Mở như không mở, có mà như không
Cà phê tối - 09/10/2021 20:31 Vũ Hùng
Khách làm thủ tục kiểm tra an ninh tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài. Ảnh: VOV |
Như chúng ta đã biết, hồi đầu tháng 8, do dịch Covid-19 bùng phát mạnh, ngành Hàng không đã dừng toàn bộ các chuyến bay giữa Hà Nội, TP HCM và giữa các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Sau đó, dừng bán vé trên toàn mạng bay nội địa. Chặng Hà Nội - TP HCM chỉ duy trì tối thiểu 2 chuyến mỗi ngày để đưa khách công vụ, khách làm nhiệm vụ chống dịch.
Đến những ngày đầu tháng 10 này, tức là sau 2 tháng ngừng vận chuyển khách thông thường, sau khi nhận được ý kiến đồng thuận từ các địa phương, tối 8/10, Bộ Giao thông-Vận tải ban hành quy định tạm thời về triển khai các đường bay nội địa chở khách đến hết 20/10.
Riêng việc cách ly, Bộ Giao thông-Vận tải hướng dẫn hành khách thực hiện theo yêu cầu cụ thể của từng địa phương. Và mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh từ đây.
Theo quy định của TP Hà Nội, mọi hành khách đi máy bay từ Sân bay Tây Sơn Nhất về Nội Bài và lưu trú tại Hà Nội sẽ phải cách ly tập trung 7 ngày, theo dõi sức khoẻ tại nhà 7 ngày tiếp theo. Yêu cầu trên của TP Hà Nội nêu trong văn bản tham gia ý kiến mở lại đường bay nội địa, gửi Bộ Giao thông-Vận tải ngày 8/10.
Theo đó, giai đoạn từ ngày 10 đến 20/10, Hà Nội thống nhất với Bộ Giao thông-Vận tải mở 2 đường bay từ Hà Nội đến TP HCM và Đà Nẵng. Tần suất mỗi ngày một chuyến, chở khách 2 chiều và ngồi giãn cách 50% công suất.
Hành khách đi máy bay từ Tân Sơn Nhất về Nội Bài và lưu trú tại Hà Nội sẽ phải đáp ứng các tiêu chí, như: Tiêm đủ 2 liều vaccine, trong đó mũi hai cách thời gian bay 14 ngày và không quá 12 tháng hoặc F0 khỏi bệnh trong vòng 6 tháng (trường hợp chưa đủ điều kiện tiêm đi cùng người thân thì theo hướng dẫn của Bộ Y tế); xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay, tuân thủ 5K; khai báo y tế tại điểm đi và đến,...
Ngoài ra, hành khách phải cách ly tập trung 7 ngày tại cơ sở của thành phố hoặc các cơ sở lưu trú (khách sạn). Hành khách tự chi trả chi phí cách ly và xét nghiệm. Sau thời gian cách ly tập trung, tiếp tục theo dõi sức khoẻ tại nơi lưu trú 7 ngày. Thành phố sẽ công bố các khu cách ly tập trung, cơ sở lưu trú, khách sạn phục vụ cách ly và chi phí liên quan để người dân lựa chọn.
Với hành khách từ Đà Nẵng về Nội Bài và lưu trú tại Hà Nội cũng phải đáp ứng các tiêu chí trên. Tuy nhiên khách đến từ Sân bay Đà Nẵng chỉ phải cách ly 7 ngày tại nhà, không phải cách ly tập trung. Trong 7 ngày cách ly tại nhà, lấy mẫu 2 lần, lần một vào ngày đầu tiên và lần 2 vào ngày thứ 6. Hết 7 ngày cách ly, hành khách tiếp tục theo dõi sức khoẻ tại nơi lưu trú 7 ngày.
Vậy là chiếu theo yêu cầu của TP Hà Nội, thì mọi hành khách dù được bay vẫn phải cách ly tập trung ít nhất là 7 ngày với khách bay từ Tân Sơn Nhất và cách ly tại nhà 7 ngày với khách bay từ Đà Nẵng.
Điều mâu thuẫn xảy ra ở chính cái quy định cách ly nói trên của Hà Nội. Vì trên thực tế, vào những tháng ngày dịch giã này, sẽ không có một ai lại mua vé máy bay chỉ để đi chơi, đi du lịch, tham quan, hội hè tụ họp. Có thể nói 100% hành khách bay những ngày này là vì công vụ, vì hội họp cơ quan, đơn vị; là để giải quyết những công việc cần kíp, gấp gáp không thể không có mặt ngay.
Các cuộc họp, cuộc làm việc của cán bộ, công chức thì chỉ diễn ra một vài buổi; các cuộc đàm phán làm ăn với đối tác trong và ngoài nước của các chủ doanh nghiệp đôi khi chỉ diễn ra trong vài giờ đồng hồ tại Thủ đô. Vậy mà thành phố yêu cầu họ phải cách ly tập trung 7 ngày liền, thì sao có thể dự được các cuộc gặp gỡ và làm việc ấy theo đúng lịch trình được; chưa kể có những vụ việc không có lịch trình trước
Kể cả không vì việc công, ngay đối với việc tư cũng đã thấy yêu cầu của TP Hà Nội là rất vô lý. Ví dụ một người con đang công tác tại TP HCM, nhưng nhận được điện báo tin dữ cha (mẹ) mất tại Hà Nội, thì người con ấy sẽ nhất quyết phải bay ra lo tang lễ cho phụ huynh. Vậy mà ra Hà Nội lại bị cách ly 7 ngày thì lúc về chẳng còn được nhìn mặt lần cuối khi vĩnh biệt cha (mẹ), mà chỉ may ra còn kịp lo cúng tuần.
Với những yêu cầu bất hợp lý như vậy, tôi tin rằng tuyệt đại đa số hành khách sẽ đành chấp nhận ở yên một chỗ như những ngày chưa nới giãn cách. Bởi nếu bay ra Hà Nội mà phải cách ly tập trung ít nhất 7 ngày, lại còn phải tự chi trả kinh phí cách ly; thì chắc không một ai sẽ bay ra Hà Nội làm gì nữa.
Có vội, có cần kíp, eo hẹp về mặt thời gian mới sử dụng phương tiện hàng không, cho nên yêu cầu của Hà Nội với hành khách như trên khiến họ bay như không bay. Nó cũng khiến cho việc mở lại đường bay hành khách trở nên không phổ thông và thậm chí là vô nghĩa, là mở mà như không mở.
Trên nhiều diễn đàn, trong những ngày đầu tháng 10 này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhiều lần nhắc nhở chính quyền các tỉnh, thành, lãnh đạo các bộ ngành là phải lưu ý việc chuyển đổi từ mô hình "zero Covid-19" sang "thích ứng linh hoạt" để "sống chung an toàn" với Covid-19.
Mà "sống chung an toàn" thì phải tạo điều kiện để tất cả mọi hoạt động kinh tế - xã hội đều có thể được diễn ra trên cơ sở của sự bình thường mới. Rất tiếc, nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội đã không theo kịp chỉ đạo của Thủ tướng.
Yêu cầu cách ly tập trung tối thiểu 7 ngày sau khi bay tới Hà Nội mà lãnh đạo thành phố Hà Nội đặt ra với Bộ Giao thông-Vận tải và hành khách bay từ Sân bay Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng là một trong những ví dụ của việc không theo kịp, không thấm nhuần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Nó cũng tỏ rõ sự vô lý về chuyên môn phòng chống dịch bệnh khi mà TP HCM và Đà Nẵng đều là những địa phương có tỉ lệ tiêm chủng cao và rất cao. Vậy thì TP HCM và Đà Nẵng tiêm vaccine đủ và phổ cập để làm gì nếu Hà Nội vẫn không chịu mở cửa sân bay, không chịu giảm bớt thủ tục để sự thông thương và nền kinh tế ở mọi miền đất nước có thể được vận hành trở lại theo đúng phương châm “bình thường mới” và sắp tới là “bình thường”?
Thiết nghĩ, lãnh đạo TP Hà Nội nên sớm “mở cửa tư duy” của mình cho phù hợp với việc mở lại đường bay nội địa của ngành giao thông và việc trở lại trạng thái “bình thường mới” trong đời sống và phát triển kinh tế mà Chính phủ đã kêu gọi.
Cùng người lao động vươn lên trong cuộc sống Dấu ấn mà chị Vũ Thị Mai Loan - Chủ tịch công đoàn cơ sở Công ty TNHH Giầy Aleron Việt Nam để lại trong ... |
Tổng LĐLĐ Việt Nam đưa ra một số giải pháp hạn chế thiếu hụt NLĐ, phục hồi sản xuất Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa chỉ đạo LĐLĐ các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng ... |
Hạn chế tối đa thanh tra lao động trong năm 2022 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương hạn ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.