Lương giáo viên tăng ra sao từ 1/7/2024?

Sổ tay pháp luật - Hồng Nhung

Mức lương giáo viên sẽ tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương từ 1/7/2024.
Lương giáo viên sẽ không còn “món nợ chỉ thấy hứa”?

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, từ ngày 1/7/2024, lương giáo viên sẽ được tính theo chính sách cải cách tiền lương, bao gồm lương cơ bản chiếm 70% tổng lương, phụ cấp 30% và thêm 10% tiền thưởng (10% tiền lương trích từ quỹ tiền lương của năm và không bao gồm phụ cấp).

Như vậy, nếu tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng thì tiền lương giáo viên trung bình sau khi thực hiện cải cách tiền lương có thể sẽ tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương.

Lương giáo viên tăng ra sao từ 1/7/2024?

Từ 1/7/2024, lương giáo viên tăng lên hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương. Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, giáo viên hưởng lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ. Sẽ có 3 trường hợp xảy ra với việc hưởng lương theo hạng hiện nay của giáo viên.

Trường hợp 1: Nếu địa phương nào đã hoàn tất bổ nhiệm, chuyển xếp hạng từ chùm Thông tư 20-23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV sang các Thông tư 01-04/2021/TT-BGDĐT (được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT), giáo viên sẽ được hưởng lương với các hạng như sau:

Giáo viên mầm non được chia thành 3 hạng chức danh nghề nghiệp có hệ số lương tương ứng như sau: Giáo viên mầm non hạng III (hệ số lương 2,1-4,89), giáo viên mầm non hạng II (hệ số lương 2,34-4,98), giáo viên mầm non hạng I (hệ số lương 4,0-6,38).

Giáo viên phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) hạng III (hệ số lương 2,34-4,98), giáo viên phổ thông hạng II (hệ số lương 4,0-6,38), giáo viên phổ thông hạng I (hệ số lương 4,4-6,78).

Những trường hợp này giáo viên hạng I, II sẽ có nhiều lợi thế khi chuyển xếp lương từ lương hiện hưởng sang bảng lương cải cách tiền lương từ 01/7/2024.

Trường hợp 2: Nếu các địa phương hoàn tất bổ nhiệm hạng III (mầm non, phổ thông), hạng II (mầm non) từ chùm Thông tư 20-23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV sang các Thông tư 01-04/2021/TT-BGDĐT (được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT), các hạng còn lại vẫn hưởng theo lương của chùm Thông tư 20-23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, giáo viên sẽ được hưởng lương với các hạng như sau:

Giáo viên mầm non hạng III có hệ số lương 2,1-4,89; hạng II có hệ số lương 2,34-4,98.

Giáo viên phổ thông hạng III có hệ số lương 2,34-4,98.

Các hạng còn lại hưởng theo hạng của Thông tư 20-23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV (tạm gọi là hạng cũ), giáo viên mầm non hạng I cũ có hệ số lương 2,34-4,98; giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng II cũ có hệ số lương 2,34-4,98; hạng I cũ có hệ số lương 4,0-6,38; giáo viên trung học phổ thông hưởng lương hạng III (hệ số lương 2,34-4,98), giáo viên phổ thông hạng II (hệ số lương 4,0-6,38), giáo viên phổ thông hạng I (hệ số lương 4,4-6,78).

Trường hợp 2 này phổ biến hơn, nhiều địa phương chỉ chuyển xếp lương từ các hạng cũ sang hạng III mới, các hạng còn lại vẫn chưa thực hiện chuyển xếp.

Trường hợp 3: Chưa chuyển xếp lương mới, giáo viên hưởng lương theo chùm Thông tư 20-23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV

Giáo viên mầm non, tiểu học hạng IV cũ có hệ số lương 1,86-4,06; hạng III cũ có hệ số lương 2,1-4,89; hạng II cũ có hệ số lương 2,34-4,98.

Giáo viên trung học cơ sở hạng III cũ có hệ số lương 2,1-4,89; hạng II cũ có hệ số lương 2,34-4,98; hạng I cũ có hệ số lương 4,0-6,38.

Giáo viên phổ thông hưởng lương hạng III (hệ số lương 2,34-4,98), giáo viên phổ thông hạng II (hệ số lương 4,0-6,38), giáo viên phổ thông hạng I (hệ số lương 4,4-6,78).

Trường hợp 3 này rất ít, chỉ vướng mắc ở một số địa phương do vướng quy định tiêu chuẩn còn chưa thống nhất.

Như vậy, lương giáo viên sẽ được tính theo công chức: Lương = Lương cơ bản + phụ cấp + thưởng (nếu có).

Việc tăng lương cho đội ngũ giáo viên từ 1/7/2024, theo mục tiêu của Nghị quyết 27-NQ/TW là một bước tiến quan trọng, thể hiện sự ghi nhận và đánh giá cao công sức của người lao động trong ngành Giáo dục. Mức tăng lương hơn 32% không chỉ cải thiện đời sống của giáo viên mà còn tạo động lực mạnh mẽ để họ tiếp tục cống hiến và nâng cao chất lượng giảng dạy.

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, giáo viên thuộc diện viên chức cũng sẽ được hưởng 08 khoản phụ cấp, cụ thể như sau:

1. Phụ cấp kiêm nhiệm;

2. Phụ cấp thâm niên vượt khung;

3. Phụ cấp khu vực;

4. Phụ cấp trách nhiệm công việc;

5. Phụ cấp lưu động;

6. Phụ cấp ưu đãi theo nghề;

7. Phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

8. Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập.

Mời độc giả lắng nghe chia sẻ của đồng chí Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, trong chương trình Talk Công đoàn: Nhà giáo bỏ nghề, có phải thực sự chỉ vì lương thấp?

Lương giáo viên tăng ra sao từ 1/7/2024?
Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu nếu được thông qua? Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu nếu được thông qua?

Ngày 20/12, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận, chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 ở mức 6% để ...

9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7/2024 9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7/2024

Từ ngày 1/7, việc sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng ...

Lương giáo viên mầm non sau khi lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng Lương giáo viên mầm non sau khi lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng

Lương giáo viên mầm non được xếp theo 3 hạng I, II, III, tương đương viên chức loại A2, A1, A0. Mức lương mới của ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Ô tô hư hỏng do thiên tai được bảo hiểm đền bù như thế nào?

Pháp luật lao động -

Ô tô hư hỏng do thiên tai được bảo hiểm đền bù như thế nào?

Trường hợp ô tô bị hư hỏng do thiên tai bão lũ, bảo hiểm tự nguyện sẽ đền bù với tỷ lệ như thế nào? Chủ xe cần lưu ý những gì sau khi xe gặp sự cố?

Lệ phí trước bạ là gì?

Pháp luật lao động -

Lệ phí trước bạ là gì?

Lệ phí trước bạ là gì và tại sao chúng ta phải nộp loại phí này đối với một số mặt hàng nhất định? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp.

Siêu bão Yagi: Người lao động có được nghỉ làm không? Chế độ lương ra sao?

Sổ tay pháp luật -

Siêu bão Yagi: Người lao động có được nghỉ làm không? Chế độ lương ra sao?

Tuỳ theo chính sách của từng doanh nghiệp và chỉ thị của từng địa phương mà người lao động có thể phải nghỉ việc trong thời gian siêu bão Yagi (bão số 3) đổ bộ nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản. Vậy trong trường hợp này, người lao động được trả lương ra sao?

Tết Dương lịch năm 2025, người lao động được nghỉ mấy ngày?

Sổ tay pháp luật -

Tết Dương lịch năm 2025, người lao động được nghỉ mấy ngày?

Năm 2025, Tết Dương lịch rơi vào ngày thứ Tư nên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 1 ngày 1/1/2025 và được hưởng nguyên lương.

Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải báo trước khi nào?

Pháp luật lao động -

Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải báo trước khi nào?

Các trường hợp người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước cho người sử dụng lao động được quy định tại Khoản 2 điều 35 Bộ luật Lao động.

Người lao động được từ chối làm việc trong trường hợp nào?

Sổ tay pháp luật -

Người lao động được từ chối làm việc trong trường hợp nào?

Người lao động được từ chối làm việc trong trường hợp công việc đó có nguy cơ mất an toàn, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của bản thân.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đọc thêm

Người sử dụng lao động có quyền đóng cửa nơi làm việc không?

Pháp luật lao động -

Người sử dụng lao động có quyền đóng cửa nơi làm việc không?

Người sử dụng lao động có quyền đóng cửa nơi làm việc không và nếu được, sẽ đóng cửa trong những trường hợp nào, thời điểm ra sao?

Đi làm ngày 2/9, người lao động được hưởng 490% lương

Sổ tay pháp luật -

Đi làm ngày 2/9, người lao động được hưởng 490% lương

Với ngày nghỉ lễ 2/9, người lao động đi làm sẽ được hưởng tổng cộng 490% lương. Cụ thể như sau:

Không cho người lao động nghỉ 4 ngày lễ Quốc khánh 2/9 bị phạt thế nào?

Sổ tay pháp luật -

Không cho người lao động nghỉ 4 ngày lễ Quốc khánh 2/9 bị phạt thế nào?

Người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024, vậy nếu doanh nghiệp không cho người lao động nghỉ 4 ngày thì bị phạt thế nào?

Chi tiết cách tính lương, phụ cấp dễ hiểu theo quy định mới nhất

Sổ tay pháp luật -

Chi tiết cách tính lương, phụ cấp dễ hiểu theo quy định mới nhất

Theo quy định mới nhất, mức lương và phụ cấp đối với người lao động được hưởng đều tăng lên.

Bảng lương mới của công chức ngân hàng cao nhất là bao nhiêu?

Pháp luật lao động -

Bảng lương mới của công chức ngân hàng cao nhất là bao nhiêu?

Các ngạch công chức chuyên ngành ngân hàng quy định tại Thông tư 14/2022/TT-NHNN áp dụng Bảng 2 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP quy định.

Người lao động có trình độ có được nhận thêm 7% lương không?

Sổ tay pháp luật -

Người lao động có trình độ có được nhận thêm 7% lương không?

"Người lao động đã ký hợp đồng trước ngày 1/7/2024 mà có các nội dung thỏa thuận về việc trả lương cao hơn ít nhất 7% thì người lao động sẽ được hưởng tiếp các thỏa thuận này trừ có thỏa thuận khác.", đây là một trong những nội dung tư vấn của TS.LS Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp.

Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp nào?

Pháp luật lao động -

Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp nào?

Người lao động có thể đơn phường chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) theo nhu cầu mà không cần phải có lý do cụ thể với điều kiện phải đáp ứng thời hạn báo trước.

Điều kiện và thủ tục để người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Pháp luật lao động -

Điều kiện và thủ tục để người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Khi có nhu cầu chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), người lao động gửi thông báo cho người sử dụng lao động về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong thời gian quy định pháp luật.

Trường hợp nào người lao động nghỉ việc phải báo trước ít nhất 120 ngày?

Sổ tay pháp luật -

Trường hợp nào người lao động nghỉ việc phải báo trước ít nhất 120 ngày?

Theo đó, đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Căn cứ xác định người lao động không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động?

Pháp luật lao động -

Căn cứ xác định người lao động không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động?

Mức độ không hoàn thành công việc được ghi trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động của đơn vị.