
Lý do khiến người lao động phi chính thức không mặn mà với bảo hiểm vẫn là những điều “muôn năm cũ”. Nhiều nguyên nhân chính như: thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) kéo dài, sau khi đóng đủ năm phải chờ đến đủ tuổi để được nhận lương hưu. Rồi để có thể tham gia BHXH tự nguyện, lao động phải có nguồn tài chính vừa đủ đảm bảo nhu cầu sống vừa phải dư một khoản để đóng BHXH… Báo chí lên tiếng bao năm qua, người làm chính sách không ít lần nhắc tới, nhưng đến nay, khu vực với số lượng người lao động khổng lồ trên vẫn đại đa số không có BHXH!?
Anh Tâm, tài xế xe công nghệ ở TP.HCM mới nghỉ việc vài tháng trước tại một nhà máy ở Bình Dương cho hay: “Công ty không ký hợp đồng chính thức mà chỉ là bản thỏa thuận lao động. Ngày nào khỏe thì mình mở app nhận đơn hàng, lúc mệt, tắt app nghỉ. Do đó, không được đóng các chế độ BHXH nào hết. Nếu mình tự đóng BHXH, mỗi tháng cũng tầm 1 triệu đồng; trong khi thu nhập chỉ khoảng 7 triệu đồng/tháng, trong đó phần lớn gửi về quê, còn lại ăn uống, chi phí nhà trọ…”. Người như anh Tâm giờ có hàng triệu, chưa kể có khi BHYT nhiều người cũng không có, đồng nghĩa với việc nếu có gì xảy ra hoặc mai kia về già họ chật vật đã đành, hỗ trợ xã hội cho họ sẽ vô vàn trắc trở.
Mấy năm qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bộ LĐ - TB và XH rồi lên đến Chính phủ, cấp cao hơn nữa ráo riết tuyên truyền, vận động, đưa ra nhiều quyết sách để giảm mạnh số người lao động chưa có BHXH. Vì tương lại của họ đã đành mà vài chục năm nữa, xã hội sẽ bớt gánh nặng, ngân sách không phải vật vã với quá nhiều người thiếu an sinh xã hội cần thiết. Nhưng với con số gần 18 triệu lao động phi chính thức không tham gia loại bảo hiểm nào như hiện nay thì quả là mối lo không nhỏ cho tất cả.
Những hy vọng như hôm nay họ còn là lao động thời vụ ngắn, tự do nhưng mai kia có thể công việc ổn định, thu nhập tốt hơn sẽ có loại hình bảo hiểm nào đó phù hợp với họ không phải là chuyện căn cơ. Bền vững cho quốc gia, người lao động và cơ quan quản lý chính là dù lao động kiểu gì, thời hạn ra sao cũng phải tham gia BHXH. Chính sách đã có, luật lệ đang hoàn thiện dần và xuê xoa xuề xòa với nhau nên được thay bằng những biện pháp khả thi, thiết thực.
Nhiều người nấn ná ngại ngần khi tình trạng này còn quá phổ biến:9 “Tôi có khoảng 10 lao động làm việc thời vụ nên không thể ký hợp đồng chính thức. Khi đề cập việc đóng BHXH thì không ai chịu tham gia bởi số tiền trích đóng là “ký gạo, ký khô”, là cuộc sống hằng ngày. Nếu bắt buộc tham gia, họ sẽ nghỉ việc!”. Nhưng khi còn sức lao động, tài chính cá nhân không đủ trang trải đời sống thì trông chờ vào đâu ngoài các khoản an sinh xã hội họ đang bỏ qua bây giờ? Đành rằng cuộc sống khó khăn dẫn đến tính toán ngắn hạn và nhiều người có nhu cầu cấp bách lúc này nhưng “an toàn tuổi già” sẽ ra sao nếu cứ như thế mãi?
Luật lệ phù hợp, chế tài mạnh tay, nâng cao nhận thức, đảm bảo khoản đóng, … đang được tiến hành ngày một chặt chẽ hơn liệu có giải quyết được dần lo ngại trên? Có lẽ khi nào cả doanh nghiệp, cơ quan quản lý lẫn người lao động đều nhận ra lợi ích lâu dài, tương lai đảm bảo, khả năng có thể với những gì họ đóng vào quỹ BHXH thì lúc đó phía trước của hàng chục triệu lao động mới đỡ bấp bênh và bớt lo lắng hơn. Còn bây giờ thực sự là những con số khó làm yên lòng nếu không muốn nói chứa nhiều bất trắc…
HÀ PHAN
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Đọc nhiều
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Ôm bụng chịu đau, tiếp tục cấp cứu

“Concert Quốc gia” và rung động thiêng liêng

Cướp ngân hàng, chơi “tài- xỉu”
Tin tức khác

Bài học lịch sử trên đường phố

Thuốc giả - lời cảnh tỉnh thật

Thìa sữa trong viện

Kinh hoàng sữa giả

“Miếng cơm” từ cây gạo
