Nghẹn ngào từ chối nhận hỗ trợ xây nhà “Mái ấm Công đoàn”
Hoạt động Công đoàn

Nghẹn ngào từ chối nhận hỗ trợ xây nhà “Mái ấm Công đoàn”

NHƯ PHƯƠNG – LĐLĐ huyện A Lưới
Đó là trường hợp của chị Hồ Thị Đẹp, đoàn viên Công đoàn Trường Mầm non Hồng Trung (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế). Rời khỏi căn nhà chị Hồ Thị Đẹp, chúng tôi không thể cầm được nước mắt. Cuộc sống của chị quá khó khăn, nhìn ngôi nhà dột nát, chúng tôi không dám hình dung thêm nỗi khổ của chị khi mùa mưa bão sắp tới…
Công đoàn A Lưới nỗ lực "phủ sóng" dựng nhà cho đoàn viên nghèo khó Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Công đoàn Công đoàn Viên chức Thừa Thiên Huế hỗ trợ xây “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên
Nghẹn ngào từ chối nhận hỗ trợ xây nhà “Mái ấm Công đoàn”
Căn nhà tạm bợ của gia đình chị Hồ Thị Đẹp. Ảnh: NHƯ PHƯƠNG

Nhà dột, con nhỏ và nợ nần....

Hằng năm, đến hẹn lại lên, các cán bộ công đoàn của LĐLĐ huyện A Lưới lại đi khảo sát nhà “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.

Trên cơ sở thông tin được công đoàn cơ sở (CĐCS) cung cấp, chúng tôi đã đi đến từng nhà, xem xét hoàn cảnh của từng đoàn viên để tiến hành họp bàn, chọn lựa ra những trường hợp đoàn viên có thâm niên công tác, gia đình thực sự khó khăn về nhà ở để trình lên LĐLĐ tỉnh, xin hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà “Mái ấm Công đoàn”.

Trong đợt đi khảo sát đầu năm 2022, chúng tôi đã có dịp đến thăm gia đình cô Hồ Thị Đẹp, đoàn viên Công đoàn Trường Mầm non Hồng Trung, là một trong 20 đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện A Lưới.

Hôm đấy trời mưa to, trong ngôi nhà thấp, chật hẹp với bốn bức tường được đóng bằng gỗ tạp kiểu tạm bợ, góc nào cũng có thau, chậu để hứng nước dột. Trong nhà không có gì có giá trị, chỉ thấy ẩm ướt và lạnh lẽo.

Tâm sự với chúng tôi, chị Hồ Thị Đẹp chia sẻ: “Ngôi nhà được làm tạm để sinh sống nhiều năm nay, bây giờ đã xuống cấp, mục nát nhưng chưa có điều kiện để sửa chữa và xây mới. Mỗi lúc mưa xuống, hai mẹ con chỉ có một góc nhỏ để trú mưa".

Chị kể, bản thân kém may mắn, lấy chồng từ năm 2004, chồng không có nghề nghiệp ổn định, lúc thì đi làm rừng, lúc thì đi mót sắt để kiếm sống qua ngày. Lúc đó, bản thân chị cũng chưa có việc làm. Vì ước mơ muốn làm giáo viên nên chị đã đi học ngành Sư phạm Mầm non. May mắn là sau khi ra trường chị xin được việc làm.

Vợ chồng chị cưới nhau nhiều năm liền nhưng không có con. Từ năm 2008 đến năm 2013, chị và gia đình bên ngoại đã vay mượn ngân hàng, cầm cố tài sản để có số tiền hơn 380 triệu đồng chạy chữa bệnh hiếm muộn cho chồng. Đến lúc, trong nhà không còn gì có giá trị để bán, cũng không thể vay ngân hàng được nữa, hai vợ chồng chị mới quyết định dừng việc chữa trị.

Nghẹn ngào từ chối nhận hỗ trợ xây nhà “Mái ấm Công đoàn”
Nơi nấu ăn trong căn nhà tạm bợ của chị Hồ Thị Đẹp. Ảnh: NHƯ PHƯƠNG

“Ngày 15/12/2013, nghe bạn tôi kể ở Trung tâm Y tế huyện A Lưới có sản phụ bỏ rơi một bé gái mới sinh 3 ngày tuổi, tôi liền bàn bạc với gia đình, thuyết phục chồng lên xin bé về nuôi. Vì gia cảnh khó khăn, tiền vay mượn cứ đến hạn phải trả nên khi bé được gần 1 tuổi thì chồng tôi không muốn nuôi bé nữa. Anh yêu cầu mang bé gửi về trại trẻ mồ côi nhưng tôi không đồng ý. Từ đó, gia đình tôi xảy ra nhiều mâu thuẫn. Đến năm 2014, chồng tôi dứt áo ra đi, tôi một mình nuôi con nhỏ và gồng gánh khoản tiền nợ hơn 300 triệu đồng", chị Đẹp tâm sự.

Rời nhà chị Hồ Thị Đẹp, chúng tôi liền đến Trường Mầm non Hồng Trung để lấy thêm thông tin và hướng dẫn CĐCS làm hồ sơ đề nghị hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho chị. Trao đổi thêm với chúng tôi, đồng chí Hồ Thị Như Quyết - Chủ tịch Công đoàn nhà trường cho biết: “Cô Hồ Thị Đẹp có hoàn cảnh rất đáng thương. Một mình nuôi con nhỏ, thường xuyên đau ốm, lại phải gánh khoản nợ lớn. Ngôi nhà của cô chỉ là tạm bợ nên mỗi mùa mưa bão, nhà trường luôn tạo điều kiện để cho mẹ con cô ở tạm tại trường. Nhà trường và CĐCS rất mong các cấp công đoàn quan tâm, tạo điều kiện để hỗ trợ giúp cô có thêm nguồn lực để xây ngôi nhà kiên cố, có nơi để che mưa che nắng”.

Vui mừng nhưng đành chờ đợi!

Sau khi đi khảo sát, chúng tôi đã lập tờ trình và gửi hồ sơ về Ban Chính Sách pháp luật – Quan hệ lao động LĐLĐ tỉnh để xin hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho các đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, trong đó có đoàn viên Hồ Thị Đẹp. Trong tháng 7, sau khi họp xét, LĐLĐ tỉnh đã quyết định hỗ trợ 40 triệu đồng để xây dựng “Mái ấm Công đoàn” cho chị Hồ Thị Đẹp.

Nhận được quyết định, chúng tôi vui mừng đến tận nhà để thông tin cho chị, tưởng chừng đã góp phần nào để giúp đỡ mẹ con chị có ngôi nhà để che mưa, che nắng. Không ngờ, chị khóc và xin từ chối nhận hỗ trợ kinh phí xây nhà “Mái ấm Công đoàn” vì hiện tại chị đang bị u nang bì buồng trứng. Bác sĩ chỉ định phải phẫu thuật gấp, để lâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thế nên chị không có khả năng xây nhà trong năm nay.

Chị nói trong nước mắt "Ngôi nhà này không biết có trụ nổi qua mùa mưa sắp tới hay không. Nhưng giờ bệnh tật thế này, bác sĩ nói không nên để lâu nữa. Bây giờ, lương của chị ngân hàng đã trừ tiền gốc và lãi vay, chỉ đủ dư một ít để trang trải cuộc sống cho 2 mẹ con. Sắp tới đi phẫu thuật, bác sĩ nói khả năng phải đóng vào vài chục triệu, chị chưa biết phải vay mượn ở đâu nên xin từ chối nhận hỗ trợ xây nhà để lo xoay sở cho bệnh tình".

Chị cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của Công đoàn nhà trường, LĐLĐ huyện và LĐLĐ tỉnh. Và hy vọng năm tới, sẽ được LĐLĐ tỉnh tiếp tục xem xét để hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm Công đoàn”. Rời nhà chị Hồ Thị Đẹp, chúng tôi ngổn ngang những suy nghĩ, thương cảm và cả day dứt...

Đồng chí Trần Duy Nguyên – Chủ tịch LĐLĐ huyện A Lưới cho biết: “LĐLĐ huyện sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ cho đoàn viên Hồ Thị Đẹp, đồng thời sẽ tiếp tục trình LĐLĐ tỉnh để xem xét hỗ trợ "Mái ấm Công đoàn" vào năm 2023. Mong rằng các nhà hảo tâm, mạnh thường quân quan tâm hỗ trợ cho trường hợp này, LĐLĐ huyện sẵn sàng là cầu nối, giúp cô có thêm nguồn lực để điều trị bệnh và xây dựng ngôi nhà ấm cúng cho hai mẹ con”.

Mọi sự giúp đỡ đoàn viên Hồ Thị Đẹp, xin gửi về LĐLĐ huyện A Lưới; số 01 đường Quỳnh Trên, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế; STK: 4008201003434 - Ngân hàng NN&PTNT.

Hoặc gửi trực tiếp về đoàn viên Hồ Thị Đẹp, SĐT 0962526055, địa chỉ: Thôn A Nieng Lê Triêng 1, xã Trung Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế; STK: 4008215014620 - Ngân hàng NN&PTNT.

Công đoàn A Lưới nỗ lực Công đoàn A Lưới nỗ lực "phủ sóng" dựng nhà cho đoàn viên nghèo khó

Từ nguồn Quỹ Mái ấm Công đoàn của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế, từ năm 2016 đến nay, LĐLĐ huyện A ...

Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Công đoàn Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Công đoàn

Kỷ niệm ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022) và Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2022), Công đoàn huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên ...

Công đoàn Viên chức Thừa Thiên Huế hỗ trợ xây “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Công đoàn Viên chức Thừa Thiên Huế hỗ trợ xây “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên

Ngày 28/7, LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế cùng Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức bàn giao nhà “Mái ấm Công đoàn” cho anh Hồ ...

Tin mới hơn

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Trong quý I năm 2025, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã phát huy rõ nét vai trò là chỗ dựa tin cậy, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Giữa vùng công nghiệp phát triển sôi động, nơi hàng trăm ngàn lao động nhập cư đang ngày ngày mưu sinh, tổ chức Công đoàn tỉnh Long An như một người bạn đồng hành thầm lặng nhưng bền bỉ, mang đến sự chở che, sẻ chia và cả những tia hy vọng ấm áp cho những phận người xa quê.
Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Giữa một buổi trưa oi ả tại Công ty TNHH Chí Hùng, tỉnh Bình Dương, chị Nguyễn Thị Ngọc Hà, Chủ tịch CĐCS Công ty – vẫn miệt mài rà lại các điều khoản trong bản thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) vừa được doanh nghiệp ký kết đầu quý. “Có vài câu chữ tưởng nhỏ, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi người lao động. Công đoàn không cẩn thận thì công nhân chịu thiệt”, chị Hà nói.

Tin tức khác

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Thời gian gần đây, các cấp Công đoàn thành phố Huế đã tổ chức các lớp tập huấn ứng dụng AI vào công tác công đoàn, giúp cán bộ công đoàn nâng cao hiệu quả tuyên truyền, quản lý và kết nối với đoàn viên.
Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đẩy mạnh chuyển đổi số, tỉnh Nghệ An đã chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế – xã hội, với vai trò trung tâm của tổ chức Công đoàn và lực lượng công nhân lao động (CNLĐ). Năm 2024 đánh dấu những bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực. Vai trò của Công đoàn tỉnh Nghệ An trong việc định hướng, hỗ trợ CNLĐ thích ứng với yêu cầu của cách mạng KHCN ngày càng được nâng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Khi mùa gió Lào hanh hao trườn qua những triền đồi miền Tây Quảng Bình, cũng là lúc nơi đây chứng kiến một mùa “xây nhà” đặc biệt. Những ngôi nhà tạm xiêu vẹo, mái dột vách nghiêng, từng là biểu tượng của khó nghèo, nay đang dần được thay thế bằng những căn nhà mới khang trang, vững chãi. Đó không đơn thuần là những công trình bê tông, mà là nơi bắt đầu của những giấc mơ được tiếp sức từ trái tim của những người mang tên Công đoàn.
Công đoàn Thanh Hóa với những mục tiêu, giải pháp căn cơ trong tình hình mới

Công đoàn Thanh Hóa với những mục tiêu, giải pháp căn cơ trong tình hình mới

Những năm qua, các cấp Công đoàn Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực đạt các mục tiêu đề ra, sáng tạo và đã đạt được nhiều thành tích nổi bật trong phong trào thi đua. Để tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa các phong trào thi đua trong bối cảnh và tình hình mới, các cấp Công đoàn Thanh Hóa đã và đang không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, tập trung vào những vấn đề cốt lõi, hướng đến xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện.
Trước thềm Tháng Công nhân 2025: Từ bài học 2024 đến hành động mới

Trước thềm Tháng Công nhân 2025: Từ bài học 2024 đến hành động mới

Mỗi độ tháng Năm về, khi những chùm phượng đỏ nở rực trên khắp nẻo đường công nghiệp, chúng ta – những người làm công đoàn – lại bước vào một mùa rất đặc biệt: Tháng Công nhân. Một tháng không chỉ để “làm cho xong việc”, mà là cơ hội để tổ chức Công đoàn đến gần hơn với người lao động và chính người cán bộ Công đoàn đến gần hơn với trái tim của những công nhân mình đang đồng hành.
Ba bài học lớn, ba việc cần làm ngay trong Tháng Công nhân 2025

Ba bài học lớn, ba việc cần làm ngay trong Tháng Công nhân 2025

Sau một năm nhìn lại, có thể nói Tháng Công nhân 2024 đã khẳng định vị trí của tổ chức Công đoàn là “người bạn đồng hành tin cậy” của người lao động. Tuy nhiên, để Tháng Công nhân 2025 thực sự lan tỏa và hiệu quả, các cấp công đoàn – đặc biệt là ở cơ sở – cần nghiêm túc rút ra ba bài học sâu sắc và đồng thời hành động ngay từ bây giờ.
Xem thêm