Kỳ 4: Tính thời sự trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xử lý cán bộ đảng viên
Đảng với công nhân
ĐẢNG TA VÀ DI SẢN "CÁN BỘ LÀ GỐC CỦA MỌI CÔNG VIỆC"

Kỳ 4: Tính thời sự trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xử lý cán bộ đảng viên

PHẠM XUÂN DŨNG
Tác giả: PHẠM XUÂN DŨNG
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác cán bộ. Người từng khẳng định rất ngắn gọn nhưng đầy đủ: “Cán bộ là gốc của mọi công việc” và phân tích một cách thuyết phục: “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém… vấn đề cán bộ là một vấn đề rất trọng yếu, rất cần kíp”.
Kỳ 3: Đảng luôn nhất quán quan điểm lấy hiệu quả thực tiễn làm cơ sở đánh giá cán bộ
Kỳ 4: Tính thời sự trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xử lý cán bộ đảng viên
Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu

Chủ trương, chính sách của Đảng, đường lối, pháp luật của Nhà nước muốn đến được với quần chúng nhân dân nhất thiết phải thông qua đội ngũ cán bộ và ngược lại thực tế diễn biến tâm tư, nguyện vọng và đời sống của Nhân dân muốn phản ánh đến với Đảng và Chính phủ cũng phải thông qua cán bộ. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ vai trò cầu nối hai chiều rất quan trọng của cán bộ khi viết tác phẩm "Sửa đổi lề lối làm việc": “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành.

Đồng thời, đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng”. Từ đó Người yêu cầu cán bộ phải là công bộc, đúng nghĩa là đầy tớ của Nhân dân, phải là người lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, đức là cái gốc còn tài cũng rất quan trọng đối với một người cán bộ...

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều ý kiến xác đáng về công tác cán bộ. Tựu trung có năm điều cần chú ý: “Hiểu biết cán bộ, khéo dùng cán bộ, cất nhắc cán bộ, thương yêu cán bộ, phê bình cán bộ”. Về phẩm chất đạo đức thì Người vận dụng rất khéo tư tưởng Nho giáo theo cách "Bình cũ, rượu mới" dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ. Người nói cán bộ phải: "Cần, kiệm, liêm, chính", "Chí công vô tư", "Ít lòng ham muốn về vật chất"..., đối với những cán bộ có quyền lực, Người luôn nhắc nhở rằng không phải làm cán bộ là để "thăng quan, phát tài", để làm "quan cách mạng", "đè đầu cưỡi cổ nhân dân", "dán lên trán hai chữ cộng sản" để khoe khoang, lòe bịp người khác. Đặc biệt Người quan tâm chống nạn tham ô, lãng phí, quan liêu, coi đó là "giặc nội xâm" rất nguy hiểm vì nó phá ta từ bên trong.

Kỳ 4: Tính thời sự trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xử lý cán bộ đảng viên
Bác Hồ nói chuyện thân mật với trí thức ngành Y. Ảnh tư liệu

Trong công tác cán bộ, Người chú trọng việc phê bình và tự phê bình, coi đó là việc nên làm thường xuyên và nghiêm túc để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, khắc phục những khuyết điểm, yếu kém trong công việc. “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ. Vì vậy, phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời, chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, đâm thọc. Phê bình việc làm, chứ không phải phê bình người”.

Mặt khác, cũng cần tăng cường công tác kiểm tra để biết rõ tình hình thực tế để kịp thời có hướng dẫn, uốn nắn cán bộ. Người kiên quyết chống bệnh quan liêu, hình thức, nặng chuyện giấy tờ mà nhẹ chuyện thực tế: “Phải kiểm tra công tác của cán bộ, nếu chỉ nghe báo cáo, có khi cán bộ báo cáo không đúng thì lãnh đạo sẽ sai lệch”.

Phải kiểm tra mới biết việc triển khai nghị quyết của Đảng vào cuộc sống như thế nào, chủ trương, chính sách đến với người dân ở mức độ nào, quần chúng nhân dân phản hồi ra sao, cái nào làm được, cái nào làm chưa được...? Từ đó biết rõ hơn năng lực thực tế, sở trường, sở đoản của từng người để điều chỉnh, bố trí cho phù hợp. Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: “Có kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát của nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của mỗi cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời”.

Con người là một thực thể xã hội sinh động và phức tạp, không phải nhất thành bất biến nên sự vận động, thay đổi đều có thể xảy ra theo những chiều hướng khác nhau, vì vậy công tác cán bộ và công tác tổ chức đoàn thể cũng phải nắm bắt kịp thời những diễn biến tâm lý và công việc để có nhận định và ứng xử phù hợp một cách biện chứng. Chủ tịch Hồ Chí Minh có lần cảnh báo: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất tôn trọng, yêu thương cán bộ nhưng cũng rất nghiêm khắc. Dư luận luôn nhắc lại và hoan nghênh vụ án tử hình đại tá Trần Dụ Châu trong kháng chiến chống Pháp. Mặc dù người này đã có những đóng góp không nhỏ cho cách mạng nhưng một khi không chịu tu dưỡng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, thoái hóa, biến chất, làm tổn thất đến sự nghiệp kháng chiến, ảnh hưởng đến lòng tin của bộ đội và Nhân dân thì không thể xuê xoa. Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi suy nghĩ, cân nhắc mọi điều đã bác đơn kháng án, giữ nguyên án tử hình. Sự kiện này được dư luận hết sức đồng tình ủng hộ và càng củng cố niềm tin của Nhân dân vào cách mạng, góp phần đáng kể đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

Kỳ 4: Tính thời sự trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xử lý cán bộ đảng viên
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các đồng chí lãnh đạo xã và Ban Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp thôn Lạc Trung, xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) về công tác quy hoạch ruộng đất, ngày 25-1-1961. Ảnh tư liệu

Trong tình hình thực tế hiện nay, càng thấy tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ là vô cùng sâu sắc và thời sự. Đảng ta nhận định bên cạnh những thành tựu về chính trị, kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, trong đó có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ, đảng viên thì vẫn còn những hạn chế, tồn tại thậm chí là thách thức đối với cả hệ thống chính trị và đối với sự nghiệp cách mạng.

Đó là: “Năng lực và phẩm chất của nhiều cán bộ, công chức còn yếu, một bộ phận không nhỏ thoái hóa, biến chất”, "tự diễn biến, tự chuyển hóa".

Trước tình hình này, Đảng ta đã có chủ trương: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Về mặt Nhà nước cũng đã thể chế hóa những quy phạm đạo đức công vụ đối với cán bộ đã có tiến bộ như Hiến pháp 2013: “Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”. Nhưng từ văn bản đến đời sống thường có một khoảng cách không nhỏ và yêu cầu tất yếu là phải rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết với thực tiễn cuộc sống.

Việc vận dụng tích cực, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ một cách thường xuyên từ trung ương đến cơ sở nhằm tạo lập được một đội ngũ thực thi công vụ vừa "hồng", vừa chuyên để hoàn thành tốt những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cần có những giải pháp căn cơ hơn nữa về công tác cán bộ để đáp ứng nhiệm vụ chính trị cao cả là xây dựng một đất nước ấm no, hạnh phúc, dân chủ và văn minh.

Hiện nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta, do đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu đã và đang kế thừa một cách trung thành, kiên định, chuẩn mực về những quan niệm, quan điểm, đường lối trong công tác cán bộ từ di sản vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt, trên lĩnh vực phê bình, tự phê bình và xử lý cán bộ đảng viên vi phạm, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ nhiệt thành, tin yêu, cổ vũ từ hàng triệu triệu đảng viên và Nhân dân cả nước, nhận được sự đánh giá cao từ các tổ chức, cộng đồng quốc tế.

Kỳ cuối: Không ngừng đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng xứng đáng kỳ vọng của toàn dân

Tiến sĩ Nguyễn Văn Đáng: Tiến sĩ Nguyễn Văn Đáng: "Công chức nghỉ việc chưa phải là xu thế"

Giải mã việc hàng loạt công chức nghỉ việc vừa qua tại TP.HCM, TS. Nguyễn Văn Đáng, nhà nghiên cứu Quản trị công và chính ...

Tổng kết, trao giải Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Tổng kết, trao giải Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương vừa tổng kết, trao giải Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng ...

Tin mới hơn

Công đoàn thổi lửa, động viên, dẫn dắt công nhân vào Đảng

Công đoàn thổi lửa, động viên, dẫn dắt công nhân vào Đảng

Sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực ngoài nhà nước, đã thu hút hàng triệu lao động mỗi năm, làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội theo hướng dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp, dịch vụ. Kéo theo đó là sự phát triển nhanh chóng của lực lượng công nhân, lao động đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên.
Phát huy bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong kỷ nguyên mới

Phát huy bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong kỷ nguyên mới

Kỷ nguyên mới của dân tộc được Đảng ta xác định bắt đầu từ Đại hội XIV là một giai đoạn mang lại nhiều cơ hội, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của đất nước, là giai đoạn mà Việt Nam vươn lên khẳng định vị thế trong khu vực, trên trường quốc tế. Để đạt được điều này, cần phát huy bản chất giai cấp công nhân, để bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng chính là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi cách mạng.
Chị Mai Chi và hành trình gieo những hạt mầm trách nhiệm

Chị Mai Chi và hành trình gieo những hạt mầm trách nhiệm

Ở Công ty TNHH New Apparel Far Eastern (tỉnh Bình Phước), nhắc đến Nguyễn Thị Mai Chi (SN 1993), nhiều công nhân và lãnh đạo không giấu được sự kính trọng và yêu mến. Không chỉ đảm đương vai trò Tổ trưởng Tuân thủ trách nhiệm xã hội một cách tận tâm, chị Chi còn được biết đến như “người gieo mầm nhân ái” khi khởi xướng hàng loạt sáng kiến gắn với người lao động và cộng đồng.

Tin tức khác

Nhân tố nòng cốt xây dựng tổ chức Đảng và Công đoàn trong doanh nghiệp

Nhân tố nòng cốt xây dựng tổ chức Đảng và Công đoàn trong doanh nghiệp

Phát triển đảng viên trong công nhân, lao động không chỉ giúp xây dựng đội ngũ công nhân ngày càng trưởng thành về ý thức chính trị mà còn góp phần quan trọng củng cố tổ chức Công đoàn, nhất là công đoàn trong doanh nghiệp ngày càng vững mạnh.
Giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam: Trụ cột trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam: Trụ cột trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trong hành trình dựng xây và phát triển đất nước, mỗi giai đoạn lịch sử đều xác lập vai trò trung tâm của một lực lượng xã hội. Nếu giai cấp nông dân từng là lực lượng đông đảo làm nên các cuộc kháng chiến cứu quốc, thì giai cấp công nhân – với trí tuệ, kỷ luật, tổ chức và sức sáng tạo – đang trở thành chủ thể trung tâm trong công cuộc chấn hưng đất nước và kiến tạo tương lai.
Người đảng viên bước ra từ những con đường sạch

Người đảng viên bước ra từ những con đường sạch

Giữa những con đường thênh thang, sạch đẹp ở Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu), ít ai biết rằng, đằng sau vẻ bình yên, ngăn nắp ấy là sự cống hiến lặng thầm nhưng đầy trí tuệ và tâm huyết của chị Nguyễn Thị Phương Tuyến (SN 1985) – Tổ phó Tổ vệ sinh môi trường, Công ty CP Xây dựng và Phát triển đô thị Châu Đức.
20 năm giữ nguồn nước sạch: Chuyện về một đảng viên tận tâm

20 năm giữ nguồn nước sạch: Chuyện về một đảng viên tận tâm

Anh Đào Công Đà, Trưởng Bộ phận Bảo trì tại Xí nghiệp Sản xuất nước sạch (thuộc Công ty Cổ phần Cấp nước Bạc Liêu), là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm và sự tận tụy trong công việc. Với 20 năm gắn bó trong ngành cấp nước, anh luôn thể hiện tinh thần “dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung”, luôn tiên phong trong việc sửa chữa hệ thống bơm cũ, lắp đặt thiết bị hiện đại, góp phần đảm bảo nguồn nước sạch ổn định cho người dân...
Hết mình với nghề, tận tâm với Đảng

Hết mình với nghề, tận tâm với Đảng

Anh Nguyễn Đình Tứ (37 tuổi) chưa bao giờ nghĩ rằng một ngày mình sẽ trở thành đảng viên. Hành trình từ một công nhân bình thường đến khi đứng trong hàng ngũ của Đảng là cả một quá trình đầy nỗ lực, thử thách, nhưng cũng nhiều ý nghĩa đối với anh.
Người đảng viên gần hai thập kỷ gắn bó với ngành in

Người đảng viên gần hai thập kỷ gắn bó với ngành in

Anh Hà Văn Cường không chỉ là một quản đốc tận tâm mà còn là một đảng viên tiên phong, luôn hết mình vì công việc và đồng nghiệp. Không chỉ cống hiến trong chuyên môn, anh còn truyền cảm hứng, dìu dắt nhiều công nhân trẻ phấn đấu vào Đảng, khẳng định vai trò của người đảng viên trong môi trường lao động sản xuất.
Xem thêm