Kiểm soát rủi ro cháy, nổ tại các khu công nghiệp trong giai đoạn hồi phục sản xuất

An toàn, vệ sinh lao động - ThS. Trương Thị Ly - ThS. Nguyễn Duy Hùng, Trường Đại học Công đoàn

Những vụ tai nạn tại nơi làm việc do cháy, nổ thường để lại nhiều hậu quả ở các mức độ khác nhau, trong đó có những hậu quả thảm khốc.
Kiểm soát rủi ro cháy, nổ tại các khu công nghiệp trong giai đoạn hồi phục sản xuất

Lực lượng Cảnh sát PCCC nỗ lực khống chế ngọn lửa của vụ cháy nổ tại một công ty hóa chất nằm trong Khu công nghiệp Long Bình, TP. Biên Hòa (Đồng Nai). Ảnh: Lê Lâm

Nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thời gian qua đã phải đóng cửa do dịch bệnh. Khi tình hình lây nhiễm dịch dần được kiểm soát, các đơn vị sản xuất kinh doanh cũng đang dần hồi phục và hoạt động trở lại. Việc đánh giá rủi ro và kiểm soát cháy, nổ nhằm đảm bảo an toàn tại nơi làm việc lúc này trở nên đặc biệt cần thiết.

Chất nguy hiểm và môi trường dễ cháy, nổ

Với bất cứ doanh nghiệp nào, để có được các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, trước hết doanh nghiệp cần phải biết được những chất nào tại nơi làm việc có khả năng gây ra nguy cơ cháy, nổ. Chỉ khi xác định được đúng những chất nguy hiểm thì doanh nghiệp mới có thể đảm bảo có được các biện pháp kiểm soát rủi ro thích hợp.

Chất nguy hiểm là bất kỳ chất nào được sử dụng hoặc có mặt tại nơi làm việc, nếu không được kiểm soát đúng cách, có thể gây nguy hại cho con người do cháy, nổ hoặc sự cố tương tự, chẳng hạn như phản ứng hóa học không kiểm soát được. Các chất nguy hiểm có thể khiến sự an toàn của mọi người gặp rủi ro do cháy, nổ. Tại các nơi làm việc có thể tồn tại rất nhiều các chất nguy hiểm dễ gây cháy, nổ như: dung môi, sơn, vecni, khí dễ cháy, khí hóa lỏng, bụi từ các hoạt động gia công và chà nhám, và bụi từ thực phẩm…

Không phải tất cả các vật liệu có thể bắt lửa tại nơi làm việc đều là chất nguy hiểm nhưng nếu vật liệu đó làm gia tăng sự bùng phát của hỏa hoạn cũng được xếp vào loại chất nguy hiểm.

Môi trường dễ cháy, nổ là hỗn hợp của một chất hoặc các chất nguy hiểm (khí, sương mù, bụi hoặc hơi) với không khí, có khả năng bắt lửa hoặc nổ. Không phải lúc nào bầu không khí bùng nổ cũng dẫn đến nổ nhưng nếu nó bắt lửa thì ngọn lửa sẽ di chuyển nhanh chóng. Nếu điều này xảy ra trong một không gian hạn chế như trong nhà máy thì sự lan nhanh của ngọn lửa hoặc tăng áp suất cũng có thể gây ra nổ.

Kiểm soát rủi ro cháy, nổ tại các khu công nghiệp trong giai đoạn hồi phục sản xuất
Đoàn kiểm tra liên ngành ATVSLĐ tỉnh Hòa Bình trao đổi, tìm hiểu về công tác đảm bảo phòng, chống cháy, nổ với công nhân Công ty CP Phân bón và Chuyển giao công nghệ Hòa Bình ở KCN Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn.

Đánh giá rủi ro cháy, nổ tại nơi làm việc

Tại nơi làm việc nếu có chất nguy hiểm hoặc có khả năng xuất hiện các nguy cơ thì các doanh nghiệp cần phải đánh giá nguy cơ gây hại có thể xảy ra trong trường hợp cháy, nổ.

Trước hết, doanh nghiệp cần phải xác định các dấu hiệu có nguy cơ cháy, nổ như:

1. Sự có mặt của các chất nguy hiểm tại nơi làm việc hoặc các chất nguy hiểm có thể hình thành trong quá trình làm việc.

2. Các nguồn gây cháy tiềm ẩn của các chất nguy hiểm.

3. Các hoạt động công việc liên quan đến các chất nguy hiểm.

4. Sự hình thành và mức độ có thể có của nổ khí.

5. Quy mô của các tác động dự kiến ​​từ cháy, nổ.

Tiếp đến, doanh nghiệp cần đánh giá đối tượng chịu tác động nếu việc cháy, nổ xảy ra. Cần phải xác định được những người có nguy cơ gặp rủi ro do cháy, nổ hoặc phải chịu các tác động và bị tổn hại nếu xảy ra sự cố cháy, nổ.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải đánh giá rủi ro và các biện pháp phòng ngừa đang áp dụng tại nơi làm việc. Cần xác định xem các biện pháp đã thực hiện có đủ để loại bỏ hoặc giảm rủi ro từ các chất nguy hiểm có thể gây ra cháy, nổ một cách hợp lý hay không. Cần tính đến phương án thay thế chất nguy hiểm bằng một chất không nguy hiểm hoặc ít nguy hiểm hơn nhằm hạn chế quy mô và mức độ của sự cố khi có cháy, nổ xảy ra.

Khi đánh giá rủi ro, doanh nghiệp cần ghi chép lại những phát hiện liên quan đến vị trí, phạm vi của các chất nguy hiểm và phân loại chúng theo khu vực. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ có được các thông tin để đưa ra các hướng dẫn và triển khai các hoạt động đào tạo phù hợp. Từ các thông tin đã đánh giá, doanh nghiệp cũng có thể đưa ra được các biện pháp nhằm đối phó với tai nạn, sự cố và trường hợp khẩn cấp khi xảy ra.

Khi doanh nghiệp có những thay đổi tại nơi làm việc như thay đổi các chất nguy hiểm hiện có, thay đổi số lượng các chất nguy hiểm hoặc quy trình làm việc thì cũng cần đánh giá lại rủi ro, nhất là khi có những sự cố suýt xảy ra để xác định xem các biện pháp đang áp dụng đã phù hợp hay chưa. Nhìn chung, việc đánh giá rủi ro cần được thực hiện thường xuyên và cập nhật.

Kiểm soát rủi ro cháy, nổ tại các khu công nghiệp trong giai đoạn hồi phục sản xuất
Lớp huấn luyện về công tác ATVSLĐ và PCCC cho cán bộ, nhân viên Nhà máy thủy điện Hương Điền (Thừa Thiên-Huế).

Một số biện pháp đảm bảo an toàn cháy, nổ

Để đảm bảo an toàn cháy, nổ tại nơi làm việc, các doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp như:

Thay thế nhằm loại bỏ các chất nguy hiểm: Biện pháp tốt nhất trong đảm bảo an toàn cháy, nổ là thay thế chất nguy hiểm bằng các chất khác không nguy hiểm hoặc một chất ít nguy hiểm hơn. Doanh nghiệp cũng có thể thay đổi và thiết kế một quy trình mới ít có nguy cơ hơn so với quy trình đang áp dụng. Trên thực tế, việc thay thế là điều không hề đơn giản. Các chất nguy hiểm mà doanh nghiệp thường lưu trữ chính là nguyên liệu hoặc nhiên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất nên thường khó có thể loại bỏ hoặc giảm số lượng.

Kiểm soát rủi ro cháy nổ: Trong trường hợp không thể thay thế, tức là không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro, doanh nghiệp nên thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro như giảm lưu trữ số lượng các chất nguy hiểm đến mức tối thiểu. Cần ưu tiên xây dựng quy trình sản xuất sao cho tránh hoặc giảm thiểu việc phát sinh các nguy cơ cháy, nổ.

Tại nơi làm việc, doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các nguồn phát sinh cháy như ngọn lửa, nguồn nhiệt, việc sử dụng các thiết bị đốt nóng, các hoạt động sửa chữa, thi công, hàn cắt… gây phát sinh ngọn lửa, nguồn nhiệt. Không để các vật dụng nguy hiểm gần hoặc dễ tiếp xúc với các nguồn tạo lửa.

Bên cạnh đó, cần phải bố trí nơi làm việc thông thoáng, không để môi trường làm việc trở thành môi trường dễ nổ; sắp xếp hàng hóa gọn gàng, bảo đảm khoảng cách lối đi, lối thoát hiểm; kiểm tra và khắc phục kịp thời các trang thiết bị báo cháy, chữa cháy bị hư hỏng; giữ khoảng hở giữa các nhà xưởng để phòng chống cháy lan; kiểm tra, đấu, nối, lắp đặt đảm bảo an toàn đối với các thiết bị điện.

Các biện pháp giảm thiểu rủi ro: Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp thay thế nhằm loại bỏ các chất nguy hiểm và kiểm soát rủi ro cháy, nổ, doanh nghiệp cũng cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro khi sự cố cháy, nổ xảy ra. Nhờ những thông tin có được từ đánh giá rủi ro, cần xây dựng và thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro sao cho phù hớp với tính chất và tình hình thực tế của công ty. Cần có các biện pháp ngăn chặn đám cháy và vụ nổ lây lan sang người khác, sang máy móc, thiết bị, các bộ phận khác của nơi làm việc.

Doanh nghiệp cũng cần xây dựng phương án sơ tán người lao động ra khỏi nơi nguy hiểm nhằm giảm thiểu đến mức tối thiểu số lượng người lao động phải tiếp xúc với đám cháy, giảm thiểu các thiệt hại về người và của cho doanh nghiệp khi xảy ra cháy, nổ. Cần trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy tại chỗ theo quy định để có thể nhanh chóng và kịp thời dập tắt đám cháy khi phát sinh.

Kiểm soát rủi ro cháy, nổ tại các khu công nghiệp trong giai đoạn hồi phục sản xuất
Các doanh nghiệp phải định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, bổ sung các phương tiện chữa cháy đảm bảo đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ chữa cháy tại chỗ nếu có tình huống cháy, nổ xảy ra. Trong ảnh: Nhân viên Công ty CP TM và DV kỹ thuật MTECH (TP. Hà Nội) kiểm tra máy bơm chữa cháy.

Các doanh nghiệp cần xây dựng, củng cố, kiện toàn lực lượng PCCC cơ sở; tổ chức huấn luyện, trang bị phương tiện đầy đủ cho lực lượng PCCC cơ sở; định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, bổ sung các phương tiện chữa cháy và nguồn nước chữa cháy, đảm bảo đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ chữa cháy tại chỗ nếu có tình huống cháy, nổ xảy ra. Đồng thời, đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính việc chấp hành các quy định về an toàn PCCC.

Tăng cường kiểm tra, giám sát PCCC của lực lượng Cảnh sát và Ban Quản lý Khu công nghiệp: Để đảm bảo an toàn PCCC tại khu công nghiệp, lực lượng Cảnh sát PCCC cần phối hợp tích cực với các cấp, các ngành, tuyên truyền, đẩy mạnh ý thức trách nhiệm của các chủ doanh nghiệp, người lao động trong khu công nghiệp thực hiện các quy định về phòng chống cháy, nổ nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy, nổ, đảm bảo sản xuất an toàn, bền vững. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính việc chấp hành các quy định về an toàn PCCC trong khu công nghiệp, kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở nguy cơ cao về cháy, nổ nằm trong khu công nghiệp mà không đảm bảo các điều kiện về an toàn PCCC.

Tài liệu tham khảo:

1. Controlling fire and explosion risks in the workplace A brief guide to the Dangerous Substances and Explosive Atmospheres Regulations. www.hse.gov.uk/pubns/indg370.htm.

2. Dangerous Substances and Explosive Atmospheres Regulations 2002 S1 2002/2776 HMSO

3. Safe handling of combustible dusts: Precautions against explosions

4. Management of health and safety at work. Management of Health and Safety at Work Regulations 1999. Approved Code of Practice and guidance L21 HSE Books 2000 ISBN 978 0 7176 2488 1 www.hse.gov.uk/pubns/books/l21.htm

Nâng cao ý thức pháp luật về  phòng chống cháy, nổ Nâng cao ý thức pháp luật về phòng chống cháy, nổ

Đã có rất nhiều vụ cháy, nổ để lại hậu quả nặng nề về tài sản, con người. Nguyên nhân thì có nhiều, cả ...

Chú trọng thực hiện công tác đảm bảo an toàn cháy nổ cho người lao động Chú trọng thực hiện công tác đảm bảo an toàn cháy nổ cho người lao động

Tại cấp cơ sở, công đoàn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, trong đó có phòng ...

Công đoàn tăng cường biện pháp phòng, chống cháy nổ bảo đảm an toàn cho người lao động Công đoàn tăng cường biện pháp phòng, chống cháy nổ bảo đảm an toàn cho người lao động

Các cấp Công đoàn cần đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức về an toàn lao động, phòng chống ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực

Người lao động -

An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực

Trong ngành Điện lực, công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, bởi đây là lĩnh vực đặc thù, có mức độ nguy hiểm cao, đòi hỏi sự nghiêm ngặt trong mọi hoạt động liên quan đến vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện.

Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than

Người lao động -

Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than

Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Người lao động -

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

An toàn, vệ sinh lao động -

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.

"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề

Người lao động -

"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề

Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"

An toàn, vệ sinh lao động -

"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"

Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Tài chính thông minh - Tránh bẫy tín dụng đen Video

Tài chính thông minh - Tránh bẫy tín dụng đen

Đọc thêm

Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá

An toàn, vệ sinh lao động -

Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá

Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).

Từ kinh nghiệm thực tế đến Giải thưởng về công tác an toàn vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Từ kinh nghiệm thực tế đến Giải thưởng về công tác an toàn vệ sinh lao động

Từ ý thức, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tế về an toàn vệ sinh lao động, cùng với sự vận dụng linh hoạt các kiến thức pháp luật đã giúp anh Hồ Nam Hải (Skypec) đoạt giải trong cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu công tác ATVSLĐ”.

Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một nội dung quan trọng của công tác ATVSLĐ. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và cả thái độ cho người sử dụng lao động (SDLĐ), người lao động. Qua đó, bảo đảm ATVSLĐ, phòng ngừa, góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn lao động.

An toàn cho người thân yêu - thông điệp sâu sắc từ cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ"

An toàn, vệ sinh lao động -

An toàn cho người thân yêu - thông điệp sâu sắc từ cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ"

Cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” đã thu hút đoàn viên, NLĐ ở nhiều ngành, nghề tham gia, truyền tải thông điệp sâu sắc và góp phần khẳng định vai trò Công đoàn trong công tác ATVSLĐ.

Công đoàn vào cuộc, tập trung điều trị tốt nhất cho công nhân nghi ngộ độc ở Vĩnh Long

An toàn, vệ sinh lao động -

Công đoàn vào cuộc, tập trung điều trị tốt nhất cho công nhân nghi ngộ độc ở Vĩnh Long

Sáng nay 14/8, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long đã trực tiếp thăm hỏi các công nhân nhập viện do nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bo Hsing. LĐLĐ tỉnh cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hỗ trợ, điều trị tốt nhất các các công nhân nhập viện, tích cực phối hợp làm rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm đông người này.

Công đoàn thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Công ty TNHH LC Buffalo, Bình Phước

An toàn, vệ sinh lao động -

Công đoàn thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Công ty TNHH LC Buffalo, Bình Phước

Ngày 5/8, Công đoàn khu công nghiệp Đồng Xoài- Đồng Phú, Bình Phước đã đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ người thân của 02 công nhân bị tử vong trong vụ nổ tại Công ty TNHH LC Buffalo xảy ra trong sáng cùng ngày.

Khởi tố để điều tra; khẩn trương khắc phục hậu quả vụ TNLĐ đặc biệt nghiêm trọng tại Tằng Loỏng

An toàn, vệ sinh lao động -

Khởi tố để điều tra; khẩn trương khắc phục hậu quả vụ TNLĐ đặc biệt nghiêm trọng tại Tằng Loỏng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai vừa ra quyết định khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về an toàn lao động" để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật trong vụ tại nạn lao động (TNLĐ) xảy ra trưa ngày 2/8 tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai khiến 2 người chết và 4 người bị thương. Ngày 2/8, UBND tỉnh Lào Cai cũng đã ban hành Công điện hỏa tốc chỉ đạo các cơ quan, đơn vị địa phương phối hợp xử lý vụ tai nạn, ngăn chặn các vụ tai nạn lao động tương tự.

"Chuyển đổi số giúp công tác an toàn, vệ sinh lao động hiệu quả hơn"

An toàn, vệ sinh lao động -

"Chuyển đổi số giúp công tác an toàn, vệ sinh lao động hiệu quả hơn"

Chuyển đổi số (CĐS) là xu hướng tất yếu của thời đại, trong đó an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cũng không phải là ngoại lệ. Để hiểu hơn về quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực này, phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện cùng PGS. TS. Nguyễn An Lương, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ATVSLĐ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Bảo hộ lao động (nay là Viện Khoa học ATVSLĐ), nguyên Chủ tịch Hội ATVSLĐ Việt Nam.

Vài góp ý về an toàn vệ sinh lao động sau các vụ tai nạn lao động gần đây ở ngành Than

An toàn, vệ sinh lao động -

Vài góp ý về an toàn vệ sinh lao động sau các vụ tai nạn lao động gần đây ở ngành Than

Mặc dù Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) luôn xác định công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, nhưng tai nạn lao động vẫn diễn biến phức tạp. Đầu năm 2024 đã xảy ra 4 vụ tai nạn lao động làm chết 7 người, 8 người bị thương.

Làm gì để an toàn khi tiếp xúc nghề nghiệp với các loại cồn trong ngành sản xuất điện tử?

An toàn, vệ sinh lao động -

Làm gì để an toàn khi tiếp xúc nghề nghiệp với các loại cồn trong ngành sản xuất điện tử?

Theo Trung tâm An toàn lao động, Viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động, khi tiếp xúc nghề nghiệp với các loại cồn trong ngành sản xuất điện tử, để bảo vệ sức khoẻ, người lao động cần lưu ý các kỹ thuật an toàn.