Kỳ nghỉ lễ tuyệt vời của các nữ công nhân
Đời sống

Kỳ nghỉ lễ tuyệt vời của các nữ công nhân

HỒNG NHUNG
Tác giả: HỒNG NHUNG
Dành trọn kì nghỉ lễ 30/4, 1/5 bên gia đình, thực hiện mong muốn giản dị của con trẻ, tích cực tham gia công tác xã hội, hài hòa giữa chăm lo gia đình và sở thích cá nhân... là cách mà các nữ công nhân chọn để những ngày nghỉ trở nên ý nghĩa hơn.
Đi làm vào ngày nghỉ lễ, người lao động được trả lương thưởng thế nào?

Món phở cuốn và những vỉ sữa chua 'thần thánh"

Là bà mẹ 3 con, chẳng may con thứ hai lại bị bại não phải nằm một chỗ, chị Đặng Thị Thương Thúy (38 tuổi, quê Nam Định), công tác tại Trung tâm khai thác trong nước, Công ty Chuyển phát nhanh Bưu điện Hà Nội luôn bận rộn, không bao giờ thấy đủ thời gian để dành cho các con.

Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 này chị được nghỉ 2 ngày, 3 ngày còn lại chị phải trực. Chính vì thế, đối với chị, 2 ngày nghỉ rất quý giá, chị muốn dành trọn vẹn bên gia đình. Thêm vào đó, "dịp nghỉ lễ bao giờ đường xá cũng đông tắc, nếu cho các con đi về quê hay chơi xa tôi sợ cảnh chen chúc nhau trên xe khách, mà thuê xe thì quá tốn kém, nên tôi để dành dịp khác", chị Thúy bộc bạch.

Nghỉ lễ và những chắt chiu cho gia đình của nữ công nhân nghèo
Chị Thúy trong Chương trình “Tết sum vầy – Xuân gắn kết” Quý Mão 2023 do Công ty Chuyển phát nhanh Bưu điện Hà Nội tổ chức. Ảnh: PV

Chăm con thứ hai bại não rất vất vả, đôi khi chị kiệt quệ cả sức khỏe lẫn tài chính. Con gái đầu lòng chị phải gửi về quê ngoại nhờ ông bà chăm sóc và học tập từ khi cháu mới 3 tuổi. Mỗi năm vào các dịp lễ, Tết, nghỉ hè... được nghỉ học ông bà đưa cháu ra Hà Nội thăm bố mẹ và hai em. Chính vì thế, đối với gia đình chị, dịp lễ này là ngày đoàn tụ, vợ chồng con cái 5 người quây quần bên nhau.

Bình thường mỗi tháng chị thường mất 1-2 triệu tiền thuốc men, khám chữa cho con trai thứ hai bị bại não. Sinh ra đã kém may mắn hơn những đứa trẻ khác, chị thắt ruột mỗi lần con lên cơn đau đớn, vật vã, vớ được gì xung quanh là cho vào mồm cắn, lắm lúc tứa máu khi gặp vật sắc nhọn. May mắn, dịp này sức khỏe cháu ổn định, nên cả nhà yên tâm tận hưởng không khí sum họp hiếm có.

Năm nay chị Thúy được thưởng 2 triệu, so với thu nhập của vợ chồng chị thì đây là món tiền đáng kể. Chị Thúy kể: "Tôi dùng số tiền đó để đóng học cho con, mua bỉm, sữa - những món cố định hàng tháng và hơn nữa, để lâu không sợ hỏng. Số còn lại, tôi dùng để thực hiện điều các con mong muốn nhất".

Thương con gái lớn hiểu chuyện, chịu nhiều thiệt thòi khi phải xa bố mẹ và các em, dịp này chị tranh thủ bù đắp cho con. Nhờ được em gái trông con trai giữa, chị đưa con gái cả và cậu trai út đi siêu thị chơi, tiện thể thực hiện mong muốn bấy lâu của các con: mua nguyên liệu làm món phở cuốn và mấy vỉ sữa chua!

Về nhà, mấy mẹ con quây quần làm món phở cuốn, rồi cùng nhau thưởng thức món ăn "thần thánh nhất quả đất này" - theo lời của con gái lớn! Ăn xong thì mỗi người tráng miệng một hộp sữa chua. Các con sung sướng cười tít mắt, người mẹ 3 con thì cảm thấy "chỉ cần gia đình cùng vui vẻ bên nhau thì ở đâu hay ngày gì cũng không còn quá quan trọng nữa".

Vừa chăm con vừa tham gia sôi nổi hoạt động phong trào

Tự nhận mình là bà mẹ "đoảng", chị Nguyễn Thị Nhung, công nhân Công ty Yamaha motor Việt Nam (KCN Bắc Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội) quyết định dùng mấy ngày nghỉ lễ để thực hiện mục tiêu "kép": "cải thiện" hình ảnh trong mắt hai cậu con trai, và tham gia biểu diễn văn nghệ cùng các bà, các cô đội dân vũ của xã.

Nghỉ lễ và những chắt chiu cho gia đình của nữ công nhân nghèo
Chị Nhung bên hai con trai của mình. Ảnh: NVCC

Chị lên mạng học hỏi bí quyết làm những món ăn các con thích mà chị chưa từng làm. Nào là bánh gio chấm mật, bánh xèo ăn kèm rau sống với nước chấm chua ngọt, cho đến các món đơn giản hơn như ngô, khoai chiên... đều được chị "chinh phục" dễ dàng, các con vừa ăn vừa xuýt xoa "Mẹ là đầu bếp siêu hạng"! Tranh thủ đưa các con đi mấy khu vui chơi cạnh nhà, sau đó cả nhà cùng ăn kem mát lạnh, bọn trẻ rất khoái chí.

Chiều lòng các "quý tử" xong rồi, được chồng động viên, chị Nhung mạnh dạn tham gia đội dân vũ của xã. Mấy khi mới có dịp về nhà chồng ở xã Xuân Phú (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang), nên lần nào chị cũng hăng hái tham gia các hoạt động văn nghệ của xã. Ít tuổi nhất đội, chị được các bà, các chị trong đội dân vũ rất quý mến.

Năm nay, nhảy dân vũ là một trong hai tiết mục được chọn để tham gia giao lưu cùng các xã lân cận. Chị Nhung kể: "Ngày 28/4, 30/4 và 1/5 chúng tôi đều có lịch diễn giao lưu, hôm với xã Lãng Sơn (huyện Yên Dũng), hôm thì xã Trại Thượng (huyện Lục Nam). Được chồng con ủng hộ, tôi yên tâm "quẩy" hết mình cùng các bà, các chị! Chiều đến, khi cơm nước bày biện tinh tươm, tôi lại đi đánh bóng chuyền hơi cùng mọi người trong xóm. Thành ra, mấy ngày nghỉ còn bận rộn hơn ngày thường, nhưng ai cũng vui!".

Nghỉ lễ và những chắt chiu cho gia đình của nữ công nhân nghèo
Chị Nhung (ở giữa hàng đầu tiên) trong buổi biểu diễn cùng CLB Khiêu vũ thể thao của xã Xuân Phú (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang). Ảnh: NVCC

Tự nhận mình là một người hướng ngoại, nhưng chị Nhung luôn ưu tiên gia đình trước tiên. Sắp xếp chu toàn việc gia đình, chồng con vui vẻ, chị Nhung mới dành quỹ thời gian còn lại để thực hiện những sở thích của mình. Làm công nhân bận rộn, nhưng chị vẫn tranh thủ tập luyện thể dục, thể thao, tham gia tích cực các phong trào tập thể ở công ty như giải chạy bộ, giải bóng đá nam nữ, lễ hội hóa trang tiệc cuối năm...

Dù là người thiên về hướng ngoại như chị Nhung, hay hướng nội như chị Thúy thì những nữ công nhân này đều đã tận hưởng những ngày nghỉ lễ quý giá theo cách riêng của mình. Có một điểm chung là: họ đều tận dụng hết quỹ thời gian để thực hiện mong muốn giản dị của con trẻ, chăm lo cho chồng con, để cả gia đình trải qua kì nghỉ lễ ấm áp, hạnh phúc!

Nữ công nhân môi trường tận tâm với nghề Nữ công nhân môi trường tận tâm với nghề

Vào dịp sinh nhật Bác năm nay (19/5), công nhân Phạm Thị Xim, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội vinh ...

Trao giải bóng đá nữ công nhân các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc Trao giải bóng đá nữ công nhân các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Trải qua gần một tháng tranh tài sôi nổi, Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức trận chung kết và trao ...

"Là một người mẹ, tôi đồng cảm với những công nhân không được sống gần con"

Trước nay có nhiều đề tài nghiên cứu về công nhân nhưng về con của công nhân, đặc biệt công nhân ở các khu công ...

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm