Lâm Đồng: Hơn 200 doanh nghiệp được tập huấn pháp luật về lao động

Ngày 24/6, liên ngành (Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) - Bảo hiểm xã hội (BHXH)) tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp tổ chức hội nghị tập huấn, triển khai chính sách, pháp luật về lao động, tiền lương, Bảo hiểm xã hội và công đoàn.
Lâm Đồng: Doanh nghiệp nỗ lực - công đoàn thấu hiểu - người lao động chia sẻ Kết quả và những kinh nghiệm từ Tháng Công nhân ở Lâm Đồng Lâm Đồng: Hội diễn “Tiếng hát công nhân, người lao động” năm 2022 rực rỡ và đặc sắc
Lâm Đồng: Hơn 200 doanh nghiệp được tập huấn pháp luật về lao động
Đại diện người sử dụng lao động, công đoàn của hơn 200 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tham dự Hội nghị. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Hội nghị được tổ chức tại thành phố Bảo Lộc, tham dự có các đồng chí: Nguyễn Tiến Dũng – Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH; Phạm Văn Được – Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh, đại diện các phòng, ban chuyên môn thuộc Sở LĐ-TB&XH, LĐLĐ tỉnh và BHXH tỉnh cùng đại diện người sử dụng lao động, công đoàn của hơn 200 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Đồng bộ và kịp thời

Đồng chí Phạm Văn Được – Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng cho biết, hội nghị tập huấn lần này nhằm thực hiện Kế hoạch số 6921/KH-UBND ngày 29/9/2021 của UBND tỉnh về triển khai thi hành Bộ luật Lao động trên địa bàn tỉnh. Đồng thời cũng là triển khai thực hiện chương trình phối hợp giữa 3 ngành: Sở LĐ-TB&XH, LĐLĐ và BHXH tỉnh trong năm 2022.

Cũng theo đồng chí Phạm Văn Được, trong những năm qua, chính sách pháp luật về lao động, tiền lương và BHXH của nước ta không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, ngày càng phù hợp với thực tiễn phát triển của các loại hình doanh nghiệp, quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

“Bộ luật Lao động năm 2019 đã sửa đổi, bổ sung gần 200 điều so với Bộ luật Lao động năm 2012. Đây là những quy định pháp luật điều chỉnh về quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động, cần sớm triển khai để thực hiện trong các doanh nghiệp” – đồng chí Phạm Văn Được nói.

Lâm Đồng: Hơn 200 doanh nghiệp được tập huấn pháp luật về lao động
Các đơn vị được phát tài liệu để tìm hiểu và trao đổi về các quy định của pháp luật lao động. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Đồng chí Nguyễn Tiến Dũng – Phó giám đốc sở LĐ-TB&XH chia sẻ, triển khai thực hiện Bộ luật Lao động năm 2019, phần lớn doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chấp hành tốt các chính sách, pháp luật về lao động, tiền lương, BHXH, an toàn, vệ sinh lao động… các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động được đảm bảo vì vậy đã giảm thiểu tai nạn lao động, tranh chấp lao động, lãn công, đình công trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó vẫn còn một số doanh nghiệp không thường xuyên cập nhật kịp thời những quy định pháp luật mới nên chưa thực hiện đầy đủ các chính sách về lao động, tiền lương, BHXH và công đoàn, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và quan hệ lao động trong doanh nghiệp.

“Chúng tôi mong muốn qua Hội nghị lần này người sử dụng lao động và công đoàn trong các doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về quyền, nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động, chấp hành tốt các quy định pháp luật để chăm lo tốt hơn cho người lao động” - đồng chí Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ.

Lâm Đồng: Hơn 200 doanh nghiệp được tập huấn pháp luật về lao động
3 đơn vị liên ngành đã chuẩn bị nội dung trao đổi trực quan, dễ hiểu để thông tin tại Hội nghị. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Tại Hội nghị, người sử dụng lao động và cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp được đại diện 3 ngành trao đổi, triển khai những quy định pháp luật liên quan đến quan hệ lao động như: nội dung hợp đồng lao động và các hình thức của hợp đồng lao động; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ; thử việc và tiền lương; kỷ luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động…

Các quy định về chính sách BHXH như mức đóng, chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động và hưu trí; quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong tham gia BHXH, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp; tổ chức, hoạt động công đoàn và tổ chức đại diện của người lao động trong doanh nghiệp…

Sôi nổi, thiết thực

Tại Hội nghị, nhiều ý kiến của người sử dụng lao động và cán bộ công đoàn đã được giải đáp, tư vấn trực tiếp. Anh Trần Việt Đi – Công ty Cổ phần Cao su Bảo Lâm đề nghị các cán bộ chuyên môn giải thích, hướng dẫn về các quy định để đăng ký tham gia BHXH cho người lao động; những quy định để doanh nghiệp được sử dụng người lao động dưới 16 tuổi…

Đại diện Công ty Asuzac thì đề nghị được hướng dẫn về quy định nghỉ phép năm, việc thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về thời điểm nghỉ phép trong năm phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong những thời gian cao điểm, doanh nghiệp cần tăng ca để đảm bảo đơn hàng; hay việc cộng dồn số ngày nghỉ phép trong 3 năm…

Lâm Đồng: Hơn 200 doanh nghiệp được tập huấn pháp luật về lao động
Đại diện các đơn vị đã đề nghị được giải đáp nhiều vấn đề liên quan đến việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao động. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Hay chị Dương Thanh Hạnh – Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Lâm Đồng lại đề nghị trao đổi những quy định về đối tượng, mức đóng BHXH cho người lao động và quy định về lựa chọn nơi đóng BHXH đối với doanh nghiệp có nhiều chi nhánh ở các địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng khác nhau…

Và còn nhiều ý kiến của người sử dụng lao động và cán bộ công đoàn cũng được trao đổi, làm rõ với những quy định pháp luật về các nội dung như: Các trường hợp được thanh toán BHXH một lần khi người lao động nghỉ việc nhưng đã có thời gian tham gia BHXH từ đủ 20 năm trở lên; hay trường hợp người lao động đã đủ tuồi nghỉ hưu nhưng chưa đủ thời gian tham gia BHXH để hưởng lương hưu…

Chị Bùi Thị Quỳnh Lê – Chủ nhiệm nhân sự Chi nhánh Công ty TNHH May mặc First Team Việt Nam, Khu công nghiệp Lộc Sơn cho biết, công ty này thường xuyên sử dụng trên 1.000 lao động nên việc quản lý lao động, tiền lương, BHXH và giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động là rất quan trọng. Công ty cũng thường xuyên phải tuyển dụng để bổ sung nguồn nhân lực vì vậy việc kịp thời cập nhật các quy định mới là hết sức cần thiết cho doanh nghiệp.

“Qua Hội nghị tập huấn này, không chỉ được giới thiệu những chính sách, pháp luật mới, mà chúng tôi còn được trao đổi, giải đáp những khó khăn, vướng mắc, những tình huống thực tiễn để việc tuyển dụng, quản lý lao động và thực hiện các chế độ, chính sách cho người lao động của doanh nghiệp được đúng quy định pháp luật” - chị Bùi Thị Quỳnh Lê phấn khởi nói.

Công đoàn Dầu khí Việt Nam: Vượt khó khăn, hăng say đổi mới, sáng tạo Công đoàn Dầu khí Việt Nam: Vượt khó khăn, hăng say đổi mới, sáng tạo

5 năm qua (2017-2022), các phong trào thi đua “Lao động sáng tạo” trong cán bộ, công nhân lao động (CNLĐ) ngành Dầu khí đều ...

Công đoàn tỉnh Quảng Nam: Điểm nhấn Tháng 5 - Tháng Công nhân Công đoàn tỉnh Quảng Nam: Điểm nhấn Tháng 5 - Tháng Công nhân

Nhìn lại Tháng Công nhân năm 2022, các cấp Công đoàn tỉnh Quảng Nam đã có nhiều nỗ lực xây dựng các hoạt động thiết ...

Một con số đáng nghi ngờ Một con số đáng nghi ngờ

Đó là con số do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Hà Nội đưa ra khi dẫn khảo sát 72% trong số 74.000 ...

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Tinh thần học tập suốt đời: Chìa khóa thành công cho lao động Việt Nam trong kỷ nguyên số

Tinh thần học tập suốt đời: Chìa khóa thành công cho lao động Việt Nam trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh thế giới không ngừng biến động, học tập suốt đời không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu tất yếu đối với mỗi người lao động. Đó là chìa khóa để nâng cao năng lực, thích ứng với công nghệ mới và khẳng định giá trị bản thân trong kỷ nguyên hội nhập.
Công nhân Việt Nam cần tâm thế chủ động, tri thức vững chắc để bước vào kỷ nguyên mới

Công nhân Việt Nam cần tâm thế chủ động, tri thức vững chắc để bước vào kỷ nguyên mới

Tháng Công nhân năm nay mang một thông điệp đặc biệt sâu sắc: “Giai cấp công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”. Đây là lời hiệu triệu mạnh mẽ, thôi thúc mỗi người lao động nhận thức rõ vị thế, trách nhiệm và hành động một cách chủ động, sáng tạo để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Phát huy tiềm năng đổi mới sáng tạo trong công nhân lao động

Phát huy tiềm năng đổi mới sáng tạo trong công nhân lao động

Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị “Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổng số quốc gia” đã xác định phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là yếu tố quyết định sự phát triển của quốc gia; đưa nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Để làm được điều này, việc phát huy vai trò nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo của đội ngũ công nhân lao động đóng vai trò rất quan trọng.
Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Học để đổi đời – Công nhân với tinh thần học tập suốt đời

Học để đổi đời – Công nhân với tinh thần học tập suốt đời

Trong những ngày đầu năm mới, khi đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ bước vào kỷ nguyên số, bài viết “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư Tô Lâm như một lời hiệu triệu đầy cảm hứng, lay động từng trái tim người Việt Nam. Không chỉ là một định hướng chính trị, bài viết ấy là lời nhắn nhủ chân thành, sâu sắc: rằng mỗi người dân – dù là trí thức hay người lao động phổ thông – đều có thể trở thành người làm chủ vận mệnh, nếu không ngừng học tập, không ngừng vươn lên.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.