Lương, vật giá hay cuộc đua không cân sức giữa rùa và thỏ
Người lao động - 21/05/2020 07:00 Minh Hoàng
Lương công nhân và giá cả là cuộc đua bất tận giữa rùa và thỏ. Ảnh minh họa của thoibaotaichinhvietnam.vn |
Tuần qua, giá vàng trong nước và thế giới liên tục tăng; ngày 18/5 đạt đỉnh 49,15 triệu đồng/lượng, được coi là kỷ lục trong 8 năm trở lại đây. Ngày 19/5, giá vàng có giảm chút ít, song giá bán ra vẫn ở mức trên 49 triệu đồng/lượng.
Người ta lý giải, giá vàng tăng do dịch Covid-19 đang hoành hành dữ dội trên thế giới, trong khi giá dầu vẫn ở mức thấp. Tình hình chính trị, kinh tế thế giới phức tạp, nhất là quan hệ Mỹ - Trung còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn. Nhà đầu tư, người dân tìm đến vàng như một tài sản sinh lời hoặc để dành an toàn.
Nhưng, công nhân thì liên quan gì đến giá vàng; bao nhiêu người công nhân có ý định “lướt sóng” sàn vàng hoặc mua vàng để bảo toàn tài sản? Câu trả lời là không mấy liên quan nếu nhìn trực tiếp; ngược lại, sẽ liên quan mật thiết nếu chúng ta hiểu vàng - tiền - hàng là một.
Một viên chức ngành văn hóa nói với tôi: “Ra trường, tôi đi làm, được xếp lương khởi điểm trình độ đại học tròm trèm một chỉ vàng. Gần hai mươi năm sau, qua nhiều lần tăng lương, lương của tôi hiện vẫn tương đương… một chỉ vàng!”.
Dệt may là ngành sản xuất thâm dụng lao động, giải quyết việc làm cho hàng triệu người nhưng giá trị gia tăng chưa cao. Ảnh tuyencongnhan.vn |
Từ khi đổi mới, quy mô nền kinh tế nước ta tăng trưởng khoảng 50 lần. Đời sống người dân cũng tăng lên nhiều lần. Nhưng lương của người công nhân vẫn như chú rùa hụt hơi trong cuộc đua với "vật giá thỏ". Tổ chức Công đoàn đã quyết liệt đấu tranh với giới chủ trong lộ trình tăng lương, để mức lương của người công nhân không chỉ “tiệm cận” mà thực sự phải bảo đảm đủ sống, tiến tới có tích lũy.
Song, giá thịt lợn ngoài chợ vẫn rất cao, dù Chính phủ, các bộ, ngành đã cương quyết đưa giá thịt lợn về đúng giá thành của nó. Giá thịt lợn - loại thực phẩm chủ lực tăng - thì giá gà, vịt, cá và các sản phẩm tương tự cũng “té nước theo mưa”. Chỉ một trận mưa đá, bão lũ thì rau củ quả cũng “nhân tiện” có lý do đẩy giá bán lên. Chiếc ví mỏng của các chị công nhân vẫn vơi dần mỗi buổi chiều đi chợ.
Còn một lý do nữa.
Lương của người công nhân Việt Nam thấp vì trình độ tay nghề của họ chưa cao. Trình độ công nghệ của Việt Nam còn thấp. Việt Nam mới phát triển mạnh những ngành nghề thâm dụng lao động, sản phẩm làm ra ít có hàm lượng chất xám, khoa học; giá trị gia tăng thấp. Theo một nghiên cứu, năm 2019, năng suất lao động của Singapore gấp Việt Nam 13,7 lần; Malayxia gấp 5,3 lần; Thái Lan gấp 2,7 lần và Indonesia gấp 2,2 lần. Trong khi những ngành thâm dụng lao động lại phụ thuộc nặng nề vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập. Chỉ một cơn “hắt hơi, sổ mũi” ở các quốc gia có nguồn nguyên liệu này thì sản xuất ở trong nước lập tức lao đao.
Giá thịt lợn hiện vẫn ở mức rất cao. Người công nhân phải đắn đo mỗi lần đi chợ. Ảnh dantri.com.vn |
Để “chú rùa” lương có thể đuổi kịp và vượt lên "vật giá thỏ" như câu chuyện ngụ ngôn kia, phải có một tư duy đổi mới mạnh mẽ, một quyết tâm thay đổi công nghệ, cơ cấu lại sản xuất - mà hậu đại dịch Covid-19 đã vô tình mang lại. Dứt khoát đoạn tuyệt với “lợi thế công nhân giá rẻ”, bắt nhịp với cách mạng công nghiệp 4.0. Người công nhân cũng phải học lại, tự đào tạo lại, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp để làm chủ công nghệ mới.
Có như thế, đường đua tưởng bất tận mới rút ngắn lại.
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định