
Hội nghị Truyền máu huyết học phía Nam mở rộng lần thứ 5 thu hút sự tham gia của 1.300 đại biểu trong và ngoài nước - Ảnh: X.M.
Thông tin này được ông Phù Chí Dũng - giám đốc Bệnh viện Truyền máu huyết học Thành phố Hồ Chí Minh - cho biết trong Hội nghị Truyền máu huyết học phía Nam mở rộng lần thứ 5 diễn ra trong hai ngày 1 và 2/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh .
Ông Dũng cho hay Bệnh viện Truyền máu huyết học Thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu trong công tác phát triển các xét nghiệm kỹ thuật cao, chuyên sâu, hiện đại nhất trên thế giới hiện nay, trong đó kể đến đầu tiên là kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới - NGS.
Theo đó, kỹ thuật này còn được ứng dụng để khảo sát nhiều gen trên một lần chạy, giúp nhìn tổng thể hồ sơ của bộ gen trên một cá thể.
Việc xác định kiểu gen HLA nhằm tìm người cho có sự tương đồng về HLA với người nhận được coi là yếu tố bắt buộc và quan trọng cho việc thành công của ca ghép, nhất là trong các trường hợp ghép không cùng huyết thống.
Với những bước tiến vượt bậc nêu trên, bệnh viện đã thực hiện thành công nhiều ca bệnh nặng, phức tạp như: ghép tế bào gốc máu ngoại vi không giữ đông lạnh đầu tiên tại Việt Nam trên bệnh nhân bạch cầu cấp dòng tủy vào tháng 8/1996, ghép máu cuống rốn đầu tiên tại Việt Nam trên bệnh nhân bạch cầu cấp dòng tủy vào tháng 1/2002…
Cách đây hai năm, vào tháng 9/2017, bệnh viện thực hiện thành công ca dị ghép tế bào gốc máu ngoại vi không cùng huyết thống đầu tiên tại Việt Nam trên bệnh nhân bạch cầu mạn dòng tủy mono bào (CMML).
Dịp này, ông Dũng còn cho biết thêm trong những năm gần đây, ngành truyền máu huyết học của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, từ đó giúp nước ta tiến gần hơn với tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế.
Một trong những thành tựu lớn nhất mà ngành đạt được là ghép tế bào gốc tạo máu với số lượng trung tâm ghép ngày càng tăng.
Hiện nay cả nước có 9 trung tâm với tổng số lượng ca ghép gần 1.000 ca trong vòng 24 năm qua. Riêng Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM đã thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu gần 350 ca.
Vươn tầm thế giới, tăng hưởng lợi người bệnh
Hội nghị Truyền máu huyết học phía Nam mở rộng lần thứ 5 năm nay thu hút sự tham gia hơn 1.300 đại biểu trong và ngoài nước với 110 bài báo cáo chuyên sâu về ghép tế bào gốc, những tiến bộ trong điều trị bệnh lý huyết học lành tính, ác tính…
Hội nghị mở ra cơ hội mới trong việc đẩy mạnh tham gia các nghiên cứu về lĩnh vực lâm sàng và sinh học nhằm mục đích tăng sự hưởng lợi của người bệnh, đồng thời giúp trao đổi giao lưu hợp tác quốc tế nhằm phát triển ngành truyền máu huyết học Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới.
![]() Trong 10 tháng đầu năm 2019, tổng số bệnh nhân khám sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương là 4.875 người, ... |
![]() Tại Bệnh viện Nhiệt đới Tp HCM, bệnh viện có hơn 300 bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị nội trú, chiếm 1/3 tổng số ... |
![]() Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cùng các chuyên gia nước ngoài can thiệp thành công kỹ thuật trong buồng ối cho hai thai phụ ... |
Đọc nhiều
Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm
Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ
