"Làm lụng, tăng ca vất vả mà mãi vẫn chỉ đủ sống"
Đời sống

"Làm lụng, tăng ca vất vả mà mãi vẫn chỉ đủ sống"

Minh Hoàng
Tác giả: Minh Hoàng
Có nhiều nguyên nhân khiến người công nhân phải làm lụng, tăng ca vất vả để đủ sống. Song, có người khéo tiết kiệm chi tiêu, đời sống của họ vẫn khá dễ chịu.

4932 lam lyng tyng ca vyt vy ma mai van chy yy syng cuocsongantoanvn 1Một góc xã nông thôn mới Tân Thái, Đại Từ, Thái Nguyên. Nhiều ngôi nhà khang trang được xây dựng có phần đóng góp của những đồng lương công nhân chắt chiu, tiết kiệm. Ảnh: internet

Đôi khi chúng ta có cảm giác sinh nhầm thời. Hồi đi học, học và đọc về tấm gương các danh nhân, chúng ta mơ ước có thể làm được việc gì na ná như họ. Nhưng ta sớm nhận ra, dường như những gì hay ho họ đã viết hết cả, những gì có thể sáng tạo họ cũng sáng tạo cả rồi. Ta thực tế hơn, tự nhủ sẽ kiếm thật nhiều tiền, như thế ta cũng khẳng định được mình và trở thành một người có ích, sống một cuộc sống có ý nghĩa.

Tuy vậy, kiếm tiền là việc cực kỳ khó, có thể còn là khó nhất. Nhìn ra xung quanh, nhiều người giàu có, biết bao giờ ta có tài sản như họ. Ta nhẩm tính, với công việc của mình hiện tại, thu nhập như thế, phải mất mấy trăm năm hay mấy nghìn năm để có khối tài sản đó. Ta cũng nhận ra đời người hữu hạn, việc lao động chỉ diễn ra trong khoảng trên dưới bốn mươi năm. Ta bắt đầu thấy nản lòng và cảm giác bản thân thật vô dụng.

Nên tôi rất đồng cảm với "tâm tư" của một bạn công nhân khi bạn viết trên mạng xã hội: "Anh em công nhân mình đi làm lụng, tăng ca vất vả mà mãi vẫn chỉ đủ sống, chả sắm sửa được gì nhiều nhỉ...". Thật chán phải không, làm mất công mất sức thế mà "hái đến đâu xào đến đấy", năm tháng trôi qua mình vẫn trắng tay. Có vẻ có một chút chua chát, một chút bùi ngùi, cả một chút nản lòng nữa trong dòng trạng thái này.

4946 lam lyng tyng ca vyt vy ma mai vyn chy yy syng cuocsongantoanvn 4

Dòng trạng thái "tâm tư" của một bạn công nhân. Ảnh chụp từ Facebook

Nhưng bạn ơi, công nhân nói riêng, người lao động nước ta nói chung thu nhập chưa cao, chỉ ở mức 3.000 USD một năm, tương đương khoảng 70 triệu VND hay hơn 6,8 triệu VND một tháng. Nếu người công nhân có thu nhập bình quân 7 đến 8 triệu VND một tháng thì cũng ở mức trung bình. Trên mức đó là bạn đã thuộc nhóm có thu nhập cao hơn mặt bằng chung.

Thu nhập của bạn và công nhân nước ta chưa cao vì nhiều nguyên nhân: do công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý, nhất là trình độ tay nghề của bản thân công nhân còn thấp. Rất nhiều khâu sản xuất ở ta vẫn sử dụng lao động phổ thông. Ở các nước phát triển, người công nhân không phải tăng ca mà lương của họ vẫn đủ đảm bảo chi trả tất cả các nhu cầu. Nhưng họ đã công nghiệp hóa trước chúng ta hàng trăm năm; công nghệ của họ thay đổi liên tục, luôn dẫn đầu thế giới; đội ngũ công nhân có tay nghề, kỹ năng giỏi làm chủ những công nghệ hiện đại ấy. Và kỹ năng quản trị của họ thì siêu hạng.

4941 lam lyng tyng ca vyt vy ma mai vyn chy yy syng cuocsongantoanvn 3Người công nhân phải làm lụng vất vả mà thu nhập vẫn thấp do nhiều nguyên nhân. Trong ảnh, một ca làm việc đêm của công nhân một xưởng cơ khí. Ảnh: internet

Người công nhân đi làm ở công ty gần nhà, có xe đưa đón tại các điểm tập trung, buổi trưa ăn cơm tại công ty, họ không mất chi phí thuê nhà, tiết kiệm được một khoản đi lại; ở gần nhà họ cũng có thể tăng gia, giảm được chi phí sinh hoạt; con cái gửi ông bà trông nom hoặc cho học tại các trường gần nhà với chi phí thấp - thì chỉ với đồng lương không cao như đã nói ở trên - họ vẫn có khoản tiết kiệm dư ra để mua sắm hoặc làm nhà làm cửa.

Người công nhân đi làm xa sẽ phải tốn thêm các khoản chi phí tiền thuê trọ, chịu sinh hoạt đắt đỏ hơn bình thường. Chi phí nuôi dạy con cũng cao hơn... Nếu không tiết kiệm, khéo chi tiêu thì không những không mua sắm được gì mà có thể còn phải vay mượn, chưa nói các rủi ro xảy ra sẽ không có nguồn tiền để chi.

4936 lam lyng tyng ca vyt vy ma mai vyn chy yy syng cuocsongantoanvn 2

Người công nhân đi làm xa nhà phải thuê trọ vừa tốn kém, vừa không bảo đảm an ninh, an toàn. Trong ảnh, một khu nhà trọ công nhân. Ảnh: internet

Song, nhiều người công nhân khác, nhất là các cặp vợ chồng, họ biết chi tiêu khoa học, mua cái cần mua, giá cả, chất lượng phù hợp túi tiền; họ đủ tiêu dùng hằng ngày mà hàng tháng vẫn có khoản dư. Nhiều người còn tranh thủ bán thêm hàng online, bỏ mối hàng, chạy xe ôm, đồng thời huy động được tổng hợp nguồn lực từ gia đình, người thân, nên chỉ với đồng lương có hạn, họ vẫn có thể mua nhà, mua đất. Bí quyết của họ chỉ nằm ở mấy chữ: Tiết kiệm, chi tiêu khoa học, chịu khó, luôn nỗ lực và bền bỉ, kiên trì.

Tôi nghĩ cũng có thể coi đó là một phương châm sống. Bởi nếu vung tay quá trán, "bóc ngắn cắn dài" thì sẽ bị đói bất kể sinh ra vào thời nào.

Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 14/8 Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 14/8
Trải lòng của công nhân may Sun Kyoung Việt Nam khi bị Tổng giám đốc hất đổ bàn ăn Trải lòng của công nhân may Sun Kyoung Việt Nam khi bị Tổng giám đốc hất đổ bàn ăn
Hoa quả miễn phí và lời hứa của anh bán rau Hoa quả miễn phí và lời hứa của anh bán rau

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm