Nghệ An: NLĐ phấn khởi khi được tăng lương tối thiểu vùng và thay đổi vùng
Công đoàn

Nghệ An: NLĐ phấn khởi khi được tăng lương tối thiểu vùng và thay đổi vùng

MAI LIỄU
Tác giả: MAI LIỄU
Đồng chí Nguyễn Chí Công – Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An cho biết, đến thời điểm này, có thể nói là tạm yên tâm về việc thực hiện chính sách tăng lương tối thiểu vùng theo Nghị định 38 (NĐ38) của Chính phủ trên địa bàn tỉnh.
Nghệ An đã cấp hơn 1,5 tỷ đồng hỗ trợ cho hơn 1.000 lao động thuê nhà trọ Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn Nhiều cảm xúc trong lễ bế mạc Giải thể thao KKT Đông Nam và các KCN tỉnh Nghệ An
Nghệ An: NLĐ phấn khởi khi được tăng lương tối thiểu vùng và thay đổi vùng
Công đoàn Nghệ An đã kịp thời tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện tăng lương tối thiểu vùng, thay đổi vùng, hướng dẫn trích nộp Bảo hiểm xã hội (BHXH) theo mức đóng mới và giám sát việc thực hiện của các doanh nghiệp. Ảnh: MAI LIỄU

LĐLĐ tỉnh Nghệ An đang chờ số liệu các đơn vị gửi về để tổng hợp tình hình thực hiện việc tăng lương theo NĐ 38. Qua nắm bắt ban đầu, cơ bản các doanh nghiệp đồng tình và thực hiện tăng lương từ tháng 7/2022.

Doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc

Đồng chí Công cho biết thêm, theo NĐ 38, Nghệ An có các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn, Nghĩa Đàn và các thị xã Thái Hòa, Hoàng Mai được thay đổi từ vùng IV lên vùng III.

Theo đó, mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng từ 3.070.000 đồng (vùng IV – NĐ 90) lên 3.640.000 đồng (vùng III – NĐ 38), tăng 570 nghìn đồng/tháng. Như vậy, chỉ tính riêng NLĐ làm việc ở vùng III, mức lương tối thiểu vùng tăng từ 3.430.000 đồng/tháng (theo NĐ 90) tăng lên 3.640.000 đồng/tháng (theo NĐ 38), tăng 210 nghìn đồng/tháng. Cộng mức tăng lương tối thiểu vùng và mức tăng thay đổi vùng thì NLĐ được tăng thêm 780.000 đồng/tháng.

Hai tháng qua, LĐLĐ tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các công đoàn cấp trên cơ sở tổ chức hội nghị để triển khai NĐ38 cho chủ tịch các công đoàn cơ sở (CĐCS) và qua đó để nắm bắt tình hình chi trả lương tại các doanh nghiệp. Đồng thời, các công đoàn cấp trên cơ sở chỉ đạo CĐCS trao đổi với chuyên môn về việc sớm công bố phương án tăng lương tối thiểu vùng, hoặc nếu chưa tăng thì phải giải thích rõ cho công nhân hiểu. Các cấp công đoàn đã vào cuộc tích cực để doanh nghiệp kịp thời thực hiện chính sách, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.

Công đoàn Khu kinh tế (KKT) Đông Nam hiện quản lý 48 CĐCS trực thuộc. Theo đơn vị cho biết, qua cập nhật, nắm tình hình, đến nay, chỉ còn 1 doanh nghiệp chưa chốt phương án tăng lương bởi còn xin ý kiến hội đồng quản trị ở nước ngoài và thời điểm này công ty cũng đang có những khó khăn về đơn hàng. Còn tất cả các doanh nghiệp khác đã thực hiện tăng lương tối thiểu vùng theo NĐ 38.

Nghệ An: NLĐ phấn khởi khi được tăng lương tối thiểu vùng và thay đổi vùng
Các doanh nghiệp tại KKT Đông Nam và các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nghệ An đã cơ bản thực hiện tăng lương tối thiểu vùng. Ảnh: MAI LIỄU

Đồng chí Vương An Nguyên – Chủ tịch Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An cho biết, từ tháng 6, khi NĐ 38 được ban hành, đơn vị này đã kịp thời thông tin đến các CĐCS, doanh nghiệp, NLĐ. Các doanh nghiệp đều sớm nắm bắt và có phương án tăng lương để ổn định nhân lực. Đến nay, cơ bản các doanh nghiệp đã thực hiện nghiêm túc.

Còn tại huyện Diễn Châu - đơn vị sớm có báo cáo gửi LĐLĐ tỉnh về tình hình tăng lương tối thiểu vùng trên địa bàn thì trong 35 doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn, hơn một nửa doanh nghiệp đã tăng lương cho NLĐ từ tháng 7, các doanh nghiệp còn lại, một số đã chi trả mức cao hơn quy định của NĐ 38 và một số chi trả bằng mức quy định.

Đồng chí Phạm Đức Cường – Chủ tịch LĐLĐ huyện Diễn Châu cho biết, ngay từ tháng 6, đơn vị này đã tổ chức hội nghị gặp gỡ đại diện chủ sử dụng lao động và chủ tịch CĐCS khối doanh nghiệp để triển khai NĐ 38 và trao đổi về việc tăng lương cho NLĐ.

Một số doanh nghiệp có đông công nhân lao động đã thực hiện tăng lương cho NLĐ từ tháng 7 và thực hiện đúng quy định về tăng lương tối thiểu vùng và tăng lương thay đổi vùng, đơn cử như: Công ty TNHH VietGlory (4.800 NLĐ), Công ty May Wooin Vina (2.200 NLĐ), Công ty THNH May Nam Thuận (1.400 NLĐ), Công ty THNH May Phú Linh (800 NLĐ), Công ty THNH May Trọng Phúc (500 NLĐ), Công ty TNHH May Mareep (398 NLĐ).

Nghệ An: NLĐ phấn khởi khi được tăng lương tối thiểu vùng và thay đổi vùng
LĐLĐ huyện Diễn Châu tổ chức hội nghị gặp gỡ đại diện chủ sử dụng lao động và chủ tịch CĐCS khối doanh nghiệp để triển khai NĐ 38. Ảnh: ĐVCC

Còn tại huyện Yên Thành, đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn – Phó chủ tịch LĐLĐ huyện cho biết, tất cả các doanh nghiệp đều thực hiện việc tăng lương tối thiểu vùng, có những doanh nghiệp trước đó đã chi trả mức lương cao hơn so NĐ 38 nhưng dịp này họ vẫn điều chỉnh tăng lên cho NLĐ. Trong đó, điển hình như Công ty CP An Hưng, có 1.700 công nhân lao động, đã thực hiện việc tăng lương cho NLĐ, giữ nguyên 7% lương cho lao động đã qua đào tạo và giữ nguyên các phụ cấp khác. Trên địa bàn huyện có 27 CĐCS doanh nghiệp, với hơn 3.100 NLĐ, với việc tăng lương đều ở các công ty khiến đông đảo NLĐ phấn khởi.

“Việc tăng kép cả lương tối thiểu vùng và thay đổi vùng khiến một số doanh nghiệp cũng bất ngờ, bị động bởi chưa chuẩn bị cho phương án này và cùng với đó là khi tăng lương thì các khoản đóng BHXH cũng sẽ tăng. Thế nhưng, để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, các doanh nghiệp cũng đã thực hiện nghiêm túc”, đồng chí Tuấn nói.

NLĐ phấn khởi

Chị Thái Thị Hoài, công nhân Công ty May Minh Trí Vinh (KCN Bắc Vinh, TP Vinh) phấn khởi cho biết, Công ty vừa ký lại hợp đồng lao động với 1.000 NLĐ, để theo hợp đồng mới sẽ tăng lương từ tháng 7, với mức lương tối thiểu vùng II là 4.160.000 đồng. Như vậy, mỗi NLĐ được tăng 240 nghìn đồng tiền lương so với trước đó.

Nghệ An: NLĐ phấn khởi khi được tăng lương tối thiểu vùng và thay đổi vùng
Chị Thái Thị Hoài, công nhân Công ty May Minh Trí Vinh phấn khởi chia sẻ việc được tăng lương. Ảnh: MAI LIỄU

“Tôi đang mang bầu, được tăng lương thì vui lắm, có thêm khoản tiền để mua đồ ăn chăm lo cho sức khỏe hai mẹ con. Tôi vào Công ty được hơn một năm nay, mức thu nhập hiện tại khoảng 7,5 triệu đồng/tháng. Ngoài mức lương ổn định, Công ty có các phụ cấp chuyên cần, trợ sức, xăng xe, phụ cấp cùng làm cùng hưởng. NLĐ vừa vào Công ty có thu nhập khoảng 5,5 triệu đồng/tháng, được hỗ trợ đào tạo nghề, người có thâm niên khoảng 7 năm thì có mức thu nhập khoảng 12 triệu đồng/tháng, còn lại thì mức thu nhập từ 7 đến 9 triệu đồng/tháng” – chị Thái Thị Hoài vui vẻ nói.

Còn hơn 1.300 NLĐ Công ty MLB (huyện Yên Thành) thì vui vẻ hơn khi họ được tăng cả lương tối thiểu vùng và cả thay đổi vùng. Chị Dương Thị Ánh, công nhân Công ty này chia sẻ: “Trước đó, trong tháng 2, Công ty đã tăng 100 nghìn đồng tiền lương cho toàn bộ NLĐ, Tôi được tăng từ 3.450.000 đồng lên 3.550.000 đồng, mức này đã cao hơn quy định mức lương tối thiểu vùng IV theo Nghị định 90 (3.070.000 đồng/tháng). Đến tháng 7, thực hiện NĐ 38, Công ty đã tăng từ 3.550.000 đồng lên 4.090.000 đồng, với mức này, tôi được tăng 540 nghìn đồng/tháng. Đối với công nhân lao động, được tăng từng ấy tiền lương mỗi tháng thực sự rất vui, có thêm khoản tiền để chăm lo cuộc sống. Tôi có 7 năm làm việc ở Công ty này, hiện thu nhập khoảng 9 triệu đồng/tháng”.

Nghệ An: NLĐ phấn khởi khi được tăng lương tối thiểu vùng và thay đổi vùng
Chị Dương Thị Ánh được tăng lương 540 nghìn đồng/tháng. Ảnh: MAI LIỄU

NLĐ phấn khởi và cán bộ công đoàn vui là điều cảm nhận được tại Nghệ An khi việc tăng lương tối thiểu vùng được thực hiện nghiêm túc. Đồng chí Phạm Văn Tình – Phó chủ tịch LĐLĐ huyện Quỳnh Lưu Nghệ An chia sẻ: “Huyện có 18 CĐCS khối doanh nghiệp, với gần 3.000 lao động. Các doanh nghiệp có đông công nhân lao động trên địa bàn đã thực hiện việc tăng lương cho NLĐ từ tháng 7, đơn cử như Công ty TNHH Việt Úc, Công ty CP Xi măng Tân Thắng. Với việc tăng lương và duy trì ổn định các phụ cấp, NLĐ trên địa bàn có mức thu nhập khá. Qua khảo sát, thấy doanh nghiệp đồng tình và NLĐ phấn khởi khi được tăng lương, chúng tôi cũng rất vui. Từ tháng 7, LĐLĐ huyện cùng với BHXH huyện đã có văn bản gửi các đơn vị hướng dẫn về mức lương đóng BHXH theo mức lương tối thiểu vùng theo NĐ 38, các đơn vị đã nắm bắt và triển khai thực hiện”.

Người lao động đừng chỉ làm việc: Hãy làm nghề Người lao động đừng chỉ làm việc: Hãy làm nghề

Tại Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là những doanh nghiệp ở lĩnh vực kỹ thuật tiếp tục gặp khó trong tuyển ...

Nghẹn ngào câu chuyện đoàn viên nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi Nghẹn ngào câu chuyện đoàn viên nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi

Để yêu thương, chăm sóc đứa trẻ mà mình không mang nặng đẻ đau là điều không dễ dàng, thế nhưng, với tấm lòng nhân ...

Một Pháp lệnh cần được báo giới và cả xã hội quan tâm Một Pháp lệnh cần được báo giới và cả xã hội quan tâm

Sáng nay 18/8, 100% ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) có mặt đã thông qua Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành ...

Tin mới hơn

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Trong quý I năm 2025, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã phát huy rõ nét vai trò là chỗ dựa tin cậy, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030

Chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030

Giai đoạn 2025 - 2030, LĐLĐ tỉnh Bắc Giang cùng Sở Y tế tỉnh ký kết chương trình phối hợp chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động trên địa bàn.
Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Giữa vùng công nghiệp phát triển sôi động, nơi hàng trăm ngàn lao động nhập cư đang ngày ngày mưu sinh, tổ chức Công đoàn tỉnh Long An như một người bạn đồng hành thầm lặng nhưng bền bỉ, mang đến sự chở che, sẻ chia và cả những tia hy vọng ấm áp cho những phận người xa quê.

Tin tức khác

Hiệu quả chương trình phúc lợi của Công đoàn TP. HCM

Hiệu quả chương trình phúc lợi của Công đoàn TP. HCM

Nhờ vào những chính sách phúc lợi thiết thực, Công đoàn TP.HCM đã không ngừng củng cố mối quan hệ gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp, tạo ra những giá trị lâu dài cho cả hai bên.
Phúc lợi của 32.000 công nhân lao động tại Công ty CP TKG Taekwang Vina

Phúc lợi của 32.000 công nhân lao động tại Công ty CP TKG Taekwang Vina

Tại Công ty CP TKG Taekwang Vina (KCN Biên Hòa 2, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), Trung tâm Phúc lợi Công đoàn đã ra đời như một mô hình sáng tạo và thiết thực nhằm mang đến cho 32.000 công nhân những mặt hàng thiết yếu với giá ưu đãi.
Chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động Thủ đô Quý I/2025

Chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động Thủ đô Quý I/2025

Các cấp Công đoàn trên địa bàn TP Hà Nội đã thực hiện các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động với tinh thần trách nhiệm, để người lao động yên tâm làm việc, tránh tranh chấp,...
Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Giữa một buổi trưa oi ả tại Công ty TNHH Chí Hùng, tỉnh Bình Dương, chị Nguyễn Thị Ngọc Hà, Chủ tịch CĐCS Công ty – vẫn miệt mài rà lại các điều khoản trong bản thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) vừa được doanh nghiệp ký kết đầu quý. “Có vài câu chữ tưởng nhỏ, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi người lao động. Công đoàn không cẩn thận thì công nhân chịu thiệt”, chị Hà nói.
Giải pháp trọng tâm nâng cao phúc lợi đoàn viên

Giải pháp trọng tâm nâng cao phúc lợi đoàn viên

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu các cấp công đoàn tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động.
6 nhóm chỉ tiêu về chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động đến năm 2030

6 nhóm chỉ tiêu về chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động đến năm 2030

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã ký ban hành Nghị quyết 07/NQ-BCH của Ban Chấp hành về “Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động trong tình hình mới”.
Xem thêm