Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển văn hóa
Nghiên cứu

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển văn hóa

Trần Quốc Dân
Tác giả: Trần Quốc Dân
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (CLNNL), phát triển con người. Mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa (PTVH) cũng là mục tiêu xây dựng và phát triển con người mới Việt Nam, đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là chủ thể của sự phát triển.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển văn hóa
Đầu tư phát triển hiệu quả nguồn nhân lực không chỉ tăng cường nguồn lao động sáng tạo nội sinh của văn hóa dân tộc mà còn để nâng cao năng lực làm chủ công nghệ và tiếp thu những thành tựu khoa học hiện đại. Nguồn: tapchitaichinh.vn

1. Sự cần thiết phải nâng cao CLNNL và PTVH

CLNNL là khả năng tổng hợp về thể lực, trí lực, kỹ năng, phong cách, đặc điểm lối sống, tinh thần và đặc biệt là khả năng nghiên cứu, sáng tạo, đổi mới, tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới trong quá trình lao động, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Yếu tố con người luôn đóng vai trò trung tâm của mọi quá trình phát triển. PTVH để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, khát vọng phát triển và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của nền văn hóa và con người Việt Nam, hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao (NNLCLC), thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đất nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới. Yêu cầu nâng cao CLNNL có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và phát triển bền vững. Trong công cuộc cải biến xã hội vô cùng sâu sắc này, nguồn NNLCLC là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Việc ứng dụng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật và công nghệ để phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải có NNLCLC đáp ứng.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển văn hóa, đặt con người vào trung tâm của sự phát triển
NNLCLC có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Nguồn: vietnamplus.vn

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đất nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới. Yêu cầu nâng cao CLNNL có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và phát triển bền vững. Trong công cuộc cải biến xã hội vô cùng sâu sắc này, nguồn NNLCLC là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Việc ứng dụng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật và công nghệ để phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải có NNLCLC đáp ứng. NNLCLC sẽ bảo đảm rút ngắn thời gian thực hiện CNH, HĐH đất nước. Nước ta tiến hành CNH, HĐH trong bối cảnh của một nước nông nghiệp, nếu không có NNLCLC thì không thể thực hiện những bước nhảy vọt, đi tắt đón đầu. NNLCLC cũng là điều kiện cho việc phát triển nền kinh tế tri thức. Chỉ có NNLCLC mới bảo đảm cho những mục tiêu phát triển, trong đó có mục tiêu phát triển nền kinh tế tri thức.

NNLCLC cũng bảo đảm cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Nền kinh tế phát triển bền vững hay không phụ thuộc nhiều vào năng lực cạnh tranh quốc gia cao hay thấp. Vì vậy, NNLCLC là một trong những nhân tố quan trọng nhất xác định năng lực cạnh tranh quốc gia, bởi nó có vai trò quyết định trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ, tái tạo các nguồn lực khác.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển văn hóa, đặt con người vào trung tâm của sự phát triển
Nâng cao CLNNL có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và phát triển bền vững. Ảnh: Thiên Lý

2. PTVH góp phần nâng cao CLNNL

Văn hóa do con người sáng tạo ra. Trong đời sống xã hội, văn hóa vừa phản ánh hiện thực của con người, vừa thúc đẩy sự phát triển, sự hoàn thiện nhân cách, làm phong phú và sâu sắc thêm các giá trị nhân bản, nhân đạo và nhân văn của đời sống xã hội. Văn hóa thúc đẩy sự phát triển đồng thời là kết quả của phát triển, là thước đo sự phát triển con người và xã hội.

Nói tới văn hóa là nói tới con người, nói tới việc phát huy những năng lực bản chất của con người, nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Dưới góc độ văn hóa, đi sâu nghiên cứu vào CLNNL với tư cách là động lực sáng tạo con người, có thể thấy động cơ thúc đẩy hoạt động sáng tạo là năng lực văn hóa của con người, từ đó càng thấy PTVH có vai trò quan trọng trong việc nâng cao CLNNL. Có thể thấy tác động của PTVH đến CLNNL được biểu hiện trên các phương diện sau:

Một là, PTVH văn hóa luôn đi đôi, gắn chặt với con người, PTVH và con người là nhiệm vụ không thể tách rời; PTVH với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Toàn bộ các giá trị sáng tạo thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan, phương thức sống và hoạt động, tính nhân văn của con người, hợp thành nền tảng tinh thần để bảo đảm cho một xã hội phát triển hài hòa, cân đối, bền vững.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển văn hóa, đặt con người vào trung tâm của sự phát triển
PTVH góp phần nâng cao CLNNL. Ảnh: Nhật Nam

Hai là, PTVH tạo điều kiện hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.

Ba là, PTVH tạo điều kiện để văn hóa thẫm đẫm trong toàn xã hội, trong từng cơ quan, tổ chức, hình thành môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội; ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội.

Bốn là, PTVH tạo điều kiện chủ động giao lưu văn hóa quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh thần của nền văn minh nhân loại; đồng thời, phòng ngừa những xu hướng lai căng, xa rời giá trị truyền thống, bảo đảm xây dựng và phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Năm là, PTVH tạo điều kiện củng cố và nâng cao tinh thần đại đoàn kết, nhận thức của toàn dân về ý thức tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí phục hưng dân tộc, truyền thống văn hóa, tính tích cực xã hội, hình thành nếp sống văn minh, tác phong công nghiệp, tính chuyên nghiệp, thiết thực, hiệu quả, đề cao, tôn trọng con người, quan tâm nâng cao trí tuệ, cải thiện chất lượng sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển văn hóa, đặt con người vào trung tâm của sự phát triển
PTVH để hình thành môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn. Nguồn: bing.com

Sáu là, PTVH tạo điều kiện cho sự phát triển trình độ hệ thống giáo dục kể cả bề rộng và chiều sâu. Sự phát triển bao trùm của hệ thống giáo dục sẽ bảo đảm điều kiện để mỗi người dân thụ hưởng một cách công bằng thành quả của nền giáo dục; tạo ra năng lực thu hút nhiều người học, xây dựng xã hội học tập mở, học tập suốt đời, thúc đẩy NNLCLC tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Sự phát triển chiều sâu của hệ thống giáo dục tác động mạnh đến yếu tố CLNNL. Trình độ phát triển của hệ thống giáo dục càng cao thì CLNNL được đào tạo cũng càng cao.

Bảy là, PTVH tạo điều kiện cho quá trình tiếp nhận, sử dụng, phát huy NNLCLC hiệu quả hơn. Thực tế cho thấy, đất nước nào sử dụng được NNLCLC có hiệu quả thì quốc gia đó phát triển tốt và ngược lại. Như vậy, PTVH sẽ phát huy cao độ tố chất sáng tạo của NNLCLC, đó vừa là động cơ, vừa là mục tiêu của quá trình sử dụng NNLCLC.

3. Kết luận

Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam là nước đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Để tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, thì việc tập trung nâng cao CLNNL đủ khả năng thích ứng và sáng tạo trong điều kiện hiện nay là giải pháp quan trọng. Đầu tư phát triển hiệu quả nguồn nhân lực không chỉ tăng cường nguồn lao động sáng tạo nội sinh của văn hóa dân tộc mà còn để nâng cao năng lực làm chủ công nghệ, sức cạnh tranh và tiếp thu những thành tựu khoa học hiện đại.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển văn hóa
PTVH thu hút nhiều người học, xây dựng xã hội học tập mở, học tập suốt đời, thúc đẩy NNLCLC tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Nguồn: baophutho.vn

Những con người Việt Nam phát triển toàn diện, có lý tưởng cao đẹp, phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, giản dị trong lối sống… chính là cơ sở phát triển NNLCLC đủ sức đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc đổi mới đất nước. Chúng ta phải PTVH để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, khát vọng phát triển và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của nền văn hóa và con người Việt Nam. Hình thành NNLCLC, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ sẽ tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tài liệu tham khảo:

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG - Sự thật, HN, 2021.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Nxb CTQG - Sự thật, HN, 2014.

3. PGS. TS. Vũ Văn Phúc - TS. Nguyễn Duy Hùng: Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, Nxb CTQG - Sự thật, HN, 2012.

Bắc Giang: Ranh giới bệnh nhân Covid-19 ở mức độ vừa phải tới nguy kịch rất nhanh Bắc Giang: Ranh giới bệnh nhân Covid-19 ở mức độ vừa phải tới nguy kịch rất nhanh

“Đợt dịch ở Đà Nẵng, bệnh nhân nặng chủ yếu đều lớn tuổi và có nhiều bệnh nền, nhưng ở Bắc Giang, bệnh nhân nặng ...

1000 tỷ của hai nữ đại gia Phương Hằng- Lê Thị Giàu! 1000 tỷ của hai nữ đại gia Phương Hằng- Lê Thị Giàu!

Bà chủ Đại Nam- CEO Nguyễn Phương Hằng, người nổi tiếng với câu “đồ không có 1000 tỷ” cùng những phát ngôn đình đám khác ...

“Ở nhà         với ngoại ngoan,          mẹ đi rồi sẽ về” “Ở nhà với ngoại ngoan, mẹ đi rồi sẽ về”

Đó là lời dặn dò của Võ Thị Hoài Thương, khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Đà Nẵng với con khi chị gửi về ...

Tin mới hơn

Tăng cường vai trò công đoàn trong gắn kết kinh tế với xã hội

Tăng cường vai trò công đoàn trong gắn kết kinh tế với xã hội

Hiện nay, trong sự phát triển kinh tế - xã hội và nhìn nhận về sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam, chúng ta đang thấy kinh tế vẫn được quan tâm và chú trọng hơn. Điều này có nguyên nhân xuất phát từ chính sách coi kinh tế là trọng tâm được thực hiện kể từ khi Việt Nam đổi mới và mở cửa nền kinh tế.
Tăng cường năng lực tiếp cận thông tin của người lao động: Góc nhìn từ ngành Dệt may Việt Nam

Tăng cường năng lực tiếp cận thông tin của người lao động: Góc nhìn từ ngành Dệt may Việt Nam

Quyền tiếp cận thông tin của người lao động không chỉ là vấn đề pháp lý mà còn là yếu tố quyết định trong việc xây dựng môi trường làm việc minh bạch, công bằng và ổn định. Trong ngành Dệt may Việt Nam, nơi chủ yếu là lao động nữ với trình độ phổ thông, việc thực thi quyền này lại đối mặt với nhiều thách thức. Bài viết này phân tích thực trạng quyền tiếp cận thông tin trong ngành Dệt may, từ những khó khăn trong công tác truyền thông đến những hạn chế về chính sách pháp luật. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người lao động, thúc đẩy sự minh bạch và phát triển bền vững trong ngành.
Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về Công đoàn

Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về Công đoàn

Ngay từ khi thành lập, Chính phủ lâm thời đã chú trọng xây dựng pháp luật về Công đoàn, đặt nền móng cho sự phát triển phù hợp với tiến trình kinh tế – xã hội của đất nước.

Tin tức khác

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.
Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.
Xem thêm