Lương sẽ thay đổi thế nào sau khi thực hiện cải cách theo vị trí việc làm từ 1/7/2024?

Sổ tay pháp luật - Hồng Nhung

Theo chính sách cải cách tiền lương, bắt đầu từ 1/7/2024, việc chuyển xếp tiền lương cũ sang lương mới phải phù hợp vị trí việc làm và không thấp hơn lương hiện hưởng.

Cải cách tiền lương theo vị trí việc làm

Tại phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 1/4/2024, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương và nội hàm cơ bản nhất của cải cách lần này là trả lương theo vị trí việc làm, chức vụ, chức danh của cán bộ lãnh đạo.

Lần cải cách chính sách tiền lương này sẽ tác động đến toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu từ ngân sách Nhà nước, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Thông tin cơ bản về cải cách chính sách tiền lương người lao động nên biết
Từ ngày 01/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018. Ảnh minh họa: IT

Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 do Quốc hội ban hành, trong đó có đề cập đến nội dung cải cách tiền lương như sau:

Một là, từ ngày 01/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 (Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước); điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Hai là, đối với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước ở Trung ương đang thực hiện cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù:

Từ ngày 01/01/2024 – 30/6/2024: Mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 12/2023 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc năm 2024).

Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì chỉ thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

Từ ngày 01/7/2024: Bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất. Không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động chuyên môn,...) của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.

Ba là, các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định. Cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính số tăng thu ngân sách địa phương dành để cải cách tiền lương như quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết 34/2021/QH15.

Phân loại vị trí việc làm

Khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì sẽ có 2 cách để phân loại vị trí việc làm: Theo khối lượng công việc và tính chất, nội dung công việc.

Cụ thể, Điều 5 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Phân loại vị trí việc làm

1. Phân loại theo khối lượng công việc

a) Vị trí việc làm do một người đảm nhiệm;

b) Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhiệm;

c) Vị trí việc làm kiêm nhiệm.

2. Phân loại theo tính chất, nội dung công việc

a) Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý;

b) Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành;

c) Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung (tài chính, kế hoạch và đầu tư, thanh tra, pháp chế, hợp tác quốc tế, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, văn phòng và một số vị trí việc làm đặc thù khác);

d) Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.

Hiện nay, khái niệm "trả lương theo vị trí việc làm" vẫn chưa được định nghĩa một cách cụ thể. Tuy nhiên, có thể giải thích dựa trên các khái niệm "vị trí việc làm" của cán bộ, công chức (tại Khoản 3 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008): Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Như vậy, trả lương theo vị trí việc làm đối với công chức là trả lương theo từng công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch cụ thể.

Trả lương theo vị trí việc làm sẽ thay thế hệ thống bảng lương hiện hành theo nguyên tắc chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, trong đó có nội dung về thực hiện chính sách tiền lương từ 1/7/2024.

Dự kiến tổng nguồn ngân sách Trung ương dành để thực hiện cải cách tiền lương khoảng 132 nghìn tỷ đồng; nguồn tích lũy của ngân sách địa phương khoảng trên 430 nghìn tỷ đồng.

Như vậy ngân sách đã bố trí 562 nghìn tỷ đồng đảm bảo đủ thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024 theo Nghị quyết 27/2018 của Trung ương khóa 12 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Theo tính toán của Chính phủ, để thực hiện cải cách tiền lương, dự kiến tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm từ ngân sách trong giai đoạn 2024 - 2026 là hơn 499 nghìn tỷ đồng. Trong đó, chi cho cải cách tiền lương là 470 nghìn tỷ đồng, điều chỉnh lương hưu là 11,1 nghìn tỷ đồng và trợ cấp ưu đãi người có công là 18 nghìn tỷ đồng.

Thông tin cơ bản về cải cách chính sách tiền lương người lao động nên biết
Có bỏ thu nhập đặc thù đối với cán bộ, công chức khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024? Có bỏ thu nhập đặc thù đối với cán bộ, công chức khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024?

Từ ngày 1/7 tới sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Hiện nay có 134.284 cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, ...

Giáo viên băn khoăn khi cải cách lương bỏ phụ cấp thâm niên Giáo viên băn khoăn khi cải cách lương bỏ phụ cấp thâm niên

Bắt đầu từ 01/7/2024, lương giáo viên sẽ thay đổi theo nguyên tắc cùng mức độ phức tạp công việc sẽ có mức lương như ...

Chi tiết thay đổi mức lương tối thiểu của người lao động trước và sau 1/7/2024 Chi tiết thay đổi mức lương tối thiểu của người lao động trước và sau 1/7/2024

Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng của Bộ Lao động – Thương ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019

Pháp luật lao động -

7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.

Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động

Sổ tay pháp luật -

Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động

Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?

Pháp luật lao động -

Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?

Việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được quy định Theo Điều 90 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Pháp luật lao động -

Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng.

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động

Sổ tay pháp luật -

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động

Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Sổ tay pháp luật -

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định theo Điều 190 Bộ luật Lao động năm 2019.

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chia sẻ trong Talk Công đoàn về thỏa ước lao động tập thể nhóm ngành dịch vụ, du lịch khách sạn.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 23/11/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, đem lại lợi ích cho cả người lao động và chủ doanh nghiệp.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Đọc thêm

Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân

Sổ tay pháp luật -

Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân

Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.

Nghĩa vụ của NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Sổ tay pháp luật -

Nghĩa vụ của NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Người lao động làm việc không theo hợp đồng có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Pháp luật lao động -

Người lao động làm việc không theo hợp đồng có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Quyền về an toàn, vệ sinh lao động với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

Hành vi nào bị nghiêm cấm tại Luật An toàn, vệ sinh lao động mới nhất?

Sổ tay pháp luật -

Hành vi nào bị nghiêm cấm tại Luật An toàn, vệ sinh lao động mới nhất?

Điều 12 Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) quy định 7 hành vi bị cấm.

Nghĩa vụ của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Pháp luật lao động -

Nghĩa vụ của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Người lao động cần báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp...

Công ty có trách nhiệm phải hỗ trợ tiền lương cho người lao động khi ngừng việc do bị dịch bệnh không?

Pháp luật lao động -

Công ty có trách nhiệm phải hỗ trợ tiền lương cho người lao động khi ngừng việc do bị dịch bệnh không?

Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống và trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng được quy định khác nhau.

Quy định của pháp luật về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động?

Pháp luật lao động -

Quy định của pháp luật về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động?

Theo Điều 93 Bộ luật Lao động quy định về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Chi tiết kỳ hạn và hình thức trả lương cho người lao động

Pháp luật lao động -

Chi tiết kỳ hạn và hình thức trả lương cho người lao động

Quy định về kỳ hạn trả lương cho người lao động theo Điều 97 Bộ luật Lao động.

Tiền lương và mức lương tối thiểu được quy định thế nào?

Sổ tay pháp luật -

Tiền lương và mức lương tối thiểu được quy định thế nào?

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Pháp luật quy định về thử việc, thời gian thử việc và mức lương thử việc hiện hành như thế nào?

Pháp luật lao động -

Pháp luật quy định về thử việc, thời gian thử việc và mức lương thử việc hiện hành như thế nào?

Nội dung thử việc được quy định từ Điều 24 đến Điều 27 Bộ luật Lao động.