Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam tiến hành Đại hội lần thứ II

Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam (NĐNGCVN) tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2022 - 2027 với 80 đại biểu đại diện cho gần 20.000 đoàn viên nghiệp đoàn nghề cá (NĐNC) trong cả nước.
Hậu khai giảng
Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam tiến hành Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2022 - 2027
Đồng chí Trần Văn Quý - Chủ tịch NĐNGCVN phát biểu tại Đại hội. Ảnh: A. LONG

Tham dự Đại hội có đồng chí Vũ Xuân Thủy - Chủ tịch Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Trưởng ban Tổ chức (Tổng LĐLĐ Việt Nam); đại diện Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Tính đến hết ngày 31/5/2022, NĐNGCVN có 88 NĐNC cơ sở tại 16/28 tỉnh, thành phố có biển với 17.692 đoàn viên và 5.239 tàu cá có công suất máy trên 90CV (mã lực) hoặc có chiều dài từ 15 mét trở lên.

Về cơ cấu tổ chức, cơ bản các NĐNC cơ sở đều chịu sự quản lý, chỉ đạo hoạt động toàn diện của LĐLĐ quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh (82/88 NĐNC cơ sở), còn 06 NĐNC cơ sở do Công đoàn Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn địa phương quản lý và chỉ đạo (tỉnh Quảng Bình 2/2 NĐNC cơ sở, Khánh Hòa 3/9 NĐNC cơ sở, Tiền Giang 1/4 NĐNC cơ sở).

Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam tiến hành Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2022 - 2027
Các đại biểu tham dự Đại hội. Ảnh: A.LONG

Thực hiện Nghị Quyết Đại hội NĐNGCVN lần thứ I, nhiệm kỳ 2015 - 2020 (kéo dài đến năm 2022), NĐNGCVN đã phối hợp với các cơ quan ban hành các văn bản phản đối việc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông của nước ngoài; phản đối các hành vi cản trở, xua đuổi, tấn công, bắt giữ người, cướp phá ngư lưới cụ, tài sản của đoàn viên, ngư dân các NĐNC của các lực lượng nước ngoài trên phương tiện thông tin đại chúng; kiến nghị các cơ quan chức năng của Nhà nước có biện pháp bảo vệ đoàn viên, hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản khu vực biển xa.

Đã ký kết văn bản phối hợp công tác với Tổng cục Thủy sản, công đoàn cấp trên trực tiếp của một số NĐNC cơ sở tại Quảng Ninh, Quảng Bình; tham mưu để Công đoàn Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và LĐLĐ các tỉnh, thành phố kí kết chương trình phối hợp chỉ đạo hoạt động NĐNC, tạo hành lang pháp lý trong phối hợp chỉ đạo hoạt động NĐNC.

NĐNC cơ sở vận động các chủ tàu quan tâm đến đời sống của đoàn viên, ngư dân; xây dựng nội dung thỏa thuận giữa Tổ nghiệp đoàn với chủ tàu về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của đoàn viên, ngư dân làm việc trên tàu cá.

Đồng thời kiến nghị các cấp, các ngành hỗ trợ đoàn viên và gia đình khi có khó khăn, hoạn nạn; hỗ trợ tặng tủ thuốc, phao cứu sinh, xuồng cứu nạn; vận động sự hỗ trợ vật chất, tinh thần cho hoạt động cho đoàn viên, ngư dân.

Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam tiến hành Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2022 - 2027
Đồng chí Vũ Xuân Thủy - Chủ tịch Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phát biểu tại Đại hội. Ảnh: A.LONG

NĐNGCVN phối hợp với các cơ quan chức năng và LĐLĐ các tỉnh, thành phố có NĐNC cơ sở tổ chức tập huấn, tuyên truyền 320 đợt/22.316 người, trong đó NĐNC Việt Nam phối hợp tổ chức 70 cuộc cho 6.316 người về chính sách, pháp luật của Nhà nước về thủy sản, vận động đoàn viên, chủ tàu cam kết chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Từ khi Đại hội NĐNGCVN lần thứ I đến nay đã phát triển thêm 15 NĐNC cơ sở, 2.178 đoàn viên.

Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Vũ Xuân Thủy - Chủ tịch Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho biết: "Với mục tiêu phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển và thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, nhiệm kỳ tới, Ban Chấp hành (BCH) NĐNGCVN phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động; tập trung củng cố tổ chức, tổng kết làm rõ mô hình tổ chức hoạt động của NĐNC, có đặc thù quan hệ lao động hoạt động trên biển. BCH NĐNGCVN phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, sâu sát cơ sở; quan tâm đến nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, người lao động; đồng hành và hỗ trợ ngư dân an tâm bám biển. Đồng thời chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước, Tổng LĐLĐ Việt Nam và các cơ quan chức năng để tham gia xây dựng cơ, chế chính sách nhằm hỗ trợ nhiều nhất cho ngư dân. Tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Sau Đại hội, tôi kỳ vọng NĐNGCVN sẽ có bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới".

Đại hội NĐNGCVN lần thứ II, nhiệm kỳ 2022 - 2027, diễn ra trong 2 ngày (từ 21 đến 22/9/2022) tại Hà Nội. Đại hội thông qua Quy chế làm việc; Báo cáo tổng kết hoạt động NĐNGCVN nhiệm kỳ 2015 - 2020 (kéo dài đến năm 2022); phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2022 - 2027; Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ 2015 - 2020 (kéo dài đến 2022); Dự thảo Báo cáo kiểm điểm của BCH NĐNGCVN khóa I (nhiệm kỳ 2015 - 2020, kéo dài đến năm 2022); Báo cáo tổng hợp kiến nghị đề xuất; Đề án về nhân sự BCH NĐNGCVN khóa II (nhiệm kỳ 2022 – 2027); Dự kiến danh sách giới thiệu bầu BCH và Ủy ban Kiểm tra NĐNGCVN lần thứ II, cùng các tham luận của các nghiệp đoàn nghề cá cơ sở.

Đại hội đã bầu 9 đồng chí vào BCH NĐNGCVN nhiệm kỳ 2022 - 2027.

"Cá chép hoá rồng" và "hội chứng sân bay"

Trong muôn vàn thông tin cập nhật hằng giờ thì quyết định của tỉnh Sóc Trăng có thể không quá nóng, nhưng nó vẫn được ...

10 ngàn tỷ và hai bệnh viện “hoang tàn” 10 ngàn tỷ và hai bệnh viện “hoang tàn”

Hôm qua, Chủ nhật 18/9, Thủ tướng đi thị sát hai bệnh viện (BV) ở Hà Nam chậm tiến độ đã hơn 7 năm, gần ...

Bình luận

avatar-comment
Công nhân, Công đoàn: nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế tư nhân bền vững và thịnh vượng

Công nhân, Công đoàn: nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế tư nhân bền vững và thịnh vượng

Trong bài phát biểu “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định rõ: kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Với gần một triệu doanh nghiệp, hơn 5 triệu hộ kinh doanh và hơn 40 triệu việc làm – khu vực tư nhân đang là “trái tim” của nền kinh tế. Nhưng để trái tim đó đập khỏe, bền vững, thì không thể thiếu lực lượng công nhân hăng say lao động và tổ chức Công đoàn đồng hành, hỗ trợ, định hướng và bảo vệ người lao động.
Nâng cao uy tín, vị thế tổ chức Công đoàn qua việc bảo vệ người lao động

Nâng cao uy tín, vị thế tổ chức Công đoàn qua việc bảo vệ người lao động

Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng phức tạp, quyền lợi người lao động không phải lúc nào cũng được đảm bảo. Từ việc chậm lương đến chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, tranh chấp lao động vẫn âm ỉ diễn ra, gây thiệt thòi cho người lao động. Trong những lúc như vậy, vai trò của cán bộ Công đoàn càng trở nên thiết yếu.
Số hóa công đoàn Đồng Nai: Khi mỗi công nhân có “điểm hẹn” trong lòng bàn tay

Số hóa công đoàn Đồng Nai: Khi mỗi công nhân có “điểm hẹn” trong lòng bàn tay

Không cần lên hội trường, không phải rời khỏi ca làm hay di chuyển xa xôi, mỗi công nhân giờ đây chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể “gặp” công đoàn – đúng nghĩa. “Điểm hẹn công nhân” đã không còn là một chương trình giao lưu trực tuyến mà đã trở thành hình mẫu sinh động của chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn, nơi công nghệ trở thành cây cầu nối dài tiếng nói, quyền lợi và tâm tư của hàng ngàn công nhân lao động…
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Công đoàn “3 tại chỗ”: Ký ức không quên và những bài học đổi mới tổ chức

Công đoàn “3 tại chỗ”: Ký ức không quên và những bài học đổi mới tổ chức

“Lúc đó tôi không có việc làm, lại phải lo cho gia đình ở quê. Nếu không có công đoàn, không biết tụi tôi xoay xở sao nổi”, chị Nguyễn Ngọc Hương, công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kwong Lung – MeKo, Khu công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ xúc động nói – khi nhớ lại khoảng thời gian “3 tại chỗ” giữa đại dịch Covid-19.
Giữ lại BHXH, giữ "tấm vé an sinh": Công nhân đổi thay nhờ công đoàn đồng hành

Giữ lại BHXH, giữ "tấm vé an sinh": Công nhân đổi thay nhờ công đoàn đồng hành

Từng nghĩ đến việc rút BHXH một lần để “có một khoản tiền lo trước mắt”, chị Trần Thị Kim Ngân – công nhân thủy sản tại Đồng Tháp – nay đã thay đổi quyết định sau khi tham gia buổi đối thoại do công đoàn tổ chức. “Tôi hiểu ra nếu giữ lại, sau này sẽ có lương hưu, có bảo hiểm y tế khi về già. Còn rút ra rồi là hết”, chị nói.
Quyền chủ trì giám sát của Công đoàn được bổ sung trong Luật Công đoàn 2024

Quyền chủ trì giám sát của Công đoàn được bổ sung trong Luật Công đoàn 2024

Từ quy định “tham gia, phối hợp” trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát với cơ quan nhà nước, Luật Công đoàn 2024 đã bổ sung quyền chủ trì giám sát của Công đoàn.
Hợp tác quốc tế về công đoàn khẳng định sự lãnh đạo của Đảng

Hợp tác quốc tế về công đoàn khẳng định sự lãnh đạo của Đảng

Quy định hợp tác quốc tế về công đoàn trong Luật Công đoàn 2024 xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế và công tác đối ngoại nhân dân dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng.
Hiểu về quy định cho người lao động là công dân nước ngoài gia nhập và hoạt động công đoàn

Hiểu về quy định cho người lao động là công dân nước ngoài gia nhập và hoạt động công đoàn

Cho người lao động (NLĐ) là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam và hoạt động công đoàn là điểm mới của Luật Công đoàn năm 2024.
Bố cục, kết cấu của Luật Công đoàn năm 2024 có gì mới?

Bố cục, kết cấu của Luật Công đoàn năm 2024 có gì mới?

So với Luật Công đoàn năm 2012, Luật Công đoàn năm 2024 đã tăng thêm 4 điều.