
![]() |
Ảnh minh họa: Internet |
Nhưng đây là bộ luật quá phức tạp và nhạy cảm, phạm vi điều chỉnh hết sức sâu rộng, đụng đến những vấn đề rất quan trọng và thiết thân nhất đối với mỗi người, mỗi gia đình, mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp, cơ quan kể cả với yếu tố nước ngoài... nên sửa đổi và bổ sung gặp rất nhiều khó khăn, dù rằng đó là vấn đề thời sự.
Bên cạnh những kết quả thì vẫn còn những hạn chế như chính ngành chủ quản thẳng thắn thừa nhận: "Nguồn lực về đất đai chưa thực sự được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp. Có lúc, có nơi chưa thực sự đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người có đất thu hồi và nhà đầu tư khi thực hiện chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chính sách tài chính đất đai, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người có đất thu hồi, gây khiếu nại, khiếu kiện và ảnh hưởng đến ổn định xã hội, phát triển kinh tế. Hệ thống quy hoạch sử dụng đất chưa đảm bảo tính đồng bộ, tổng thể. Chất lượng quy hoạch chưa cao, chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường; chưa theo hướng tiếp cận quy hoạch không gian, dựa vào hệ sinh thái. Việc tổ chức thực hiện các quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai còn hạn chế. Cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin đất đai chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; công tác đăng ký đất đai chưa được thực hiện nghiêm. Vi phạm pháp luật về đất đai còn xảy ra nhưng chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời. Tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và vi phạm pháp luật về đất đai còn diễn biến phức tạp...".
Sau nhiều lần hoãn và lùi thời gian thì nay Luật Đất đai đã được Quốc hội đưa vào Chương trình Xây dựng luật năm 2022, theo đó sẽ trình Quốc hội lần đầu vào tháng 5/2022 và lần hai vào tháng 10/2022.
Dự luật lần này có những nội dung mới dự kiến đưa vào như: Quy hoạch quản lý, sử dụng không gian ngầm, không gian trên không, chia sẻ và kết nối thông tin, dữ liệu đất đai... Dự luật cũng quy định rõ các trường hợp đấu giá đất, đấu thầu đất, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đất có yếu tố tín ngưỡng, tâm linh...; trách nhiệm của những người đứng đầu các cấp, các ngành nếu để xảy ra sai phạm trong quản lý đất đai... Nghĩa là khả năng bao quát và tác động của luật sẽ rộng hơn, nhiều vấn đề hơn, hy vọng sẽ giải đáp phần nào những yêu cầu ngày càng mới của cuộc sống đang không ngừng phát triển, những tình huống cụ thể và phổ biến mang yếu tố pháp lý cần được pháp luật tham gia điều chỉnh.
Luật Đất đai sửa đổi dĩ nhiên luôn được dư luận quan tâm vì mỗi ngôi nhà đang ở, mỗi mảnh đất đang làm ăn, rồi việc chuyển nhượng, thừa kế... đều phải liên quan đến luật này, dù rằng nhiều người dân không hiểu nhiều về văn bản pháp quy nhưng vẫn không thể hờ hững khi soi mình vào luật. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này cũng đang tham gia góp ý sôi nổi để hoàn thiện Luật Đất đai sửa đổi. Chẳng hạn như GS.TS Đặng Hùng Võ (nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã đề cập chuyện nhiều lần đóng góp cho Luật Đất đai ở khía cạnh vĩ mô nhằm góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo đảm và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho bất động sản du lịch... Ông cũng cho rằng dự luật chưa bao quát những vấn đề cụ thể mà quan trọng đang khiến dư luận nóng lên như phân lô bán nền. Theo ông thì dự luật cần phải quan tâm đế việc "cấm chia lô bán nền, chỉ sử dụng cách thức này ở một số vùng nông thôn đang cần đất ở cho các hộ gia đình tách ra từ một hộ, không mang tính thị trường".
TS Vũ Đình Ánh đề xuất cần thay đổi cách thức đấu giá đất theo nguyên tắc: công khai, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và trực tiếp, tuân thủ thông lệ quốc tế. Như vậy sẽ hạn chế tiến tới triệt tiêu những tiêu cực, những phi vụ mờ ám, làm ăn bất chính, trục lợi từ đấu giá đất...
Luật Đất đai như đã nói luôn tác động đến mọi mặt của đời sống con người, từ kinh tế đến chính trị, an ninh quốc phòng và cả ngoại giao, đến cuộc sống riêng tư từng cá thể, từng hộ gia đình, tạo dựng và củng cố không gian sinh tồn quan trọng bậc nhất cho mỗi công dân, địa phương, doanh nghiệp... Sửa đổi luật lần này làm thế nào để có một đạo luật khá đầy đủ và sát hợp với tình hình thực tế, có ý nghĩa trước mắt cũng như lâu dài, là "cây gậy pháp lý" đầy hiệu lực để điều chỉnh các mối quan hệ liên quan, nhằm phát huy tốt nhất tài nguyên đất đai, tư liệu sản xuất của quốc gia, khiến mỗi công dân đều yên lòng vì được pháp luật chính danh bảo hộ cuộc sống của mình, xây dựng Việt Nam cường thịnh và văn minh.
Kỳ vọng này xin gửi đến Luật Đất đai sửa đổi lần này. Mong lắm thay!
![]() Hăng hái đấu giá rồi bất ngờ "thả tay" có thể kể đến hai doanh nghiệp là Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản ... |
![]() Ngoài quán, lên cơ quan, vào công ty hay đến bất cứ đâu cũng có thể quanh đi quẩn lại là đất lên, đất sốt, ... |
![]() UBND TP Đà Nẵng đang lấy ý kiến để trình HĐND thành phố quyết định sử dụng 798 tỉ đồng tiền sai phạm đất đai ... |
Đọc nhiều
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Thìa sữa trong viện

Kinh hoàng sữa giả

“Miếng cơm” từ cây gạo
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu
