KẾT QUẢ "Bình gì đây tuần này?" trên “Sân vui cuối tuần”, TUẦN 6
Đời sống

KẾT QUẢ "Bình gì đây tuần này?" trên “Sân vui cuối tuần”, TUẦN 6

Lê Kung Diễm
Tác giả: Lê Kung Diễm
Tuần qua, các biếm sĩ nhiều nơi đã tích cực tham gia bình luận bằng thơ vui tranh biếm họa của long (Nguyễn Văn Long, Đà Nẵng).

3522 img167 1

Tranh của long (Nguyễn Văn Long, Đà Nẵng) được bình chọn tuần này.

Ban Tổ chức cuộc thi "Bình gì đây tuần này?" xin chúc mừng tác giả ĐỒ GÀN (Quảng Nam) với tác phẩm “Cứu nguy” đoạt Giải Nhất; Tác giả BÚT XIÊN (Hà Nội) đoạt Giải Nhì với tác phẩm “Giải quyết ngay” và tác giả ANH ĐÀO (Quảng Nam) đoạt Giải Ba với tác phẩm “Rất cần xây thêm”.

Mời các bạn thưởng thức những tác phẩm đoạt giải trong tuần vừa qua.

Giải Nhất:

CỨU NGUY!

Giải lao sắp hết giờ rồi

Mà sao trong ấy cứ ngồi chẳng ra

“Tâm sự” đã đến ruột già

Đòi quyền giải thoát, vậy mà... buồn kinh!

Chán cho cái cảnh vệ sinh

Phải chờ mới đến lượt mình, lo sao...

Rủi không nín được phun trào

Ra dòng “nham thạch”, ôi chao hãi hùng

Công ty ta vốn to đùng

Mà toa-let phải dùng chung một lần.

Vệ sinh là chuyện rất cần

Công đoàn xin hãy góp phần cứu nguy!

Giải Nhì:

GIẢI QUYẾT NGAY

Chỉ hai toilet công ty

Công nhân đông thế ai đi ai đừng

Vệ sinh đâu thể lừng khừng

Đã mà "khó ở" đố dừng được lâu

Thôi đành kẻ trước người sau

Xếp hàng lần lượt trông nhau mà vào

Bên trong "buông bỏ" lâu sao

Để bên ngoài cứ nôn nao đứng chờ

Hàng người im lặng như tờ

Cùng chung câu hỏi: bao giờ đến ta

Bàng quang cùng với ruột già

Tấm ta tấm tức kêu la bất bình:

"Công nhân lao động quên mình

Cớ sao thiếu chỗ vệ sinh thế này?

"Nỗi buồn" ôi "khó nói" thay

Thỉnh công ty giải quyết ngay cho rồi".

Giải Ba:

RẤT CẦN XÂY THÊM

Dòng người đứng sắp hàng chờ đợi

Đến phiên mình… đi mới yên thân

Vệ sinh là chuyện rất cần

Sao ta lại phải chen chân xếp hàng

Ai có biết ruột đang… tưng tức

Vẫn phải chờ thật bực quá đi!

Nếu chờ lâu quá có khi

Bàng quang nó vỡ còn chi đây người

Mong quý cấp hãy ngồi xem lại

Nhà vệ sinh ta phải xây thêm

Buồn đâu... đi đó cho êm...

Công nhân lao động khỏi thêm phiền lòng.

HỘP THƯ

Từ ngày 21/9 đến 15 giờ ngày 26/9, BTC nhận được tác phẩm “Tranh biếm họa”, “Ảnh phê bình” và thơ vui bình luận tranh biếm họa, ảnh phê bình của các bạn: Chu Quang Thắng (Hà Nội), Đào Quang Bắc (Thừa Thiên Huế), Đoàn Văn Thường, Cân Nhông, Lê Viết Trí, Văn Luân, Đăng Châu, Đồ Chộp, Vô Lê, Phạm Đán, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Văn Tú, Đăng Phạm (Đà Nẵng), Tiếu Vương, Ngọc Đùn, Phan Văn Cường, Trần Anh, Đoàn Ngọc Nghĩa, Trần Thị Anh Đào, Bùi Văn Ngọc, Dương Văn Tỵ, Minh Sư, Lộng Ngôn, Trần Văn Hoàn (Quảng Nam), LAT, Tư Lê Thê, Tư Lang Thang, Lê Đức Hoàng Minh, Lê Xuân Thủy, Tư Long Đong (TP. Quy Nhơn, Bình Định), Hùng Võ, Nguyễn Sinh (TP. Hồ Chí Minh), Lê Quốc, Nguyễn Đà Ninh (TP. Đà Lạt, Lâm Đồng), Trọng Lê, Nguyễn Bình (Gia Lai) …

BTC cảm ơn và mong nhận được nhiều tác phẩm tham gia của các bạn!

Để tránh… phạm quy, các bạn chú ý: Đặt tên bài thơ bình luận ngắn gọn; Nếu là thơ lục bát nên tránh ép vần; Hạn chế lỗi chính tả; Bài thơ bình luận có tính phát hiện hay, hài, vui, lạ. Bài dài không quá 16 câu. Ngày cuối nhận bài là thứ bảy, lúc 15 giờ. Công bố giải thưởng vào sáng chủ nhật. Sáng thứ hai bắt đầu bình tranh biếm họa, ảnh phê bình.

Các bạn trúng giải cung cấp số tài khoản cá nhân để chúng tôi tiện chuyển tiền thưởng.

BTC

Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 26/9 Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 26/9

Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 26/9, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 32,7 triệu ca bệnh Covid-19, trong đó có ...

Hà Nội, niềm tin và hy vọng Hà Nội, niềm tin và hy vọng

Bất giác khi bắt đầu gõ những chữ đầu tiên của bài báo này, trong tôi lại nghe vọng lên những lời ca của bài ...

"Có tiền ăn nhậu rồi kêu khổ, bụt nào thương?"

Có tiền là ăn nhậu. Ăn nhậu dường như là một thói quen khó bỏ với nhiều bạn nam công nhân. Tình trạng mất việc, ...

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm