Là Chủ tịch Công đoàn, có khả năng ngoại ngữ là một lợi thế
Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn

Là Chủ tịch Công đoàn, có khả năng ngoại ngữ là một lợi thế

Quốc Tiến
Tác giả: Quốc Tiến
Năm 2011, khi mới vào làm việc tại Công ty TNHH Kuo Yuen Tây Ninh (Khu công nghiệp Thành Thành Công, xã An Hòa, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh), chị Nguyễn Thị Y Nữ Lan Phương đã được bầu là Chủ tịch Công đoàn.
Tạo cơ chế, chính sách để Tổng Liên đoàn tham gia đầu tư xây dựng nhà ở công nhân Thủ tướng Chính phủ làm việc với Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Trưởng thành nhờ công đoàn
Là Chủ tịch Công đoàn, có khả năng ngoại ngữ là một lợi thế
Chị Nguyễn Thị Y Nữ Lan Phương (thứ hai từ phải sang) cùng bà Nguyễn Thị Kim Liên - Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh (thứ ba từ phải sang) trong chương trình Cảm ơn Người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Kuo Yuen Tây Ninh, chị Nguyễn Thị Y Nữ Lan Phương đã thương lượng thành công và mang lại nhiều quyền lợi cho người lao động.

Vừa làm quản lý hành chính, vừa kiêm Chủ tịch Công đoàn qua hai nhiệm kỳ, chị Phương cho rằng, sử dụng thành thạo ngoại ngữ là một lợi thế rất lớn cho công đoàn khi thương lượng, đối thoại.

“Mình vốn thích học ngoại ngữ. Khi vào công ty, mình có điều kiện giao tiếp và nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ này nhiều hơn. Trước đó, mình đã làm việc ở nhiều công ty. Nhưng đây là công ty mình gắn bó lâu nhất, đã 11 năm rồi” – chị Phương chia sẻ.

Là Chủ tịch Công đoàn, có khả năng ngoại ngữ là một lợi thế
Công đoàn tặng quà cho con đoàn viên, người lao động. Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021

Ngoại ngữ giúp chị truyền tải trực tiếp tâm tư, nguyện vọng của người lao động đến người sử dụng lao động. Có nhiều nội dung nếu phải thông qua phiên dịch có thể không truyền tải được hết. Khi được Chủ tịch Công đoàn trao đổi trực tiếp, người sử dụng lao động hiểu rằng Công đoàn mong muốn là cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động. Từ đó, người sử dụng lao động rất tạo điều kiện.

11 năm qua, điều khiến chị Phương hạnh phúc nhất đó là thương lượng thành nhiều điều khoản có lợi cho người lao động. Chị kể với chúng tôi:

“Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi bố mẹ mất, người lao động được nghỉ 3 ngày hưởng nguyên lương. Công ty TNHH Kuo Yuen Tây Ninh cho phép người lao động nghỉ 5 ngày và hưởng nguyên lương. Khi ông bà mất, theo quy định, người lao động được nghỉ 1 ngày không hưởng lương, thì công ty áp dụng cho người lao động nghỉ 3 ngày có hưởng lương.

Dịp cuối năm, ngoài tháng lương thứ 13, người lao động được nhận thêm tiền thưởng chuyên cần gọi là “tháng lương thứ 14”. Tết nguyên đán năm 2021, tiền thưởng bình quân của người lao động làm đủ năm đạt 16.422.000 - 17.000.000 đồng".

Công đoàn kiến nghị nâng cao chất lượng bữa ăn ca cho người lao động, mỗi suất ăn trị giá 25.000 - 28.000 đồng. Hằng tháng, công ty bổ sung nước ngọt và tổ chức một bữa ăn ngon hơn bình thường để tăng cường sức khỏe cho công nhân.

Công đoàn còn đề xuất với Ban giám đốc hỗ trợ lao động nữ nuôi con nhỏ 150.000 đồng/người/tháng. Hằng tuần, chị cùng Ban giám đốc, tổ trưởng công đoàn họp giải quyết kịp thời mọi vấn đề người lao động thắc mắc… Chị còn đề xuất Ban giám đốc cải thiện môi trường làm việc giúp người lao động thoải mái và có hứng thú làm việc hơn.

Là Chủ tịch Công đoàn, có khả năng ngoại ngữ là một lợi thế
Người lao động với niềm vui trong chương trình cuối năm do Công đoàn và công ty tổ chức. Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021

“Để thương lượng thành thì cán bộ công đoàn phải nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp và tâm tư người lao động. Đồng thời động viên người lao động tích cực sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm tốt, chất lượng. Cán bộ công đoàn trao đổi chân thành tạo niềm tin ở người sử dụng lao động. Với quan niệm trên, mình chưa gặp khó khăn nào khi thương lượng với ông chủ" – chị Phương cho biết thêm.

Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, doanh nghiệp phải thực hiện “3 tại chỗ” với 30% người lao động đi làm.

Đối với người lao động thực hiện “3 tại chỗ”, công ty hỗ trợ thêm 2,5 triệu đồng/người ngoài tiền lương hằng tháng. Ngoài 3 bữa ăn chính hằng ngày, công ty còn bổ sung sữa, mì vào buổi tối cho người lao động.

Đối với người lao động không thực hiện “3 tại chỗ”, công ty thực hiện trả lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2019 và hỗ trợ tiền, tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Là Chủ tịch Công đoàn, có khả năng ngoại ngữ là một lợi thế
Chị Nguyễn Thị Y Nữ Lan Phương (thứ tư từ phải sang) được LĐLĐ tỉnh Tây Ninh khen thưởng. Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021
Là Chủ tịch Công đoàn, có khả năng ngoại ngữ là một lợi thế
Chị Nguyễn Thị Y Nữ Lan Phương

Theo bà Nguyễn Thị Kim Liên - Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh, chị Nguyễn Thị Y Nữ Lan Phương đã phát huy vai trò của người thủ lĩnh Công đoàn ở cơ sở. Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh cũng đã có kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ công đoàn. Từ đó giúp cán bộ công đoàn vững chuyên môn và tự tin hơn khi thương lượng với người sử dụng lao động, mà chị Nguyễn Thị Y Nữ Lan Phương là một điển hình.

Từ năm 2018 đến năm 2021, chị Nguyễn Thị Y Nữ Lan Phương được tặng nhiều bằng khen của Công đoàn Khu kinh tế, LĐLĐ tỉnh và Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị (khoá XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức, chị Nguyễn Thị Y Nữ Lan Phương vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh tặng Bằng khen.

Tin mới hơn

Công đoàn đồng hành với giáo viên trong giảng dạy và vươn lên thoát nghèo

Công đoàn đồng hành với giáo viên trong giảng dạy và vươn lên thoát nghèo

Công đoàn cơ sở Trường trung học cơ sở Bình Thạnh (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) là một tập thể trẻ, khỏe, nhiệt tình, năng động; luôn đồng hành với công đoàn viên nhà trường góp phần thực hiện sứ mạng và là chỗ dựa vững chắc cho công đoàn viên trong sự nghiệp giáo dục của huyện nhà.
Có một niềm hạnh phúc ấm áp, dịu dàng

Có một niềm hạnh phúc ấm áp, dịu dàng

Giờ đây, sau gần hai năm gắn bó với ngôi Trường THCS Thắng Nhất (TP. Vũng Tàu, Bà Rịa- Vũng Tàu), tôi không còn là cô giáo lẻ loi của ngày đầu nữa. Cảm giác bơ vơ, lạc lõng như chú chim non lần đầu rời tổ đã tan biến từ bao giờ, nhường chỗ cho một niềm ấm áp dịu dàng.
Người thầy giáo thân thiện, tạo môi trường giáo dục đoàn kết

Người thầy giáo thân thiện, tạo môi trường giáo dục đoàn kết

Trường THCS Tân Hưng Tây, xã Tân Hưng Tây (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) là một trong những đơn vị còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Thế nhưng, những năm qua, tập thể nhà trường đã luôn đoàn kết, gắn bó hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Để tạo nên sức mạnh đoàn kết đó, phải nói đến sự nỗ lực không ngừng của thầy Phan Văn Tiếp - Chủ tịch công đoàn trường trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên.

Tin tức khác

Sự đồng hành bền bỉ của công đoàn

Sự đồng hành bền bỉ của công đoàn

Trường THCS Thắng Nhì, nằm giữa lòng thành phố biển Vũng Tàu (Bà Rịa- Vũng Tàu) từng là một ngôi trường nhỏ bé với vô vàn khó khăn trong những ngày đầu thành lập. Cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ giáo viên còn hạn chế, học sinh chủ yếu là con em lao động tự do, đời sống bấp bênh. Nhưng vượt lên tất cả, đơn vị đã từng bước vươn lên, phát triển mạnh mẽ nhờ tinh thần đoàn kết, sự tận tâm của tập thể giáo viên và đặc biệt là sự đồng hành bền bỉ của Công đoàn nhà trường.
Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Sức mạnh nằm ở tinh thần đoàn kết và tình yêu nghề

Sức mạnh nằm ở tinh thần đoàn kết và tình yêu nghề

Đây không chỉ là một bài viết tham gia cuộc thi, mà còn là những dòng tâm sự chân thật từ một giáo viên trẻ vừa chập chững bước vào nghề. Tôi muốn được kể lại câu chuyện về những người đã truyền cho tôi ngọn lửa yêu nghề, về những tấm gương thầy cô đã giúp tôi hiểu và trân trọng hơn giá trị của sự đoàn kết, yêu thương trong môi trường sư phạm – ngôi trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành, xã IaDreng, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai – nơi tôi may mắn được bắt đầu hành trình làm nghề gieo chữ.
Tấm lòng của cô bảo mẫu Nguyễn Thị Mỹ Hiền

Tấm lòng của cô bảo mẫu Nguyễn Thị Mỹ Hiền

Trong không gian ấm áp của ngôi trường tiểu học, có một bóng dáng nhỏ nhắn, tần tảo luôn bận rộn chăm sóc từng em học sinh. Đó là cô Nguyễn Thị Mỹ Hiền – một bảo mẫu Trường Tiểu học Châu Văn Liêm (phường 5, quận 6, TP. Hồ Chí Minh) với trái tim nhân hậu và tấm lòng yêu trẻ.
Công đoàn nhà trường – nguồn động viên lớn lao

Công đoàn nhà trường – nguồn động viên lớn lao

Tình yêu thương luôn hiện hữu, dù vô hình. Nó đa dạng như viên đá ngũ sắc, lung linh và ấm áp trong từng khoảnh khắc đời thường. Tôi cảm nhận rõ điều ấy tại nơi làm việc - Công đoàn Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS và THPT huyện Hàm Yên (Tuyên Quang). Ngôi trường không chỉ là nơi giảng dạy, mà là mái ấm thứ hai thân yêu, nơi lan tỏa tình yêu thương giữa người với người.
Nhìn lại một hành trình đến với công đoàn

Nhìn lại một hành trình đến với công đoàn

Ngày 17/3/2023 là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời tôi khi tôi được tín nhiệm bầu vào Ban chấp hành (BCH) Công đoàn Trường THPT Nguyễn Trãi (thị xã Trảng Bảng, tỉnh Tây Ninh), nhiệm kỳ 2023-2028 và được giao trọng trách Chủ tịch Công đoàn.
Xem thêm