Nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo
Hoạt động Công đoàn

Nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo

Bài và ảnh TRƯỜNG SƠN - XUÂN VIỄN
Là đơn vị đào tạo nghề trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam, Trường Trung cấp Du lịch - Công nghệ số 9 Quảng Bình đã triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học với những thành công đáng ghi nhận.
Nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo
Trường Trung cấp Du lịch - Công nghệ số 9 Quảng Bình, số 193 Hữu Nghị, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Đạt hiệu quả tích cực

Hơn 20 năm hình thành và phát triển, Trường Trung cấp Du lịch - Công nghệ số 9 Quảng Bình luôn chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, sáng tạo các mô hình thực hành, mô hình quản lý, giảng dạy và ứng dụng hiệu quả; góp phần đào tạo tốt trình độ trung cấp, sơ cấp, đào tạo thường xuyên các nghề: Kỹ thuật chế biến món ăn; Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; Quản trị khách sạn, nghiệp vụ nhà hàng; Điện công nghiệp; Công nghệ hàn; Công nghệ ô tô... Trong đó, nghề Kỹ thuật chế biến món ăn được đầu tư trọng điểm cấp quốc tế; nghề Quản trị khách sạn, Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí được đầu tư trọng điểm khu vực ASEAN.

ThS. Nguyễn Văn Lượng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Nhà trường đặc biệt chú trọng triển khai nghiên cứu khoa học gắn với đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu giảng dạy tại trường. Các đề tài nghiên cứu đều gắn với thực tế tại các cơ sở doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng lao động. Một số kết quả nghiên cứu khoa học áp dụng vào dạy học đã mang lại hiệu quả tích cực”.

Điển hình là đề tài nghiên cứu khoa học “Mô hình tổng quan ô tô - Động cơ phun xăng điện tử”, có giá trị ứng dụng cao trong quá trình đào tạo nghề công nghệ ô tô, được LĐLĐ tỉnh Quảng Bình, UBND tỉnh Quảng Bình tặng Bằng khen. Đây cũng là công trình khoa học duy nhất của tỉnh Quảng Bình được chọn vào “Sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2021”.

Chia sẻ về đề tài khoa học này, thầy giáo Phạm Minh Thanh, đại diện nhóm tác giả nghiên cứu cho hay, các hệ thống điện trên ô tô thường bố trí phân tán nên khó quan sát, việc học thực hành cần có mô hình để tổng hợp các bộ phận. Trên mô hình có các mạch điện và các điểm đấu nối, thuận tiện cho việc quan sát, kiểm tra xác định hư hỏng thường gặp đối với hệ thống điện trên ô tô. Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết đó, nhóm giáo viên Khoa Công nghệ ô tô đã nghiên cứu đề tài thiết kế, lắp đặt “Mô hình tổng quan ô tô - Động cơ phun xăng điện tử” để phục vụ cho công tác giảng dạy tích hợp trong nghề công nghệ ô tô.

“Mô hình này khi triển khai đào tạo sẽ là công cụ hỗ trợ rất hiệu quả, làm cho buổi học trở nên sinh động, dễ hiểu. Trong quá trình giảng dạy, học tập, việc sử dụng mô hình giúp cho người học có cái nhìn trực quan từ tổng quát đến chi tiết, thấy được sự liên kết truyền động của các bộ phận với nhau theo một trình tự nhất định, giúp cho học sinh tiếp thu bài học dễ dàng”, thầy Thanh nói.

Nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo
Nhóm tác giả nghiên cứu bên “Mô hình tổng quan ô tô - Động cơ phun xăng điện tử”.

Phát động phong trào nghiên cứu khoa học

Để khuyến khích cán bộ, giáo viên tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học, hỗ trợ thiết thực cho nâng cao chất lượng đào tạo, Ban Giám hiệu nhà trường đã phát động phong trào thi đua “Nghiên cứu khoa học - Phát huy sáng kiến kinh nghiệm trong quản lý, giảng dạy”. Nhờ đó, công tác nghiên cứu khoa học của trường đã đi vào bài bản, thường xuyên hơn.

Từ năm 2019 đến 2022, ThS. Hoàng Anh Đức và ThS. Ngô Thanh Đức cùng nhóm nghiên cứu của Khoa Điện - Cơ khí đã thực hiện các nghiêu cứu mô hình tự làm để áp dụng dạy học thực hành như: “Mô hình Tổng hợp hệ thống PLC và vi điều khiển”; “Mô hình PLC - HMI - SCADAPLC: Programmable Logic Controller” (tạm dịch: Bộ điều khiển logic khả trình); “Mô hình HMI: Human and Machine Interface” (tạm dịch: Giao diện người và máy); “Mô hình SCADA: Supervisory Control And Data Acquisition” (tạm dịch: Điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu). Kết quả nghiên cứu các mô hình trên đã phát huy tác dụng thiết thực trong giảng dạy.

Đánh giá về hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ của Trường Trung cấp Du lịch - Công nghệ số 9 Quảng Bình, đồng chí Phạm Tiến Nam, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Bình khẳng định, nhà trường đã kết hợp hài hòa, khoa học giữa nghiên cứu và giảng dạy, tạo điều kiện cho học sinh được thực hành trên các mô hình, từ đó nâng cao trình độ tay nghề, được các doanh nghiệp tin tưởng tuyển dụng.

“Những nỗ lực đã đạt được là tiền đề giúp nhà trường xây dựng thương hiệu; bước đầu khẳng định là địa chỉ tin cậy về đào tạo nghề cho NLĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và khu vực miền Trung, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho xã hội”, đồng chí Phạm Tiến Nam nói.

Trường ĐH Công đoàn có 100% chương trình đào tạo nhận chứng nhận kiểm định chất lượng Trường ĐH Công đoàn có 100% chương trình đào tạo nhận chứng nhận kiểm định chất lượng

Sáng 19/5, Trường Đại học Công đoàn tổ chức Lễ công bố quyết định và trao Giấy chứng nhận Kiểm định chất lượng 9 chương ...

Đào tạo nhân lực ngành Điều dưỡng: Cốt lõi là giỏi thực hành Đào tạo nhân lực ngành Điều dưỡng: Cốt lõi là giỏi thực hành

Bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, kết hợp sự bùng nổ cách mạng 4.0 khiến nhiều ngành nghề bị xóa sổ, ...

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ của tổ chức Công đoàn Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ của tổ chức Công đoàn

Ngày 22/2/2022, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 16/NQQ-BCH về đẩy mạnh công tác nghiên cứu ...

Tin mới hơn

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Trong quý I năm 2025, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã phát huy rõ nét vai trò là chỗ dựa tin cậy, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Giữa vùng công nghiệp phát triển sôi động, nơi hàng trăm ngàn lao động nhập cư đang ngày ngày mưu sinh, tổ chức Công đoàn tỉnh Long An như một người bạn đồng hành thầm lặng nhưng bền bỉ, mang đến sự chở che, sẻ chia và cả những tia hy vọng ấm áp cho những phận người xa quê.
Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Giữa một buổi trưa oi ả tại Công ty TNHH Chí Hùng, tỉnh Bình Dương, chị Nguyễn Thị Ngọc Hà, Chủ tịch CĐCS Công ty – vẫn miệt mài rà lại các điều khoản trong bản thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) vừa được doanh nghiệp ký kết đầu quý. “Có vài câu chữ tưởng nhỏ, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi người lao động. Công đoàn không cẩn thận thì công nhân chịu thiệt”, chị Hà nói.

Tin tức khác

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Thời gian gần đây, các cấp Công đoàn thành phố Huế đã tổ chức các lớp tập huấn ứng dụng AI vào công tác công đoàn, giúp cán bộ công đoàn nâng cao hiệu quả tuyên truyền, quản lý và kết nối với đoàn viên.
Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đẩy mạnh chuyển đổi số, tỉnh Nghệ An đã chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế – xã hội, với vai trò trung tâm của tổ chức Công đoàn và lực lượng công nhân lao động (CNLĐ). Năm 2024 đánh dấu những bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực. Vai trò của Công đoàn tỉnh Nghệ An trong việc định hướng, hỗ trợ CNLĐ thích ứng với yêu cầu của cách mạng KHCN ngày càng được nâng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Khi mùa gió Lào hanh hao trườn qua những triền đồi miền Tây Quảng Bình, cũng là lúc nơi đây chứng kiến một mùa “xây nhà” đặc biệt. Những ngôi nhà tạm xiêu vẹo, mái dột vách nghiêng, từng là biểu tượng của khó nghèo, nay đang dần được thay thế bằng những căn nhà mới khang trang, vững chãi. Đó không đơn thuần là những công trình bê tông, mà là nơi bắt đầu của những giấc mơ được tiếp sức từ trái tim của những người mang tên Công đoàn.
Công đoàn Thanh Hóa với những mục tiêu, giải pháp căn cơ trong tình hình mới

Công đoàn Thanh Hóa với những mục tiêu, giải pháp căn cơ trong tình hình mới

Những năm qua, các cấp Công đoàn Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực đạt các mục tiêu đề ra, sáng tạo và đã đạt được nhiều thành tích nổi bật trong phong trào thi đua. Để tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa các phong trào thi đua trong bối cảnh và tình hình mới, các cấp Công đoàn Thanh Hóa đã và đang không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, tập trung vào những vấn đề cốt lõi, hướng đến xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện.
Trước thềm Tháng Công nhân 2025: Từ bài học 2024 đến hành động mới

Trước thềm Tháng Công nhân 2025: Từ bài học 2024 đến hành động mới

Mỗi độ tháng Năm về, khi những chùm phượng đỏ nở rực trên khắp nẻo đường công nghiệp, chúng ta – những người làm công đoàn – lại bước vào một mùa rất đặc biệt: Tháng Công nhân. Một tháng không chỉ để “làm cho xong việc”, mà là cơ hội để tổ chức Công đoàn đến gần hơn với người lao động và chính người cán bộ Công đoàn đến gần hơn với trái tim của những công nhân mình đang đồng hành.
Ba bài học lớn, ba việc cần làm ngay trong Tháng Công nhân 2025

Ba bài học lớn, ba việc cần làm ngay trong Tháng Công nhân 2025

Sau một năm nhìn lại, có thể nói Tháng Công nhân 2024 đã khẳng định vị trí của tổ chức Công đoàn là “người bạn đồng hành tin cậy” của người lao động. Tuy nhiên, để Tháng Công nhân 2025 thực sự lan tỏa và hiệu quả, các cấp công đoàn – đặc biệt là ở cơ sở – cần nghiêm túc rút ra ba bài học sâu sắc và đồng thời hành động ngay từ bây giờ.
Xem thêm