trong suốt chuyến ra khơi”, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Tam Quang cho biết thêm.

Trước mỗi chuyến ra khơi, ngư dân bám các ngư trường lớn như Hoàng Sa, Trường Sa đều không quên mang theo những cuốn cẩm nang đồng hành với họ vươn khơi, bám biển.

“Những cuốn cẩm nang là món quà của các đơn vị gửi tặng. Trong đó phiên dịch một vài ngôn ngữ, ngư dân có thể giao tiếp những câu cơ bản khi cần hỗ trợ hoặc trao đổi thông tin. Hơn nữa, cẩm nang còn in quốc kỳ của 192 nước, ngư dân nhận biết được đó là của tàu cá nước nào để tránh những sự cố không đáng”, đồng chí Điểu nói.

Ứng cứu kịp thời

Bên cạnh công tác chuẩn bị an toàn trước khi ra khơi, việc ứng cứu kịp thời trên biển cũng được Nghiệp đoàn tập huấn, chia sẻ. Theo đó, Nghiệp đoàn đã thành lập được 35 tổ đoàn kết khi đánh bắt xa bờ. Mỗi lần ra khơi, tổ đoàn kết sẽ có từ 12 đến 20 chủ phương tiện đánh bắt gần nhau để giúp đỡ, ứng cứu khi gặp hoạn nạn trên biển.

“Thời tiết, đau ốm, trở ngại trên biển là điều chúng ta không thể đoán trước được nhưng Nghiệp đoàn gắn kết anh em vươn khơi bám biển cùng nhau, các tàu cá gần có thể hỗ trợ ứng cứu, liên lạc với các đồn biên phòng nhanh hơn. Đó cũng là cách mà mọi người đảm bảo an toàn cho nhau trên biển”, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Tam Quang chia sẻ.

Hơn nữa, Nghiệp đoàn còn thường xuyên có sự liên lạc với các lực lượng như Biên phòng Cảng cửa khẩu Kỳ Hà; Đoàn kinh tế quốc phòng 516, Quân khu 5; Bộ tư lệnh Cảnh sát biển vùng 2,… để từ đó kết nối thông tin, thực hiện các phương án ứng cứu nhanh chóng, hiệu quả.

Bên cạnh trang bị kiến thức pháp luật, sát cánh đồng hành với ngư dân trong lao động sản xuất trên biển, Nghiệp đoàn luôn gần gũi, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình của các đoàn viên ngư dân để kịp thời thăm hỏi, tặng quà cho họ.

Cũng từ đó, Quỹ tương trợ giúp nhau bám biển được ra đời. Những tàu cá ngư dân không may xảy ra va chạm sẽ được Nghiệp đoàn hỗ trợ, động viên 2 triệu đồng/trường hợp. Đến nay, số tiền huy động trao gửi trên 300 triệu đồng đã góp phần động viên ngư dân vượt qua khó khăn trở lại bám biển.

Nghiệp đoàn Nghề cá xã Tam Quang: Điểm tựa vững chắc cho những chuyến vươn khơi an toàn
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Nam (áo xanh, đứng giữa) trao tặng cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ cho Nghiệp đoàn Nghề cá xã Tam Quang. Ảnh: LĐLĐ Quảng Nam

Hơn nữa, nhiều tàu cá của Nghiệp đoàn còn tham gia ứng cứu thành công và nhận được sự ghi nhận của các cơ quan. Dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Nghiệp đoàn vào ngày 7/6, LĐLĐ tỉnh Quảng Nam đã trao Bằng khen cho 01 tập thể và 01 cá nhân; LĐLĐ huyện Núi Thành trao Giấy khen cho 02 tập thể và 02 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn giai đoạn 2012-2022; LĐLĐ huyện tặng 05 suất quà cho đoàn viên nghiệp đoàn, mỗi suất trị giá 500 nghìn đồng.

Ngoài ra, Nghiệp đoàn khen thưởng cho 08 cá nhân đã hỗ trợ cho tàu cá gặp nạn trên biển Đông với số tiền 2 triệu đồng từ nguồn Quỹ tương trợ giúp nhau trên biển; Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 516, Quân khu 5 tặng 11 suất quà, mỗi suất trị giá 300 nghìn đồng và hơn 100 cuốn cẩm nang đồng hành với Nhân dân vươn khơi bám biển; Công ty Sản xuất thương mại xây dựng Phúc Gia Hưng tặng 100 ảnh Bác Hồ cho đoàn viên Nghiệp đoàn.

Đồng chí Trần Thị Diệu Phúc – Chủ tịch LĐLĐ huyện Núi Thành đánh giá cao các hoạt động của Nghiệp đoàn trong việc đảm bảo an toàn cho ngư dân trong suốt thời gian qua.

“Với việc làm thiết thực mà Nghiệp đoàn mang lại, nhất là trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ, ứng cứu ngư dân trên biển đã tạo được niềm tin và thu hút thêm nhiều ngư dân tham gia Nghiệp đoàn. Sự quy tụ nhiều tàu cá của Nghiệp đoàn đã góp phần rất lớn đảm bảo an toàn cho ngư dân trên biển”, đồng chí Phúc chia sẻ.

Bộ LĐ-TB&XH giữ quan điểm đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7 Bộ LĐ-TB&XH giữ quan điểm đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa có tờ trình gửi Chính phủ dự thảo nghị định quy định mức lương ...

Những điểm mới trên Mitsubishi Xpander 2022 so với phiên bản cũ Những điểm mới trên Mitsubishi Xpander 2022 so với phiên bản cũ

Giá bán tăng nhẹ nhưng so với phiên bản cũ, những điểm mới trên Mitsubishi Xpander 2022 dư sức mang lại sức hấp dẫn cho ...

Điểm tựa trong nghịch cảnh Điểm tựa trong nghịch cảnh

Nhờ sự giúp đỡ của công đoàn, anh Cà Văn Tiệp, đoàn viên công đoàn cơ sở xã Nặm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn ...

Tin liên quan

Cán bộ Công đoàn đội trong Quân đội: “Thủ lĩnh giữ lửa” phong trào công nhân quân đội

Cán bộ Công đoàn đội trong Quân đội: “Thủ lĩnh giữ lửa” phong trào công nhân quân đội

Cán bộ Công đoàn trong Quân đội hãy tiếp tục là người “giữ lửa” cho lý tưởng cách mạng trong mỗi công nhân quân đội hôm nay và mai sau.
Công đoàn – "ngọn lửa" sưởi ấm hạnh phúc gia đình công nhân lao động

Công đoàn – "ngọn lửa" sưởi ấm hạnh phúc gia đình công nhân lao động

Trong guồng quay hối hả mưu sinh, hạnh phúc gia đình đôi khi trở thành điều xa xỉ đối với nhiều công nhân lao động. Tuy nhiên, bằng nhiều cách làm linh hoạt, thiết thực, tổ chức Công đoàn đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc, không chỉ bảo vệ quyền lợi người lao động mà còn là nơi khơi nguồn và gìn giữ những giá trị gia đình – nền tảng quan trọng của một xã hội bền vững.
Mái ấm giữa đời thường: Ước mơ có thật của đôi vợ chồng công nhân xa quê

Mái ấm giữa đời thường: Ước mơ có thật của đôi vợ chồng công nhân xa quê

Trong căn phòng trọ nhỏ nằm gần Công ty TNHH JS Vina (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An), vợ chồng anh Nguyễn Trọng Nghĩa và chị Nguyễn Thị Tiên vẫn chưa hết xúc động khi hay tin gia đình mình được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Long An hỗ trợ 70 triệu đồng để xây dựng “Mái ấm Công đoàn” – món quà mà anh chị từng nghĩ cả đời sẽ không bao giờ với tới.
“Tổ ấm” nơi xóm trọ: Khi công đoàn làm cầu nối yêu thương

“Tổ ấm” nơi xóm trọ: Khi công đoàn làm cầu nối yêu thương

Một buổi chiều tháng Tư, tại khu nhà trọ Tư Nê, thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, không khí trở nên rộn ràng hơn thường lệ. Công nhân tan ca trở về, nhưng thay vì vội vã vào phòng nghỉ ngơi, họ tụ tập tại sân chung, nơi đang diễn ra chương trình “Đến với nhà trọ công nhân” do Nhà Văn hóa lao động tỉnh An Giang tổ chức.​
Thỏa ước lao động tập thể: Chìa khóa kiến tạo phúc lợi, đồng hành cùng phát triển

Thỏa ước lao động tập thể: Chìa khóa kiến tạo phúc lợi, đồng hành cùng phát triển

Đối với hàng triệu người lao động, Thỏa ước lao động tập thể không chỉ bảo vệ quyền lợi chính đáng mà còn là sợi dây gắn kết họ với doanh nghiệp. Quan trọng hơn, đây là minh chứng cho sức mạnh của sự đoàn kết và tiếng nói tập thể, dưới sự đại diện của tổ chức Công đoàn.
Công nhân, Công đoàn: nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế tư nhân bền vững và thịnh vượng

Công nhân, Công đoàn: nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế tư nhân bền vững và thịnh vượng

Trong bài phát biểu “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định rõ: kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Với gần một triệu doanh nghiệp, hơn 5 triệu hộ kinh doanh và hơn 40 triệu việc làm – khu vực tư nhân đang là “trái tim” của nền kinh tế. Nhưng để trái tim đó đập khỏe, bền vững, thì không thể thiếu lực lượng công nhân hăng say lao động và tổ chức Công đoàn đồng hành, hỗ trợ, định hướng và bảo vệ người lao động.
Đam mê sáng kiến, sáng tạo, giữ nhịp sản xuất

Đam mê sáng kiến, sáng tạo, giữ nhịp sản xuất

Sự ổn định của một dây chuyền không chỉ nằm ở máy móc, mà còn ở đôi tay, khối óc và trái tim của người vận hành. Với anh Đỗ Văn Tiền, kỹ sư Điện – Điện tử nhà máy Sợi Đồng Văn (Tổng Công ty Dệt may Hà Nội), “giữ nhịp sản xuất” không đơn thuần là nhiệm vụ mà là hành trình gắn bó, sáng tạo và cống hiến không ngừng nghỉ.
Số hóa công đoàn Đồng Nai: Khi mỗi công nhân có “điểm hẹn” trong lòng bàn tay

Số hóa công đoàn Đồng Nai: Khi mỗi công nhân có “điểm hẹn” trong lòng bàn tay

Không cần lên hội trường, không phải rời khỏi ca làm hay di chuyển xa xôi, mỗi công nhân giờ đây chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể “gặp” công đoàn – đúng nghĩa. “Điểm hẹn công nhân” đã không còn là một chương trình giao lưu trực tuyến mà đã trở thành hình mẫu sinh động của chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn, nơi công nghệ trở thành cây cầu nối dài tiếng nói, quyền lợi và tâm tư của hàng ngàn công nhân lao động…
Lâm Đồng khởi động sớm Tháng Công nhân năm 2025 bằng các hoạt động sôi nổi, thiết thực

Lâm Đồng khởi động sớm Tháng Công nhân năm 2025 bằng các hoạt động sôi nổi, thiết thực

Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng đã chính thức "khởi động" Tháng Công nhân năm 2025 bằng việc sớm ban hành kế hoạch và tổ chức các hoạt động ý nghĩa. Huyện Đạ Huoai là đơn vị đầu tiên trong tỉnh tổ chức lễ phát động, mở màn cho chuỗi sự kiện hướng về người lao động.
Công đoàn “3 tại chỗ”: Ký ức không quên và những bài học đổi mới tổ chức

Công đoàn “3 tại chỗ”: Ký ức không quên và những bài học đổi mới tổ chức

“Lúc đó tôi không có việc làm, lại phải lo cho gia đình ở quê. Nếu không có công đoàn, không biết tụi tôi xoay xở sao nổi”, chị Nguyễn Ngọc Hương, công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kwong Lung – MeKo, Khu công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ xúc động nói – khi nhớ lại khoảng thời gian “3 tại chỗ” giữa đại dịch Covid-19.