Lâm Đồng: Cô giáo ở vùng khó khăn “yêu nghề, mến trẻ”
Người lao động

Lâm Đồng: Cô giáo ở vùng khó khăn “yêu nghề, mến trẻ”

ĐỖ THIỆM
Tác giả: ĐỖ THIỆM
Cô giáo Thiều Thị Thu – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chu Văn An, xã Phi Liêng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng tự hào khi nói về người đồng nghiệp trẻ Nguyễn Đỗ Diệu An: “Cô ấy thực sự là tấm gương sáng về lòng yêu nghề, mến trẻ”.
Lâm Đồng: Đối thoại chính sách với hơn 200 doanh nghiệp Lâm Đồng thành lập mới công đoàn cơ sở doanh nghiệp Mùa hè khó quên
Cô giáo 9X vùng khó khăn ở Lâm Đồng “yêu nghề, mến trẻ”
Học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng luôn hào hứng trong giờ dạy của cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An. Ảnh: NVCC

Dìu dắt học sinh như con của chính mình

Chúng tôi đến Trường Tiểu học Chu Văn An vào những ngày đầu tháng 9/2022. Cơn mưa chiều đầu thu vừa dứt, những tia nắng vàng mỏng manh len lỏi qua tán lá, lác đác vương trên sân trường dường như càng làm cho câu chuyện của cô Hiệu trưởng Thiều Thi Thu thêm sâu lắng lòng người. Đó là niềm tự hào về người đồng nghiệp trẻ Nguyễn Đỗ Diệu An, cô không chỉ giỏi chuyên môn mà mỗi lời nói, mỗi việc làm, dù với đồng nghiệp hay các em học sinh, dù ở trong hay ngoài nhà trường… cũng đều thể hiện tấm lòng của người giáo viên “yêu nghề, mến trẻ”.

“Cô ấy đã cố gắng vượt lên hoàn cảnh khó khăn của đứa trẻ mồ côi cha từ khi còn trong nôi, nỗ lực để biến ước mơ thành sự thật, trở thành cô giáo; rồi ngay cả khi cuộc sống với vô vàn khó khăn bởi đứa con gái thứ hai bị chậm phát triển và tự kỷ, cô ấy vẫn toàn tâm, toàn ý dìu dắt các em học sinh như những đứa con của chính mình” – cô giáo Thiều Thị Thu xúc động khi nói về đồng nghiệp trẻ Nguyễn Đỗ Diệu An.

Đúng như nhận xét của người hiệu trưởng, trong suốt câu chuyện với chúng tôi, cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An không hề nói về bản thân mình. Thay vào đó, cô giáo trẻ luôn đau đáu về những khó khăn, thiệt thòi của các em học sinh ở vùng khó khăn nơi đây.

“Các em học sinh không chỉ chịu thiệt thòi bởi kinh tế - xã hội ở đây khó khăn, thiếu thốn mà đường xá đi lại cũng còn nhiều trắc trở, nhiều em ở cách xa trường cả chục cây số, phải ở nhờ nhà người thân để tiện đến trường. Cũng không ít em rơi vào hoàn cảnh bố mẹ ly hôn, có em ở với bố, có em ở với mẹ, có em ở với ông bà... những điều ấy làm cho cuộc sống của các em đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Là người giáo viên dạy tiểu học, chúng em hiểu rằng những thầy cô giáo đầu đời chính là những tấm gương sáng, là hình tượng có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành nhân cách của các em sau này. Bởi vậy mỗi lúc ở trường dù là đứng trên bục giảng hay lúc vui chơi, sinh hoạt cùng học trò, em luôn gần gũi, thăm hỏi về hoàn cảnh sống của mỗi em, nói chuyện thân mật, tâm sự để động viên khuyến khích các em hãy ước mơ và quyết tâm biến ước mơ thành sự thật, bởi có ước mơ, thì mới có mục tiêu phấn đấu”… cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An trải lòng.

Cô giáo 9X vùng khó khăn ở Lâm Đồng “yêu nghề, mến trẻ”
Cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An luôn trăn trở làm thế nào giúp các em có hứng thú, vui thích với việc học, thi đua rèn luyện tốt để trở thành “con ngoan, trò giỏi”. Ảnh: NVCC

Cô An cũng bày tỏ trăn trở làm thế nào giúp các em có hứng thú, vui thích với việc học, thi đua rèn luyện tốt để trở thành “con ngoan, trò giỏi” và sau này các em sẽ là những công dân tốt cho đất nước.

“Mỗi trò một hoàn cảnh khác nhau, nhưng nhìn chung là vẫn còn khó khăn, thiếu thốn, hầu hết cha mẹ làm nông, quanh năm bươn chải với nương rẫy, rất ít có thời gian và điều kiện để tâm đến việc học của con cái. Có những trò nhà còn không có cái ti vi thì làm sao có máy tính mà học. Bởi vậy em luôn sắp xếp để các trò có cơ hội tiếp xúc với máy tính, được học, được chơi trên máy tính nhiều nhất khi đến trường, giúp các trò được ứng dụng các phần mềm tin học, bài giảng điện tử, ứng dụng Khoot… trong học tập, vừa để phát triển khả năng tin học của bản thân, cũng là để vơi bớt sự thiệt thòi so với các bạn cùng trang lứa ở những vùng thuận lợi” – cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An nói.

Cô giáo 9X vùng khó khăn ở Lâm Đồng “yêu nghề, mến trẻ”
Nhiều học sinh được cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An bồi dưỡng đã đoạt giải cao trong các cuộc thi cấp huyên, cấp tỉnh và quốc gia. Ảnh: NVCC

Truyền năng lượng cho đồng nghiệp và học trò

Đồng chí Trần Văn Đệ - Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Chu Văn An cho biết, không chỉ hết lòng với các em học sinh, cô giáo trẻ Nguyễn Đỗ Diệu An còn là tấm gương luôn đi đầu trong phong trào thi đua “dạy tốt – học tốt” trong nhà trường; luôn năng nổ, nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ giáo viên trong trường về việc ứng dụng công nghệ trong dạy học, tận tình góp ý, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình cho tập thể giáo viên qua mỗi giờ dạy, thao giảng hay hội thi.

“Cô ấy đã tiếp thêm năng lượng cho cả thầy và trò trường chúng tôi với những thành tích và giải thưởng của các em học sinh do mình dìu dắt, bồi dưỡng tham gia các cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh và quốc gia” – đồng chí Trần Văn Đệ nói.

Chia sẻ về những ghi nhận đó của đồng nghiệp, cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An khiêm nhường bày tỏ: “Tuy ở vùng khó khăn, ít có điều kiện tiếp cận với máy tính và tin học nhưng học trò ở đây cũng không thua kém nhiều so với các bạn ở thành phố, một số trò còn rất giỏi, có tiềm năng phát triển trong môn học ứng dụng này.

Được lãnh đạo nhà trường, tập thể giáo viên và phụ huynh học sinh tin tưởng giao nhiệm vụ bồi dưỡng, ôn luyện cho học trò tham gia các hội thi đã là điều vinh dự lớn đối với em, có các trò đạt giải cao là một niềm vui rất lớn của em và cả tập thể nhà trường”.

Cô giáo 9X vùng khó khăn ở Lâm Đồng “yêu nghề, mến trẻ”
Cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An phải sắp xếp công việc gia đình để có thể vừa chăm sóc một cách tốt nhất cho con cái phát triển, vừa có thể hoàn thành xuất sắc công việc nhà trường giao. Ảnh:NVCC

Dù cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An khiêm tốn không nhận về mình, nhưng chúng tôi hiểu rằng để có được sự ghi nhận và tin yêu của lãnh đạo, của tập thể giáo viên và phụ huynh học sinh cùng với niềm tự hào và kính trọng của các em học sinh ở ngôi trường này, cô giáo trẻ ấy đã phải cố gắng rất nhiều, nỗ lực tích lũy ngay từ những ngày còn trên giảng đường sư phạm rồi cả sự quyết tâm khi phải sắp xếp công việc gia đình để có thể vừa chăm sóc một cách tốt nhất cho con mình phát triển, vừa có thể hoàn thành xuất sắc công việc nhà trường giao.

Niềm tự hào đó là những giấy chứng nhận, khen thưởng học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích Cuộc thi Giải Toán Violympic lớp 1, 2, 3 cấp tỉnh do cô An bồi dưỡng những năm 2013 đến 2017; riêng trong năm học 2015 - 2016, có 7 học sinh do cô An trực tiếp bồi dưỡng thi Giải Toán Violympic cấp tỉnh thì cả 7 em đều đạt giải cao, 1 em đạt giải Nhất, 3 em đạt giải Nhì và 3 em đạt giải Ba…

Và những học sinh do cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An bồi dưỡng tham gia thi Tin học trẻ được vinh danh tại các hội thi các cấp cũng đã trở thành niềm tự hào cho tập thể giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An như: em Nguyễn Nhân Sinh đạt giải Khuyến Khích cấp tỉnh năm học 2019 – 2020; em Nguyễn Thành Trung đạt giải Nhất cấp tỉnh và giải Khuyến Khích cấp quốc gia năm học 2020 – 2021; em Âu Gia Hân đạt giải Ba cấp tỉnh và em Tăng Chấn Hưng đạt giải Khuyến Khích cấp tỉnh năm học 2021 - 2022…

Cô giáo 9X vùng khó khăn ở Lâm Đồng “yêu nghề, mến trẻ”
Cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An (thứ hai, bên phải) đạt nhiều thành tích trong dạy học. Ảnh:NVCC

Về phần mình, cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An cũng đóng góp những đề tài, sáng kiến được công nhận có phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng cấp huyện như: giải pháp "Một số biện pháp giúp học sinh vẽ tốt các hình trang trí trong phần mềm logo cho học sinh lớp 5 - Trường Tiểu học Chu Văn An” năm học 2020 – 2021; giải pháp "Sáng kiến dạy học sinh lớp 4 - 5 giải toán dãy số trong Scratch ở Trường Tiểu học Chu văn An” năm học 2021 – 2022… và nhiều năm liên tục được tặng thưởng danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, Giấy khen của Ủy ban Nhân dân huyện Đam Rông. Càng vinh dự hơn khi cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An đã được ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen trong năm học 2021 – 2022 vừa qua.

Nhìn vào bảng thành tích mà cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An đã đóng góp cho Trường Tiểu học Chu Văn An càng trân quý công sức mà cô giáo trẻ này đã cống hiến cho sự nghiệp trồng người ở vùng kinh tế - xã hội còn khó khăn, bởi những điều đó chỉ có thể chạm đến khi họ thực sự “yêu nghề”.

Chia tay các thầy cô giáo khi sân trường rộn rã tiếng chào hỏi của thầy – trò Trường Tiểu học Chu Văn An giờ tan trường, chúng tôi càng trân quý những người giáo viên như cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An. Họ là những ngọn nến đang ngày đêm “cháy từ tâm” để thắp sáng con đường đến với tương lai cho các em học sinh nơi đây; cũng là viết thêm cho bề dày thành tích của ngôi trường ở vùng kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn này.

Lâm Đồng thành lập mới công đoàn cơ sở doanh nghiệp Lâm Đồng thành lập mới công đoàn cơ sở doanh nghiệp

Chiều 26/8, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) tổ chức lễ công bố quyết định kết nạp 25 đoàn viên ...

Công đoàn và doanh nghiệp tặng hàng chục ngàn suất quà trung thu cho CNLĐ Công đoàn và doanh nghiệp tặng hàng chục ngàn suất quà trung thu cho CNLĐ

Đồng chí Phạm Văn Được - Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho biết, dịp Tết Trung thu năm nay, hàng ...

Mùa hè khó quên Mùa hè khó quên

Mùa hè năm 2022 đã đi qua, cuộc sống bình yên trở lại, giáo viên, học sinh lại vui vẻ bước vào năm học mới. ...

Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Xem thêm