“Mang thai tiền ăn còn thiếu, mơ gì sữa bầu hả chị”
Đời sống - 11/06/2021 14:00 Duy Minh
Lúc lấy mẫu, em như chạm vào nỗi lo lắng của công nhân Chương trình E–Learning giữ nhịp cánh bay thời đại dịch |
Thàng Thị Nươu - công nhân Công ty TNHH Luxshare ICT Bắc Giang đang mang thai 5 tháng. |
Thàng Thị Nươu từ huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) xuống huyện Việt Yên (tỉnh Bắc Giang) làm việc. Trước đây, chồng Nươu thực hiện nghĩa vụ quân sự, một mình Nươu ở nhà đồng ruộng cùng cha mẹ chồng. Với Nươu, đó là những ngày tháng vất vả mà không lấy đâu ra tiền.
“Ở trên quê, chúng em vẫn có gạo ăn. Đất trên rừng núi tính bằng quả đồi. Nhưng leo mỏi chân lắm mà làm vẫn chỉ đủ thóc ăn là may. Nhà anh chị em, họ hàng nhiều đất đồi, ruộng bậc thang hơn nên không phải mua thêm gạo thóc. Còn nhà em, vẫn phải mua thêm. Con trâu, con bò, con gà không có. Cả gia đình không có nguồn thu nào khác. Thi thoảng hái thêm chút măng rừng hay lá dong bán cho dân buôn mang về xuôi” – Nươu ngậm ngùi chia sẻ.
Thàng Thị Nươu cùng bạn bè (ảnh chụp trước thời điểm 27/4/2021) |
Hằng ngày, Nươu theo mẹ chồng hoặc các cô, các bác bên chồng lên đồi, lên nương làm ruộng. Làm đổ mồ hôi mà vẫn chỉ đủ thóc ăn. Bụng mang, dạ chửa, làm nương với động lực là vận động cho dễ sinh con. Khi sinh con đầu lòng, không may mắn, Nươu chưa tận hưởng hết niềm vui làm mẹ thì con đã mất.
Đau buồn, cộng thêm những vất vả của nghề nông, Nươu quyết tâm theo bạn bè xuống khu công nghiệp của huyện Việt Yên (tỉnh Bắc Giang) làm việc. Khi được tuyển dụng vào Công ty TNHH Luxshare ICT Bắc Giang, Nươu thuê trọ cùng bạn bè. Đó là vào tháng 7/2020.
“Em đi làm tháng nào tăng ca được 5 – 6 triệu đồng/tháng. Công ty cho bữa ăn ca miễn phí nên đỡ được phần nào chi phí. Tằn tiện, tiết kiệm mỗi tháng cũng gửi về cho bố mẹ được 2 – 3 triệu đồng. Thấy cuộc sống ổn định hơn vì có thu nhập đều đặn, em phải thuyết phục chồng rất nhiều về việc khi nào ra quân sẽ xuống dưới này cùng em. Phải thuyết phục mãi mới được chị ạ” – Thàng Thị Nươu chia sẻ.
Thuê trọ ở nhà thôn Nội Hoàng, vợ chồng Nươu ở trên tầng 3. Những ngày dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, cuộc sống của hai vợ chồng rất vất vả.
Huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) - quê hương của Nươu |
“Em mang thai được 5,5 tháng thì nghén hết 5 tháng, không ăn được gì. Thân thể lúc nào cũng mệt mỏi, em nghĩ không thể tiếp tục làm việc được. Nhưng công ty, công đoàn động viên, tạo điều kiện để em tiếp tục cố gắng làm việc, mục đích là khi sinh con được hưởng chế độ thai sản cho bớt khó khăn. Em cũng nghĩ, về quê không có việc làm, lại ôm con mà không có tiền tiêu thì cũng khổ. Em lại cố gắng làm việc. Bỗng nhiên có dịch, em và chồng phải ở trong nhà trọ, không được bước ra ngoài. Cuộc sống rất khó khăn" - Nươu kể.
Đến quần áo bầu, Nươu cũng không đi mua được vì không ai bán. Quần áo đã chật hết cả. Phòng trọ ở tầng 3 nóng bức, hai vợ chồng không có tiền để lắp điều hòa. Đến chiếc quạt nước cũng không dám mua. Nươu mang thai, nằm chỉ duy nhất một chiếc quạt, càng quạt càng nóng.
Cuộc sống công nhân giúp Nươu có thu nhập ổn định và nhiều niềm vui hơn |
Trước dịch, chồng Nươu làm công trình ngày có việc, ngày không, ráo mồ hôi là hết tiền, thu nhập bấp bênh. Khi Nươu phải cách ly, công ty có chuyển khoản tiền ăn ca vào số tài khoản. Nươu dặn chồng rút ít tiền, nhờ chủ nhà trọ mua giúp ít thịt để ăn cho thai nhi khỏe mạnh lên.
“Lần mới đây nhất em đi khám là khi 21 tuần tuổi. Bác sĩ bảo em phải uống sữa, mua thêm thuốc bổ và ăn thêm chất đạm để thai nhi khỏe. So với tiêu chí phát triển của thai nhi 21 tuần tuổi thì con em chỉ đạt 80%. Em thầm nghĩ, tiền ăn hằng ngày còn khó khăn, phải dè sẻn. Giờ lấy đâu tiền mua sữa bầu” - Nươu tâm sự.
Nươu có mua ít thuốc sắt và canxi để uống thêm. Những ngày cách ly, hai vợ chồng vẫn có gạo, rau, cháo vì được công đoàn, nhà thiện nguyện, địa phương và chủ nhà trọ hỗ trợ.
Nươu lo dịch bệnh kéo dài, hai vợ chồng không có việc làm thì không biết cuộc sống sắp tới sẽ ra sao khi sinh con. Giờ muốn về quê cũng không về được. Đi làm chưa đi được. Muốn ăn thêm gì phải nhờ chủ nhà trọ mua giúp. Cuộc sống những ngày dịch bệnh lại phải cách ly chỉ đảm bảo cuộc sống đạm bạc nhất.
Huyện Việt Yên thực hiện cách ly y tế |
“Em chưa đi khám thai lại được. Em thấy trong người rất mệt mỏi. Thi thoảng, em có ra sân nhà trọ tập vài động tác nhẹ để tăng cường vận động. Em cũng nghe nói nhiều bạn công nhân mang thai được hỗ trợ rồi, có cả sữa bà bầu và đồ dùng thai nhi. Em cũng mong được như các bạn ấy. Hôm trước, các anh chị Công đoàn cũng nắm thông tin về em thông qua chủ nhà trọ. Em rất mừng vì lúc khó khăn được Công đoàn quan tâm thế này” – Nươu chia sẻ.
Được biết, Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang cũng đưa Nươu vào danh sách công nhân nữ mang thai cần được hỗ trợ để các nhà hảo tâm, mạnh thường quân quan tâm, giúp đỡ.
Ông Hoàng Trọng Đông, Chủ tịch LĐLĐ huyện Yên Dũng cho biết: "Trong thời gian qua, các Siêu thị 0 đồng do LĐLĐ tỉnh Bắc Giang tổ chức đã đến với các nhà trọ, hỗ trợ kịp thời cho công nhân, lao động khi gặp khó khăn, đặc biệt là lao động nữ mang thai và nuôi con nhỏ".
“Khi các bạn công nhân gặp khó khăn, chúng tôi cũng tự nguyện tặng gạo và rau miễn phí để các bạn ấy vượt qua khó khăn khi dịch bệnh. Với những công nhân mang thai, chúng tôi cũng sẽ sự hỗ trợ” – chủ nhà trọ nơi vợ chồng Nươu thuê trọ chia sẻ.
Các cấp Công đoàn tỉnh Bắc Giang trao quà đến tận tay các bà bầu mang thai trong các khu nhà trọ |
Theo LĐLĐ tỉnh Bắc Giang, tổng số lao động nữ đang mang thai là 3.800 người, số lao động nữ có con nhỏ tuổi 6 tuổi là 4.800 người. Như vậy, tổng số công nhân lao động nữ đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi đang ở khu cách ly, điều trị (F0, F1) khoảng gần 10.000 người. Quan tâm, hỗ trợ cho các nữ công nhân lao động đang trong khu vực cách ly, phong tỏa bằng những hộp sữa bầu là rất cần thiết. Tạp chí Lao động và Công đoàn phối hợp với LĐLĐ tỉnh Bắc Giang, kêu gọi tất cả các nhà hảo tâm và bạn đọc chung tay hỗ trợ để góp phần mang những hộp sữa cho những nữ công nhân đang mang bầu trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn. Mọi sự ủng hộ xin gửi về địa chỉ: LĐLĐ tỉnh Bắc Giang Số tài khoản: 112000034644, Ngân hàng Công thương tỉnh Bắc Giang. |
2 bệnh nhân COVID-19 nặng đầu tiên ở Bắc Giang khỏi bệnh |
Nữ công nhân mang thai ở “tâm dịch” Bắc Giang: “Chồng tôi lại lỡ hẹn vào nhà máy” |
Lúc lấy mẫu, em như chạm vào nỗi lo lắng của công nhân |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.