Mùng 5 tháng 5 về miệt cù lao

Kinh tế - Xã hội - HOÀNG LIÊN PHƯƠNG

Ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch cũng là Tết Đoan Ngọ, nhiều du khách phương xa thích thú tụ tập về các cù lao giữa dòng sông Hậu của miền Tây Nam bộ để "tắm cồn" và thưởng thức nhiều loại cây trái đặc sản miệt vườn: măng cụt, sầu riêng, nhãn, chôm chôm... trong đó có cù lao Phong Nẫm, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

Đây là điểm du lịch miệt vườn đã có từ trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước. Cùng với cồn Quốc gia (cồn Mỹ Phước cũng thuộc huyện Kế Sách) và Cù Lao Dung tạo nên một chuỗi du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch tâm linh thu hút du khách khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, kể cả TP. HCM và các tỉnh miền Đông, nhưng đông nhất là vào dịp Tết Đoan Ngọ hằng năm. Năm nay cũng vậy, từ lúc trời vừa hửng sáng, rất nhiều du khách các nơi đổ về và tôi cũng có mặt ở cù lao này để trở về nơi gắn bó biết bao kỷ niệm của một thời... tắm cồn ngu ngơ, đầy lãng mạn.

Mùng 5 tháng 5 về miệt cù lao
Du khách thích thú với vườn sầu riêng. Ảnh: HOÀNG LIÊN PHƯƠNG

Nằm trải dọc giữa sông Hậu mênh mông, có rất nhiều dải đất nhô lên lớn, nhỏ khác nhau với màu xanh um bất tận, người dân miệt sông nước khi gọi là cồn, khi gọi là cù lao, thậm chí có người gọi là đảo, mà là "đảo ngọt" mới chịu. Có cù lao dài chưa đầy một cây số nhưng cũng có cù lao dài hơn 30 cây số. Từ thượng nguồn Hậu giang giáp biên giới Campuchia xuống tới cửa biển, có ít nhất 3 cù lao được gọi là đảo ngọt: cù lao Tân Lộc (Thốt Nốt, TP. Cần Thơ) giáp với TP Long Xuyên, tỉnh An Giang; cù lao Phong Nẫm (huyện Kế Sách) và Cù Lao Dung giáp với biển Đông của tỉnh Sóc Trăng. Những truyền thuyết về tên gọi đảo ngọt gần giống nhau nhưng khác nhau ở vị trí địa lý cùng với những huyền thoại gắn liền với từng cù lao một, tạo nên sự khác biệt rất lớn.

Quê tôi ở chợ Trà Ôn của tỉnh Vĩnh Long, chỉ cách cồn Phong Nẫm một dãy cù lao Mây, lúc đó gọi là xã Lục Sĩ Thành. Thuở còn là học trò phổ thông, mỗi dịp đến mùng 5 tháng 5 âm lịch, tôi và mấy đứa bạn cùng trang lứa không muốn ở chợ mà thích tụ tập cả đám kéo nhau qua đảo ngọt này du ngoạn. Vừa lạ lại vừa vui đối với lũ học trò ở chợ huyện và nhất là được thỏa thích ăn trái cây chín mọng đu đưa trên cành. Người dân nơi đây rất hiếu khách, chất phác, có khi kêu chúng tôi vào nhà đãi bánh xèo, cho ăn bánh tráng ướt trộn với dừa nạo và đường cát, rải thêm chút muối mè hoặc đậu phộng rang giã nhuyễn thơm lựng cả lỗ mũi dù chúng tôi lạ hoắc lạ huơ, không có bà con họ hàng gì hết. Đường sá lúc đó chỉ là con đường mòn lắm sình nhiều bụi, cỏ dại mọc um tùm, rắn rết cũng không ít.

Mùng 5 tháng 5 về miệt cù lao
Rừng bần và bãi bồi bên cồn thư hút khách du lịch. Ảnh: HOÀNG LIÊN PHƯƠNG

Năm nào cũng vậy, lũ học trò chúng tôi tới tết này là “mò” qua cồn Phong Nẫm chơi tới tối mịt mới chịu về. Qua bên cù lao riết rồi quen mặt, với lại cái đám "nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" chúng tôi thường giúp bà con "một tay, một chân" làm cỏ, tưới cây, xới đất vun gốc cây nên "tự dưng" từ trên trời rơi xuống, tôi có thêm được "tía má nuôi" với mấy đứa em, mấy ông anh, mấy bà chị “ngang hông”. Có gia đình ở đây "xem mặt bắt hình dong" rồi còn "đòi" gả con gái cho nữa, làm hú hồn hú vía. Lâu lâu tía má hay mấy ông anh, bà chị "ngang hông" đi chợ bên Trà Ôn thường đem trái cây cho ăn, có khi cho tiền mua truyện để đọc rồi khi qua cồn kể lại cho mọi người nghe, ai cũng xem như con cháu ruột thịt trong nhà. Gần 40 năm trôi qua, chúng tôi vẫn còn "qua lại" và giữ mối quan hệ thân thiết ruột rà đó, xưng hô như con cháu trong nhà, không phân biệt gì cả. Có gia đình còn truyền cho tôi tuyệt chiêu "bí truyền" của gia tộc là "chữa bệnh từ xa", bảo rằng tôi là người "có duyên" và là "truyền nhân" đời thứ 9 gì đó của cao nhân từ vùng Thất Sơn (An Giang) truyền lại khi ông đi ngang qua cù lao này "làm phép trị bệnh" miễn phí. Tôi không phải là người mê tín dị đoan, chúa ghét mị dân, lọc lừa nhưng trong ngần ấy thời gian trải nghiệm đã có không ít y, bác sĩ, chức sắc khắp các vùng miền trong cả nước cũng alô nhờ tôi "can thiệp" khi thử áp dụng các "tuyệt chiêu" ấy và kết quả mang lại rất khả quan mà khoa học hiện đại chưa lý giải được. Thật ra, đó chỉ là những "mẹo dân gian" và trị bệnh bằng "niềm tin" mà thôi chứ không phải "bùa chú" hay cái gì huyền bí cả. Âu cũng là một điều đáng quý trong cõi nhân sinh vậy.

Mùng 5 tháng 5 về miệt cù lao
Nhãn ngọt. Ảnh: HOÀNG LIÊN PHƯƠNG

Không biết tự bao giờ đã có cái tên “đảo ngọt” được ví von cho cù lao Phong Nẫm của huyện Kế Sách. Tôi đã hỏi thăm nhiều cụ tuổi ngoại "thất thập cổ lai hy" đều được nghe trả lời là từ "Ngày xửa, ngày xưa...” gắn với một truyền thuyết khá huyền bí mà đến nay các thế hệ trẻ còn ít người biết tới cái từ “đảo ngọt” dành cho cù lao này cũng như các cù lao khác trên dòng Cửu Long giang. Đó là vào thời kỳ đầu khai hoang lập nghiệp, có một ông lão muốn qua sông Cái Côn để về xứ cồn hoang vu lắm thú dữ, đợi mãi không thấy ghe xuồng nào để quá giang mà trời nhấp nhem tối, ông bèn “trổ tài” qua sông bằng chiếc nón lá, một chân trên nón, một chân đạp nước lướt nhanh như gió. Đến bên cồn, ông ngoái đầu nhìn lại, thấy 2 con ngỗng thần trắng phau, to đùng nhô lên khỏi mặt nước, đập cánh mấy cái ở vàm Cái Côn hướng về ông gật gật đầu như bái phục rồi lặn xuống lòng sông mất dạng. Lúc đó, biển còn sâu trong đất liền, cồn này bị nước mặn bao phủ, không thể trồng cây ăn trái hay sử dụng nước uống được. Một lần nữa, ông lại “hóa phép” cho nước ở cồn trở nên ngọt.

Từ đó, các cư dân tứ xứ đổ về lập nghiệp, phát triển dần và cái tên “đảo ngọt”, có lẽ cũng xuất phát từ đó. Còn ông lão, nghe nói đi khắp vùng châu thổ phương Nam, đi tới đâu ông cũng đều trổ tài "hóa phép" biến nước mặn thành nước ngọt phục vụ người dân. Ông cũng hành nghề trị bá bệnh làm phước mà không cần dùng thuốc sắc uống hay xoa bóp, nắn gân trực tiếp như các thầy võ mà là trị bệnh "từ xa", chỉ cần nói rõ họ tên tuổi thiệt, nhà ở vùng nào, bị bệnh gì là được "làm phép" khỏi ngay trong buổi. Ai cũng thán phục và nghe đâu ông có "truyền nghề" này cho người "có duyên" với ông ở cù lao này và từ đó ông không còn xuất hiện ở vàm sông Cái Côn hay cù lao Phong Nẫm nữa mà xuôi sông Hậu hướng về cửa biển. Hai con ngỗng thần ấy, mỗi khi bị quấy phá, thỉnh thoảng trồi lên mặt sông và gây không ít vụ chìm ghe tàu, làm nhiều người bỏ mạng khi qua lại vàm sông này.

Mùng 5 tháng 5 về miệt cù lao
Tiêu thụ nông sản. Ảnh: HOÀNG LIÊN PHƯƠNG

Cù lao Phong Nẫm trông giống như một con tàu lớn, mũi hướng về phía Cần Thơ, hứng chịu những con sóng bạc đầu, dòng nước xoáy hung dữ từ vàm Cái Côn đổ ra gặp con nước chảy xiết từ thượng nguồn đổ về mà thành, đập vào mũi cồn bọt nước tung tóe, trắng xóa. Cù lao này như đang cưỡi con sóng dữ của Cửu Long giang từ từ tiến sâu vào đất liền lên phía thượng nguồn. Khi mùa gió chướng kéo về thì sóng và gió lớn từ cửa biển thông thống thổi vào làm cho vàm sông cuồn cuộn những con sóng bạc đầu mà ghe xuồng qua vàm sông đều kinh hãi; bởi vậy người dân thường gắn việc này với đôi ngỗng thần khi tức giận điều gì đó. Dưới lòng sông phía đầu mũi cồn giáp với vàm Cái Côn băng qua chợ Trà Ôn có những bậc tam cấp bằng đá xanh nguyên khối và cả những tảng đá liền khối rất lớn dài hàng chục mét mà những tay thợ lặn chuyên nghiệp tìm đồ đạc ghe tàu bị chìm ở khúc sông này kể lại. Phải chăng, nơi đây có liên quan đến những bậc tam cấp bằng đá xanh nằm phía dưới vàm Cái Côn hay bên trong Giồng Đá, Giồng Cát cách đó không xa?

Nơi đây có phải là dãy núi trong quá trình tạo sơn bị chìm lún mà thời trước, các nhà bác vật đã từng đến tìm hiểu và lấy đi 2 vật trấn sơn ở Giồng Đá là búa ngọc và Phật thủ cũng bằng ngọc nên dãy núi này không còn mọc nữa? Hay đó là những đền đài của Vương quốc Phù Nam cách đây hơn 2.000 năm với nhiều vật trang sức, lạ mắt, cổ quái, to đùng mà chính tôi tận mắt chứng kiến, sờ mó... trong nhiều truyền thuyết kể lại? Thực hư như thế nào chẳng biết nhưng những truyền thuyết ấy cũng nên trân trọng và để các nhà khoa học có câu trả lời là chính xác nhất.

Tôi còn nhớ cái ngày cù lao Phong Nẫm có lưới điện quốc gia, được kéo từ huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long qua cù lao Mây rồi vượt con khém (lạch, xẻo, lạch hẹp) nhỏ đến trung tâm cù lao này, vì không thể kéo điện từ bờ Sóc Trăng vượt sông lớn gần vàm Cái Côn, vừa nguy hiểm vừa tốn kém ngân sách. Đây thật sự là một ngày hội của bà con xứ cồn này, vì bao đời nay có ai dám mơ ước tới chuyện có điện đóm, chuyện coi ti vi hay chuyện nghe đài. Mặc dù cù lao này thuộc huyện Kế Sách nhưng bà con thường đi chợ búa bên chợ Trà Ôn, vì vượt sông Hậu, nhất là băng xuồng ghe qua vàm Cái Côn khá nguy hiểm, bị chìm ghe thường xuyên. Cù lao lúc đó không có chợ, không có quán xá, mọi thứ đều tự cung tự cấp bởi một cái chợ chồm hổm khi hừng sáng đã tan để lo chuyện vườn tược. Một lão nông tri điền xứ cù lao đứng kế bên tôi chăm chú nhìn các vị lãnh đạo tỉnh và các đại biểu địa phương chuẩn bị làm lễ đóng điện, quay qua vỗ vai tôi cười móm mém, vuốt lại chòm râu bạc lưa thưa, bới tóc thành búi "củ tỏi" cho gọn, hoan hỉ bảo:

- Tía có nằm mơ cũng không tưởng tượng được cái xứ này bây giờ lại có đèn tròn treo ngược, đèn dài như ống sậy sáng choang chói cả con mắt mà không cần xài dầu mỡ gì hết, hiện đại thiệt phải hông bây? Tôi chưa kịp trả lời, ông đã tiếp lời:

- Bây thấy hông, bây giờ mấy đứa nhỏ ở nhà “đánh dây thép” còn nhanh hơn “bà xẹt”, rồi người ta chui vô “cái hộp vuông vuông” nhảy nhót lung tung (Tivi); người ta nói chuyện, ca hát “ì xèo” mà không thấy bóng dáng trong đó đâu cả (Radio)…

Mùng 5 tháng 5 về miệt cù lao

Hệ thống phát thanh phủ khắp nông thôn. Ảnh: HOÀNG LIÊN PHƯƠNG

Tôi thật tình không dám trả lời trước câu hỏi của ông mà chỉ nhìn ông gật đầu cười và tôi cũng thấy ông sảng khoái cười rung rinh cả chòm râu bạc dưới ánh nắng ban trưa, rồi cùng đứng xem buổi lễ đóng điện bắt đầu vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước.

Trước đây, muốn qua cồn Phong Nẫm chỉ duy nhất đi tàu khách từ chợ Kế Sách lên Cần Thơ hoặc ngược lại, mỗi ngày một chuyến vào khoảng 4 giờ sáng, nếu trễ tàu phải đợi hôm sau mới qua được. Có công việc gì gấp lắm thì thuê vỏ lãi vượt sông Hậu mênh mông, khi mùa gió chướng lúc giáp Tết tràn về, những con sóng lưỡi búa, “hốt nước” thảy vào vỏ lãi như muốn nhấn chìm tất cả; có thể vỏ lãi bị lật úp hay sóng đánh ập lên, mình mẩy bị "ướt như chuột lột" mà tôi đã từng là nạn nhân của mấy lần vượt sông Hậu qua cồn bị chìm, bị ướt như vậy. Có lẽ, do tôi ỷ lại chút “tài mọn” của mình là "bơi nhanh như rái cá", lặn sâu như "cua đinh chém vè", biết "phơi bụng" giữa dòng nước dữ khi vỏ lãi bị chìm... nên vẫn "thản nhiên" qua lại mỗi khi có dịp.

Phong Nẫm là vùng đất cù lao nhỏ, chỉ có 4 ấp với chiều dài hơn 10 cây số, chiều ngang có chỗ chỉ vài trăm mét. Tuy vậy, nghề làm vườn ở đây có giá trị kinh tế cao với nhiều loại cây đặc sản như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, nhãn, bưởi… Đời sống người dân khá phồn thịnh, không thua gì đất liền. Bây giờ, cù lao đã hết mưa sình, nắng bụi mà thay vào đó là những con lộ nhựa, lộ đal (đan) xuyên suốt chiều dài giữa cồn, những con đường đal tẻ ra nhiều nhánh như chân rết, tạo sự lưu thông dễ dàng, rộng khắp các nẻo đường. Dọc hai bên đường đal, xưa kia là những căn nhà lá sơ sài, nay đã mọc lên những căn nhà tường khang trang. Xung quanh cồn là con đê bao bọc, trên đó là con đường đal bao lấy mảnh đất lắm cây trái này. Phía ngoài bãi là những hàng bần mọc cật tua tủa giữ lấy phù sa, như ngạo nghễ, thách thức với triều cường và sóng lớn. Trước đây, đường sá xứ cù lao này "èo uột" lắm. Mùa khô bụi mù mịt, mùa mưa sình lầy trơn trợt. Khi mùa lũ về, nước sông Hậu tràn lên, đôi khi bờ bao bị bể làm ngập đường làng, nhà cửa, vườn tược. Chỗ đất trũng, nước không thoát được, rất khổ cho người đi đường, nhất là các cháu nhỏ đi học. Chính quyền địa phương và bà con đã đồng lòng quyết tâm bảo vệ, xây dựng cù lao nên mới được như hôm nay. Chỉ tiếc là nếu tía nuôi tôi còn sống, chắc ông sẽ mừng rơn, nhảy cẫng lên và chảy nước mắt thêm lần nữa như khi xưa xứ cù lao này có điện vậy.

Trong thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước, khu vực ở giữa và cuối đuôi cồn Phong Nẫm là căn cứ địa cách mạng và là đường dây giao bưu chính giữa Khu 8 và Khu 9. Huyết mạch này cứ 2 ngày một chuyến, không bao giờ bị gián đoạn. Tôi cũng từng được nghe kể lại những trận đánh nảy lửa giữa ta và địch ở vùng đất kiên cường này. Nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và quân đội đã từng đi qua con đường này trong thời chiến. Tiêu biểu nhất là trận đánh “Chòm bàng” ở ấp Phong Hòa. Du kích xã đã chiến đấu kiên cường, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của đại đội Bảo an thuộc Chi khu Phong Thuận, tỉnh Phong Dinh (nay thuộc thị trấn An Lạc Thôn, huyện Kế Sách), diệt hàng chục tên địch và bắn cháy tàu chiến tuần tra trên sông Hậu của chúng. Địa danh này, bây giờ không còn vết tích chiến tranh, thay vào đó, chỗ nào cũng ngập tràn vườn cây ăn quả. Sau giải phóng, nhân dân đi tản cư trở về dựng lại nhà, cải tạo lại vườn cây ăn trái của mình. Nhiều gia đình ở đây là những điển hình nông dân tiêu biểu cấp tỉnh, cấp toàn quốc của một thời. Nhiều nhà nhờ làm vườn và nuôi cá tra mà nuôi được con vào đại học; có người đã ra trường làm việc cho ngân hàng, cơ quan nhà nước, có người đang học Đại học Y dược ở Thành phố Hồ Chí Minh...

Mùng 5 tháng 5 về miệt cù lao
Nghề nuôi cá. Ảnh: HOÀNG LIÊN PHƯƠNG

Để phát huy thế mạnh ngành du lịch của xứ cù lao, Phong Nẫm đã quy hoạch trồng cây đặc sản chuyên canh và đưa dần mô hình du lịch sinh thái vườn, khoác lên xứ cồn một bộ mặt nông thôn mới và hứa hẹn nhiều triển vọng vươn lên. Phong Nẫm đã trồng bổ sung thêm hàng chục ngàn cây măng cụt, sầu riêng, vú sữa tím bên cạnh các vườn cây có sẵn như nhãn tím, chôm chôm, bưởi. Ở xứ cù lao mỗi lần tôi cùng đám bạn qua đây, ngoài ăn "căng bụng" cây trái chín cây đến "nhức răng", "chóng mặt" vẫn không quên thú vui đi câu tép và bắt cá bống dừa bằng gáo dừa mà tía và mấy ông anh "ngang hông" chỉ dẫn.

Mấy tháng nay, dịch Covid-19 cũng đã lắng dịu rất nhiều không có ca mắc mới, mùng 5 tháng 5 này tôi tranh thủ qua cù lao Phong Nẫm thắp hương cho tía má nuôi và thăm mấy đứa em, mấy ông anh, bà chị "ngang hông" năm nào. Băng qua sông Hậu lăn tăn sóng bằng con phà lớn cùng nhiều người du ngoạn dịp Tết Đoan Ngọ, tôi còn đang ngơ ngác trước quán nước nhỏ hỏi thăm đường đi để đến nhà tía má, vì bây giờ đường sá khác xưa nên không nhận ra; con đường sình bùn năm nào giờ láng nhựa phẳng lỳ, rồi thêm đường đal ngang dọc như bàn cờ, nhà cửa xây mới còn thoang thoảng mùi vôi... bỗng ai đó vỗ vào vai thật mạnh muốn thấy tới "chín ông trời xay bột", rồi giọng mừng rỡ vang lên:

- Mày... mày... là... thằng Mười hai đó hả?

Vừa bực cái mình vừa xoay lại nhìn, tính trong bụng sẽ "phùng mang trợn má" một chập cho hả dạ nhưng nhìn kỹ lại thì đó là ông anh thứ năm của tía má nuôi. Tôi cũng vồn vã, quên đi cái vỗ vai đau điếng mà thân mật của người dân xứ cồn:

- Nó nè... anh Năm. Anh chị khỏe hông?

- Tụi tao mạnh như trâu cui, có gì đâu, cô vít mà nhằm nhò gì mậy.

Thế rồi anh em hàn huyên đủ chuyện bên quán cóc ven đường. Mấy đứa em sém chút "bị gả" cho tôi cũng kéo ra "tám" khi biết tôi về thăm. Có đứa gợi ý:

- Hay là bữa nay mình đi câu tép, đặt cá bống hén anh, để em chạy dìa lấy con dao róc cần câu, đi bắt mồi cho anh. Gặp lại anh là nhớ hồi đó mình đi câu tép, bắt cá bống dừa vui thấy mồ.

Thấy tôi còn đang đắn đo, mấy đứa em biết ý chen vô:

- Thì anh dìa thắp nhang cho tía má rồi mình đi, một chút hà là có "mồi bén" lai rai rồi, bữa nay tết mà không say không được dìa nhen.

Lúc trước, khi nghe nói đi câu tép, tôi rất ngạc nhiên. Vì cái miệng con tép có chút xíu làm sao cắn câu được. Tôi đem thắc mắc ấy hỏi, tía cười bảo, đúng là dân chợ hà, cái gì cũng hổng biết, câu được mới hay chứ. Thế rồi, tía và mấy ông anh dẫn tôi đi bắt cá thòi lòi ngoài bãi bần chừng 4 - 5 con, mỗi con cắt ra làm 3 - 4 khúc. Lấy dao róc cọng lá dừa, bẻ cúp lại nhưng không đứt lìa, thế là có "cần câu" ngon lành. Xỏ cọng dừa vào khúc cá thòi lòi rồi buộc lại, lựa chỗ nước chảy khi con nước dưới sông bắt đầu nhửng (giảm, bớt) lớn mà cắm cần câu ven bờ và chờ đợi. Khi tép "cắn câu" nó làm cọng dừa rung rinh, thế là lấy rổ xúc vớt tép mà phải vớt từ phía ngoài vào bờ và phải vớt thật nhanh tay, vì tép tôm bị giật mình hay búng ngược trở ra; con tép lóng làm sao thoát khỏi kinh nghiệm của người dân miệt sông nước. Với không đầy 20 "cần câu", tôi vớt lia lịa hết cần này đến cần kia, khoảng 1 tiếng đồng hồ được gần nửa cái rổ nhỏ, có cả mấy con tôm càng xanh háo ăn, mấy con cá bống dừa, cá mè vinh cũng là nạn nhân. Còn mấy đứa em tinh nghịch thì đặt cá bống dừa. Chúng đi bắt mấy con còng gió, tách ra làm 2, bỏ vào 2 gáo dừa khô úp lại, cái nhỏ phía dưới, cái to phía trên. Mùi tanh của còng gió "bắt" hơn mùi của cua đồng, cá bống khoái nhứt. Gáo dừa khô phía trên khoét lổ to bằng ngón chân cái, nhấn xuống sình cặp mé sông. Khi nước lớn, cá bống "đánh hơi" mùi còng sẽ tự chui vào. Chỉ cần lấy gáo dừa lên lật ngược lại cho nước chảy ra hết thế là nghe tiếng cá tép nhảy lóc chóc trong đó. Vậy là có thêm món cá bống kho tiêu, bỏ thêm tóp mỡ heo thắng giòn rụm, đậm đà hương vị thôn quê cho bữa cơm mà muốn" buông đũa" để bốc cho nhanh.

Mùng 5 tháng 5 về miệt cù lao
Đường quê. Ảnh: HOÀNG LIÊN PHƯƠNG

Mấy đứa em đem tép xuống bếp luộc với nước dừa tươi, dằn tí muối cục, gói với bánh tráng, vài cọng bún kèm rau cải trời, cải đất, đọt cát lồi, lá cách... mọc đầy ngoài vườn; nước mắm chanh tỏi ớt giã nhuyễn với rau quế có mùi thơm đặc trưng, ngon đáo để mà tới giờ mỗi khi nhìn thấy tôm tép bán ngoài chợ là tôi nhớ ngay hương vị mấy con tép xứ cù lao này. Mặc dù chúng tôi đã vào tuổi "ngũ thập tri thiên mệnh" hết rồi nhưng buổi câu tép lóng, bắt cá bống dừa mà mấy đứa em gợi ý làm sống lại nhiều kỷ niệm đẹp, thân thương với người dân chất phác, thật thà xứ cù lao. Thiết nghĩ, đây cũng là một trong những cách giữ chân du khách khi cù lao làm du lịch sinh thái. Đoàn du khách của TP. HCM và Cần Thơ sau khi thưởng thức trái cây, chụp ảnh, tắm cồn lúc đi ngang qua chỗ chúng tôi "bày tiệc", vừa thấy "lạ mắt" vừa "thấy vui" nên xin nhập cuộc cho biết món ăn dân dã này. Sẵn "cây nhà lá vườn" có tốn kém gì đâu nên chúng tôi vui vẻ nhận lời. Thế là ai cũng "lăng xăng" phụ giúp, rôm rả cả buổi trưa xứ cồn. Thú vui miệt vườn này tuy đơn giản, ai ai cũng có thể làm được nhưng không phải vùng nào cũng có tép lóng để câu, cũng có cá bống dừa để đặt bằng gáo dừa khô. Chị Hồng Quỳnh, du khách ở TP.HCM không quên cảm ơn chúng tôi và thố lộ: "Hồi nhỏ tới giờ mới biết thú vui này đó. Chính bàn tay mình làm ra sản phẩm khi thưởng thức bao giờ cũng thú vị hơn là có sẵn. Năm tới chắc tụi tui phải về đây lần nữa".

Là 1 trong 10 xã đảo của tỉnh Sóc Trăng được Chính phủ công nhận, không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình cho từng hộ, Phong Nẫm còn chú trọng đến công tác an sinh xã hội và các mặt hoạt động xã hội khác. Tích cực vận động nhân dân đóng góp làm đường giao thông, hiến đất xây cất trường học; chăm sóc sức khỏe nhân dân, chăm lo gia đình chính sách. Người dân Phong Nẫm có quan niệm: xưa đánh giặc, nay xây dựng kinh tế làm cho dân giàu nước mạnh. Dù là một cù lao nhỏ nằm giữa dòng sông Hậu mênh mông, cách trở với đất liền nhưng hiện giờ muốn qua cù lao không còn là chuyện khó khăn hoặc bị chìm vỏ lãi nữa. Thay vào đó là con phà lớn chở hàng chục xe gắn máy một lượt, qua lại ngày đêm, không chỉ với bờ Nam sông Hậu mà với cả Quốc lộ 54, từ Trà Ôn xuống Cầu Kè, nối Quốc lộ 60 lên Mỹ Tho, Sài Gòn và dọc duyên hải của tỉnh Trà Vinh, góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế cả vùng.

Từ giã xứ cù lao Phong Nẫm khi ráng chiều tim tím ngoài cửa biển với làn gió mơn man, lành lạnh tràn về làm chiếc phà tròng trành giữa muôn vàn con sóng lưỡi búa đập lên mạn phà, cứ ngỡ như là tiếng vọng lại từ thuở mở đất khai hoang, đang đánh thức giấc ngủ vùi của xứ cù lao vốn đầy tiềm năng phát triển ngành công nghiệp không khói. Không lâu nữa, đảo ngọt này như con rồng ngủ quên sẽ chuyển mình, quay đầu, vươn xa ra biển Đông với những bước tiến ngoạn mục. Cù lao xanh thẫm giữa sông Hậu mênh mông bỗng vang lên văng vẳng câu hò vọng cổ trữ tình mùi mẫn "muốn rụng rốn" từ giàn đáy khơi dập dềnh, huyễn hoặc giữa làn sương mờ ảo trên mặt sông Hậu lăn tăn con sóng bạc đầu ở một miền quê sóng nước thanh bình, êm ả…

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Sacombank giảm đến 2%/năm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão lũ

Kinh tế - Xã hội -

Sacombank giảm đến 2%/năm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão lũ

Sacombank giảm đến 2%/năm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bị thiệt hại do bão lũ vượt qua khó khăn, ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Sắp thêm 2-4 dự án hoạt động tại các KCN tỉnh Vĩnh Phúc

Kinh tế - Xã hội -

Sắp thêm 2-4 dự án hoạt động tại các KCN tỉnh Vĩnh Phúc

Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Vĩnh Phúc, trong tháng 9/2024, dự kiến sẽ có thêm 2-4 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) dự kiến đạt khoảng 40-45 triệu USD, trong khi các dự án đầu tư trong nước (DDI) sẽ đạt khoảng 200-300 tỷ đồng.

Tiết kiệm xanh - đón xe sang Vinfast cùng Sacombank Pay

Kinh tế - Xã hội -

Tiết kiệm xanh - đón xe sang Vinfast cùng Sacombank Pay

Hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, từ ngày 12/9 đến hết ngày 07/12/2024, Sacombank triển khai chương trình “Tiết kiệm xanh cùng Pay” trúng xe Vinfast và e-Voucher Lock&Lock dành cho khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm trực tuyến trên ứng dụng Sacombank Pay.

Sacombank triển khai thanh toán vé xe buýt qua thẻ NAPAS

Kinh tế - Xã hội -

Sacombank triển khai thanh toán vé xe buýt qua thẻ NAPAS

Từ tháng 9/2024, khách hàng có thể sử dụng thẻ chip nội địa NAPAS do ngân hàng Sacombank phát hành (thẻ NAPAS Sacombank) để thanh toán không tiền mặt ở một số tuyến xe buýt ở Hà Nội, TP.HCM,… Đồng thời, tiến tới hỗ trợ thanh toán ở các loại hình giao thông công cộng khác trong giai đoạn tiếp theo.

Bán tải giá hơn 900 triệu, chọn Mitsubishi Triton, Ford Ranger hay Toyota Hilux?

Kinh tế - Xã hội -

Bán tải giá hơn 900 triệu, chọn Mitsubishi Triton, Ford Ranger hay Toyota Hilux?

Phiên bản cao cấp nhất của mẫu bán tải Mitsubishi Triton với giá rẻ hơn, nhiều trang bị an toàn, sẽ cạnh tranh ra sao với Ford Ranger Wildtrak và Toyota Hilux Adventure.

Giảm mỡ hiệu quả, bền vững với Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì đầu tiên tại Việt Nam

Kinh tế - Xã hội -

Giảm mỡ hiệu quả, bền vững với Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì đầu tiên tại Việt Nam

Ngày 18/9, Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì chuyên sâu, toàn diện, đa mô thức thuộc hệ thống BVĐK Tâm Anh chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc mới trong công cuộc chống lại đại dịch béo phì tại Việt Nam.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Tài chính thông minh - Tránh bẫy tín dụng đen Video

Tài chính thông minh - Tránh bẫy tín dụng đen

Đọc thêm

Nước làm mát ô tô có được giảm thuế GTGT không?

Kinh tế - Xã hội -

Nước làm mát ô tô có được giảm thuế GTGT không?

Các chủ xe sở hữu ô tô thắc mắc nước làm mát ô tô có được giảm thuế GTGT không có thể tìm câu trả lời trong phần dưới đây.

Thủ tục lấy xe bị giam giữ như thế nào?

Kinh tế - Xã hội -

Thủ tục lấy xe bị giam giữ như thế nào?

Dưới đây là thủ tục lấy xe bị giam giữ do người điều khiển phương tiện vi phạm một số lỗi quy định trong Luật Giao thông, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Câu chuyện Làng Nủ và bài học đối phó với cơn bão số 4

Kinh tế - Xã hội -

Câu chuyện Làng Nủ và bài học đối phó với cơn bão số 4

Làng Nủ (Lào Cai), nơi từng chịu những hậu quả khốc liệt từ thiên tai, mang đến cho chúng ta nhiều bài học quý giá về cách ứng phó trước các thảm họa tự nhiên. Khi bão số 4 đang đến gần, chúng ta không thể không nhìn lại kinh nghiệm xương máu từ những thảm kịch đã qua để chuẩn bị kỹ càng hơn.

Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững

Kinh tế - Xã hội -

Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững

Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) và Proparco (Tổ chức Tài chính phát triển của Pháp) vừa ký kết Hợp đồng tín dụng trị giá 50 triệu USD.

Tính năng Quỹ nhóm HDBank xua tan nỗi lo quản lý thu chi tiền quỹ

Kinh tế - Xã hội -

Tính năng Quỹ nhóm HDBank xua tan nỗi lo quản lý thu chi tiền quỹ

Tập hợp những tiện ích tối ưu như góp và rút quỹ, lịch sử thu chi, thông báo khi có biến động số dư, mời và xóa thành viên tham gia tiện lợi, tính năng Quỹ nhóm của App HDBank là lựa chọn của nhiều khách hàng khi mở quỹ nhóm.

Hyundai Santa Fe 2025 ra mắt với 5 phiên bản, giá từ 1,069 tỷ đồng

Kinh tế - Xã hội -

Hyundai Santa Fe 2025 ra mắt với 5 phiên bản, giá từ 1,069 tỷ đồng

Sáng 18/9, thị trường ô tô Việt Nam một lần nữa trở nên sôi động với sự ra mắt của Hyundai Santa Fe thế hệ hoàn toàn mới.

VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ

Kinh tế - Xã hội -

VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ

Với lợi thế hơn 400 dây chuyền khám và tiêm tại 39 trung tâm VNVC ở TP HCM, cùng gần 2000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống VNVC đã tiêm hàng ngàn mũi vắc xin trong ngày đầu triển khai chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ, trong đó có gần 200 mũi tiêm miễn phí.

Indonesia 'hồi sinh' cái tên huyền thoại Honda Spacy nhưng rất lạ lẫm

Kinh tế - Xã hội -

Indonesia 'hồi sinh' cái tên huyền thoại Honda Spacy nhưng rất lạ lẫm

Thị trường Indonesia vừa ra mắt Honda Spacy 2024 nhưng khác hoàn toàn với những gì người Việt quen thuộc về mẫu xe được coi là huyền thoại này.

Hành trình 14 năm chinh phục khách hàng Việt của Nissan Navara

Kinh tế - Xã hội -

Hành trình 14 năm chinh phục khách hàng Việt của Nissan Navara

Không phô trương, ồn ào, Nissan Navara âm thầm trở thành chiếc xe bán tải có chỗ đứng vững vàng trong lòng khách Việt.

Vĩnh Phúc có thêm 2 dự án FDI đi vào hoạt động trong tháng 8/2024

Kinh tế - Xã hội -

Vĩnh Phúc có thêm 2 dự án FDI đi vào hoạt động trong tháng 8/2024

Trong tháng 8/2024, tỉnh Vĩnh Phúc chào đón thêm 2 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự kiện này góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.