Mô hình “hùn vốn xoay vòng” tương trợ giáo viên có hoàn cảnh khó khăn
Hoạt động Công đoàn - 08/03/2023 21:50 HÀ VY
Gửi yêu thương đến nữ công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn |
Nữ giáo viên của Trường THPT Tân Hồng. Ảnh: CĐ |
Theo đồng chí Võ Hoàng Lâm - Chủ tịch Công đoàn Trường THPT Tân Hồng, mô hình được khởi động từ gần 10 năm trước, bắt nguồn từ việc đời sống giáo viên rất khó khăn (nhất là giáo viên nữ). Ngoài tiền lương, giáo viên không có thu nhập gì thêm. Khi cần mua sắm, đầu tư hay giải quyết nhu cầu tiêu dùng, giáo viên phải vay mượn rất vất vả, thậm chí phải vay nặng lãi với lãi suất cao gấp đôi số tiền gốc. Đôi khi, việc vay nặng lãi đã ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường.
“Ban đầu, mô hình mang tính nhỏ lẻ, không nhiều người tham gia và chỉ mang tính chất hỗ trợ tài chính. Ý tưởng phát triển mô hình nảy sinh từ cô giáo Nguyễn Thị Trúc Loan - giáo viên môn Ngữ văn, nguyên là Trưởng Ban Nữ công. Cô đề xuất, Công đoàn phải kêu gọi gây quỹ để khi giáo viên khó khăn thì hỗ trợ. Sau này, mô hình đã mở rộng tiêu chí cho vay với giáo viên cần mua thiết bị phục vụ giảng dạy hoặc các vật dụng thiết yếu cho gia đình… Quy mô của nguồn vốn cũng theo đó mở rộng” – đồng chí Võ Hoàng Lâm cho biết.
Giáo viên Trường THPT Tân Hồng rất đồng cảm, chia sẻ và gắn kết với nhau. Ảnh: CĐ |
Cụ thể, năm 2018, cô giáo Nguyễn Thị Trúc Loan (sinh năm 1981) đã cùng với Ban Nữ công kêu gọi các nữ giáo viên đóng góp 1 triệu đồng/người/tháng.
“Đối với giáo viên mới vào Trường, thu nhập chưa đến 4 triệu đồng/người/tháng. Với thu nhập như vậy, dù có làm việc từ 5 đến 10 năm thì khi sinh con nhỏ cuộc sống rất khó khăn. Nhiều giáo viên là mẹ đơn thân, khó khăn không trông cậy vào ai được. Nhận thấy nhu cầu vay vốn của nữ giáo viên rất lớn nên Ban Nữ công đã chủ trì, kêu gọi mỗi người tích tiểu thành đại, tạo nguồn vốn hỗ trợ đồng nghiệp” - cô giáo Nguyễn Thị Trúc Loan cho biết.
Hằng tháng, Ban Nữ công xét 1 trường hợp giáo viên khó khăn nhất để làm thủ tục cho vay vốn. Tháng nào có 3 đến 4 giáo viên cùng có nhu cầu vay vốn thì tổ chức bốc thăm để chọn 1 trường hợp. Việc cho vay đúng đối tượng, theo thứ tự ưu tiên, đảm bảo công bằng còn giúp tăng cường tình đoàn kết, chia sẻ giữa các chị em tham gia.
Cô giáo Nguyễn Thị Trúc Loan - người đề xuất phát triển mô hình "hùn vốn xoay vòng". Ảnh: NVCC |
Để vay vốn, nữ giáo viên cần thông tin về nhu cầu, mục đích để Công đoàn xem xét. Nguồn vốn được ưu tiên cho người khó khăn hơn. Vì khoản tiền cho vay có ý nghĩa “tương trợ”, điều kiện và thủ tục không quá ngặt nghèo, giúp chị em yên tâm công tác.
Mỗi người rút được số tiền như nhau, không chịu sức ép về trả gốc và lãi như vay ngân hàng hay vay nặng lãi. Trước những ích lợi mà mô hình này mang lại, không chỉ có nữ giáo viên mà nhiều giáo viên nam cũng đề nghị được tham gia. Nhiều người là mẹ đơn thân, không may làm ăn thua lỗ, ốm đau, mua sắm vật dụng thiết yếu… nhờ nguồn vốn này mà vơi bớt khó khăn. Mỗi người được mượn vốn 1 lần nên đều phải sử dụng thật hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích và trân trọng sự hỗ trợ của đồng nghiệp dành cho mình.
Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo hoạt động này không đứt gãy, Công đoàn tổ chức họp bằng hình thức trực tuyến và các cá nhân đóng góp bằng hình thức chuyển khoản (thay vì chỉ đóng tiền mặt như trước).
Hoạt động của Công đoàn giúp giáo viên yên tâm công tác. Ảnh: CĐ |
Cô giáo Lê Thị Trang đã công tác tại trường hơn 20 năm. Cô là lao động chính trong gia đình vì chồng có thu nhập không ổn định. Gia đình cô phải đi ở trọ nhiều năm, nuôi một con đang tuổi đi học. Cách đây mấy năm, cô cần trợ vốn để kinh doanh nhỏ, tạo thêm nguồn thu cho gia đình. Mong muốn, nguyện vọng của cô đã được Công đoàn hiện thực hóa. Từ khi tiếp cận được nguồn vốn không lãi suất này, cô đã sử dụng đồng vốn đúng mục đích, giải quyết bài toán tăng thu nhập cho gia đình.
“Ý nghĩa của mô hình này là ở chỗ, người có nhu cầu trợ vốn thì được tiếp cận nguồn vay không lãi suất. Còn người có điều kiện dư dả hơn thì coi như một hoạt động tiết kiệm, tích lũy” - cô giáo Trang chia sẻ.
Nói về đóng góp của cô Loan với việc duy trì mô hình “hùn vốn xoay vòng”, đồng chí Võ Hoàng Lâm cho biết, sáng kiến, nhiệt huyết và sự đóng góp của cô đã lan tỏa đến các giáo viên tinh thần đoàn kết, đồng cảm với khó khăn của nhau. Đây chính là sợi dây để mô hình tồn tại lâu dài.
"Mặc dù phải chiến đấu với bệnh hiểm nghèo, cuộc sống gia đình khó khăn, cô vẫn lan tỏa tinh thần lạc quan, vượt khó, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong năm học 2019 - 2020 và năm học 2020 - 2021, các lớp do cô chủ nhiệm đều đỗ tốt nghiệp 100%. Trên 70% học sinh đỗ vào các trường đại học và cao đẳng trên cả nước; các lớp chủ nhiệm đều đạt các chỉ tiêu kế hoạch mà nhà trường đề ra. Về học tập, hạnh kiểm, 100% học sinh lên lớp theo đúng năng lực.
Nhiều phong trào của Trường, của ngành Giáo dục và Đào tạo phát động như văn nghệ, thể thao, tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bồi dưỡng học sinh giỏi Văn cấp tỉnh, ủng hộ giúp đỡ học sinh, đồng nghiệp gặp khó khăn cũng như các cuộc vận động khác của ngành... đều có sự tham gia tích cực của cô.
Bản thân cô nhiều lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, Lao động tiên tiến, Giấy khen của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đồng Tháp về đóng góp cho hoạt động công đoàn, Bằng khen UBND tỉnh Đồng Tháp, Giấy khen Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn cấp tỉnh, sáng kiến kinh nghiệm được công nhận cấp tỉnh và sự tín nhiệm, thương yêu của đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh…" - đồng chí Võ Hoàng Lâm cho biết.
Hiệu trưởng bắt giáo viên đi tiếp khách: Cần loại khỏi đội ngũ! Một nữ hiệu trưởng trường mầm non ở Đắk Nông điều các giáo viên đi uống rượu, bia tiếp khách “VIP” một lần nữa gây ... |
Giáo viên không bắt buộc phải trực Tết Nhà nước hiện không có quy định nào yêu cầu giáo viên phải đến trường trực Tết. Do đó họ không bắt buộc phải trực ... |
Giáo viên vùng cao Điện Biên được “thưởng Tết” một cân giò Không có “tháng lương 13”, mỗi cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Phìn Hồ (huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) được “thưởng” một cân ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 16:09
Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động
Nhiều năm qua, Công đoàn Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Việt Bắc – MICCO (Đông Triều, Quảng Ninh) đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động; tiếp tục nâng cao chất lượng và tích cực đổi mới phương thức, cách thức tổ chức các hoạt động; tạo điều kiện tốt nhất để người lao động an tâm công tác và cống hiến.
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 08:51
Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
Hơn 25 năm qua, anh Nhân là một phần không thể thiếu của tập thể Trường THPT Ngô Gia Tự (xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh).
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 17:04
LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
Dự kiến hơn 38.000 đoàn viên, người lao động khó khăn được LĐLĐ tỉnh Long An hỗ trợ, chăm lo Tết.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.