Nghiên cứu khoa học trong hệ thống công đoàn: Một số nhiệm vụ trọng tâm
Nghiên cứu

Nghiên cứu khoa học trong hệ thống công đoàn: Một số nhiệm vụ trọng tâm

TS. VŨ MINH TIẾN  - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn
Nghiên cứu khoa học (NCKH) có vai trò quan trọng trong việc góp phần xây dựng, hoàn thiện chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn. Các kết quả nghiên cứu còn cung cấp cơ sở để các cấp công đoàn tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ, tiêu biểu như: các chính sách về bảo đảm việc làm, thu nhập, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, nhà ở, trường học, nhà trẻ mẫu giáo, bảo vệ sức khỏe…
Nghiên cứu khoa học trong hệ thống công đoàn: Một số nhiệm vụ trọng tâm
Công tác nghiên cứu lý luận, hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức Công đoàn ngày càng được quan tâm và có bước phát triển mạnh. Trong ảnh: Lễ Tuyên dương các điển hình xuất sắc tiêu biểu Chương trình “75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển”, tháng 12/2021. Ảnh: TLĐ.

Cần đẩy mạnh nâng cao chất lượng NCKH

Đánh giá khái quát cho thấy, chất lượng NCKH của hệ thống công đoàn trong những năm qua đã từng bước được nâng lên và đóng góp một phần vào thành tựu của tổ chức Công đoàn. Tuy nhiên, việc NCKH của hệ thống công đoàn phục vụ nhiệm vụ của tổ chức cũng còn một số hạn chế, yếu kém: 1). Số lượng các nhiệm vụ NCKH còn ít, chất lượng một số sản phẩm nghiên cứu chưa cao, khả năng ứng dụng vào thực tiễn còn thấp; 2). Thiếu các đề tài nghiên cứu lý luận chuyên sâu về giai cấp công nhân hiện nay, về hoạt động công đoàn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; 3). Nguồn nhân lực trực tiếp làm công tác NCKH của các viện nghiên cứu, trường đại học, các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống công đoàn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, chưa huy động, thu hút được các chuyên gia, nhà khoa học trong, ngoài hệ thống công đoàn và đóng góp trí tuệ của đông đảo đoàn viên, cán bộ công đoàn cả nước phục vụ sự nghiệp NCKH.

Trước yêu cầu của tình hình mới, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nghiên cứu lý luận…Đầu tư thích đáng cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lý luận; có chế độ, chính sách thỏa đáng nhằm thu hút, trọng dụng các chuyên gia đầu ngành”. Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” cũng đặt ra yêu cầu cụ thể về công tác NCKH của hệ thống công đoàn là: “Quan tâm tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về công nhân, công đoàn trong tình hình mới”.

Trên tinh thần đó, ngày 22/02/2022, BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 16/NQ-BCH về đẩy mạnh công tác NCKH, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới. Nghị quyết đặt ra nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng NCKH phục vụ nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, trong đó có vai trò quan trọng, đi đầu của các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ sở đào tạo của hệ thống công đoàn. Bởi lẽ, NCKH là một trong những chức năng, nhiệm vụ chính của các đơn vị này. Riêng với 02 cơ quan nghiên cứu là Viện Công nhân và Công đoàn, Viện Khoa học ATVSLĐ thì đây còn là chức năng cốt lõi, nhiệm vụ bao trùm.

Nghiên cứu khoa học trong hệ thống công đoàn: Một số nhiệm vụ trọng tâm
Khảo sát sản phẩm ứng dụng kết quả nghiên cứu, sáng tạo về khoa học công nghệ tại Công ty Cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu). Ảnh: Viện CN và CĐ.

Do vậy, các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ sở đào tạo của hệ thống Công đoàn vừa có nghĩa vụ, vừa có trách nhiệm nâng cao chất lượng NCKH nhằm giải quyết có hiệu quả các vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra, góp phần đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam, thực hiện tốt nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới theo như tinh thần Nghị quyết số 16/NQ-BCH của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn đã đặt ra.

Những giải pháp trọng tâm

Để nâng cao chất lượng NCKH, bên cạnh sự quan tâm đầu tư của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và các cấp công đoàn thì các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ sở đào tạo trong hệ thống công đoàn cần triển khai một số giải pháp trọng tâm trong 5 - 10 năm tới là:

Trước tiên, cần tự xác định trách nhiệm với tổ chức, nỗ lực phát triển, vươn lên tạo thế và lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ NCKH đặt hàng, nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ tham gia tuyển chọn.

Cần đầu tư một cách có chiến lược nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức NCKH, quản lý khoa học của mình. Động viên, hỗ trợ, tạo điều kiện để cán bộ nghiên cứu tự học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn, kết hợp cử đi đào tạo, bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ sâu về chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, phương pháp NCKH đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tập trung xây dựng đội ngũ cộng tác viên nòng cốt theo định hướng nghiên cứu chiến lược và ưu tiên nghiên cứu về những nhiệm vụ cốt lõi, trọng tâm đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn trong tình hình mới.

Chủ động tham gia đề xuất nghiên cứu, tham gia tuyển chọn hoặc tự tổ chức nghiên cứu các vấn đề liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ các cấp công đoàn trong tình hình mới, đặc biệt là về đổi mới mô hình tổ chức, phương thức hoạt động, nhiệm vụ trọng tâm của công đoàn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; vai trò, nhiệm vụ chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, đoàn viên công đoàn trong điều kiện có thể có nhiều tổ chức đại diện NLĐ song song hoạt động; nâng cao sự hài lòng của đoàn viên đối với hoạt động công đoàn; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn, phát triển nguồn lực tài chính của công đoàn trong tình hình mới…

Nghiên cứu khoa học trong hệ thống công đoàn: Một số nhiệm vụ trọng tâm
Hội đồng Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học ATVSLĐ tư vấn đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng Liên đoàn của Phân viện Khoa học ATVSLĐ và Bảo vệ Môi trường miền Nam. Ảnh: Viện KH ATVSLĐ.

Duy trì mạng lưới đối tác hiện tại và mở rộng liên kết, hợp tác với các đối tác trong nước, quốc tế theo quy định của Nhà nước và Tổng LĐLĐ Việt Nam; vận dụng để ban hành chính sách khuyến khích, khơi dậy tiềm năng, tập hợp trí tuệ của những chuyên gia, nhà nghiên cứu chuyên sâu, cán bộ hoạt động thực tiễn trong và ngoài hệ thống công đoàn tham gia các đề tài, đề án, biên soạn sách, hội thảo khoa học…của tổ chức Công đoàn.

Chủ động xây dựng năng lực tự chủ để đủ khả năng phát triển trong điều kiện thực hiện lộ trình tự chủ theo các chủ trương của Trung ương Đảng và của Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Việc thực hiện cơ chế tự chủ là một yêu cầu bắt buộc, song cũng là nhu cầu nội tại của các đơn vị sự nghiệp thuộc hệ thống công đoàn. Mặc dù sẽ gặp khó khăn nhưng đó vừa là con đường duy nhất để tồn tại và khẳng định mình, vừa là động lực để các đơn vị tự cố gắng, vươn lên phát triển, tự minh chứng cho vai trò không thể thiếu được trong nghiên cứu phục vụ Tổng LĐLĐ Việt Nam và các cấp công đoàn.

Với sự ủng hộ của Tổng LĐLĐ Việt Nam và cả hệ thống công đoàn, với nhiều nguồn lực và những lợi thế so sánh lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về công nhân, công đoàn ở Việt Nam và sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi đơn vị sẽ là nguồn lực tổng hợp để các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ sở đào tạo trong hệ thống công đoàn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao, hoàn thành sứ mệnh phục vụ tổ chức của mình.

Nghiên cứu khoa học trong hệ thống công đoàn: Một số nhiệm vụ trọng tâm
Cán bộ Trường Đại học Công đoàn khảo sát tại Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng (TP. Hà Nội). Ảnh: M. T.
Nghiên cứu khoa học của tổ chức Công đoàn kết quả và một số vấn đề đặt ra Nghiên cứu khoa học của tổ chức Công đoàn kết quả và một số vấn đề đặt ra

Nghị quyết số 01/NQ-ĐCT ngày 18/9/2015 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn (TLĐ) về “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, hoạt động ...

Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền trong tình hình mới Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền trong tình hình mới

Hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2022, Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức ...

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ của tổ chức Công đoàn Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ của tổ chức Công đoàn

Ngày 22/2/2022, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 16/NQQ-BCH về đẩy mạnh công tác nghiên cứu ...

Tin mới hơn

Tăng cường vai trò công đoàn trong gắn kết kinh tế với xã hội

Tăng cường vai trò công đoàn trong gắn kết kinh tế với xã hội

Hiện nay, trong sự phát triển kinh tế - xã hội và nhìn nhận về sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam, chúng ta đang thấy kinh tế vẫn được quan tâm và chú trọng hơn. Điều này có nguyên nhân xuất phát từ chính sách coi kinh tế là trọng tâm được thực hiện kể từ khi Việt Nam đổi mới và mở cửa nền kinh tế.
Tăng cường năng lực tiếp cận thông tin của người lao động: Góc nhìn từ ngành Dệt may Việt Nam

Tăng cường năng lực tiếp cận thông tin của người lao động: Góc nhìn từ ngành Dệt may Việt Nam

Quyền tiếp cận thông tin của người lao động không chỉ là vấn đề pháp lý mà còn là yếu tố quyết định trong việc xây dựng môi trường làm việc minh bạch, công bằng và ổn định. Trong ngành Dệt may Việt Nam, nơi chủ yếu là lao động nữ với trình độ phổ thông, việc thực thi quyền này lại đối mặt với nhiều thách thức. Bài viết này phân tích thực trạng quyền tiếp cận thông tin trong ngành Dệt may, từ những khó khăn trong công tác truyền thông đến những hạn chế về chính sách pháp luật. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người lao động, thúc đẩy sự minh bạch và phát triển bền vững trong ngành.
Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về Công đoàn

Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về Công đoàn

Ngay từ khi thành lập, Chính phủ lâm thời đã chú trọng xây dựng pháp luật về Công đoàn, đặt nền móng cho sự phát triển phù hợp với tiến trình kinh tế – xã hội của đất nước.

Tin tức khác

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.
Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.
Xem thêm