Ì ạch dự án đường nghìn tỷ nối Sầm Sơn với khu kinh tế Nghi Sơn
Đời sống - 16/08/2019 18:30 Duy Ngợi
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa kiểm tra tiến độ thi công Dự án đường Sầm Sơn nối Khu Kinh tế Nghi Sơn (ảnh cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa). |
Dự án đường nối TP. Sầm Sơn và Khu Kinh tế Nghi Sơn (giai đoạn 1) được phê duyệt đầu tư tháng 1/2017, có chiều dài 12,5km với tổng mức đầu tư gần 1.480 tỷ đồng. Đến nay, kế hoạch vốn giao đạt 80,6%.
Theo tiến độ dự án đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, công tác giải phóng mặt bằng đoạn qua TP. Sầm Sơn phải hoàn thành trước 31/12/2018, đoạn qua huyện Quảng Xương hoàn thành trước 30/6/2018.
Tuy nhiên, đến tháng 8/2019, Dự án đường nối TP. Sầm Sơn với Khu Kinh tế Nghi Sơn qua các địa phương vẫn chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Trong đó, đoạn qua TP. Sầm Sơn còn lại 3km, huyện Quảng Xương còn lại 890m chưa giải phóng mặt bằng.
Ngoài ra, Công ty Điện lực Thanh Hoá chưa di dời các công trình điện trong diện giải phóng mặt bằng (trong đó Sầm Sơn có 3 điểm, Quảng Xương có 2 điểm vướng đường điện 35kV và trạm biến áp).
Về tình hình thi công dự án, hiện các nhà thầu thi công là Tập đoàn Xây dựng Miền Trung và Tập đoàn Cường Thịnh Thi đang triển khai 5 mũi thi công trên toàn tuyến. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên các đơn vị triển khai thi công không đảm bảo tiến độ.
Sau khi đi khảo sát thực tế, ông Nguyễn Đức Quyền – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa thẳng thắn phê bình các địa phương TP. Sầm Sơn và huyện Quảng Xương, đơn vị chủ đầu tư, các nhà thầu thi công và các bên liên quan đã không đốc thúc chủ động thực hiện dự án đúng tiến độ.
“Đây là dự án quan trọng, được Chính phủ rất quan tâm”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh và cho biết riêng tiểu dự án đường nối TP. Sầm Sơn với khu kinh tế Nghi Sơn (giai đoạn 1) đã được bố trí đủ bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
“Vì vậy, các địa phương, chủ đầu tư và đơn vị thi công phải tập trung nhân, vật lực thực hiện, không được để chậm tiến độ dự án thêm nữa”, ông Nguyễn Đức Quyền nói.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu huyện Quảng Xương và TP. Sầm Sơn phải tập trung giải quyết dứt điểm các vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng; huyện Quảng Xương phải đánh giá lại việc thi công của nhà thầu xây dựng khu tái định cư; xử lý nghiêm nếu có vi phạm; đồng thời có phương án cụ thể đối với từng hộ dân đang còn vướng mắc để bàn giao được mặt bằng thi công trong thời gian sớm nhất.
Đối với 64 hộ dân xã Quảng Đại, thành phố Sầm Sơn đang còn chưa thống nhất với phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, Phó chủ tịch tỉnh chỉ đạo thành phố phải phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh tháo gỡ các vướng mắc, kiến nghị của người dân. Cùng với đó phải huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị để tuyên truyền cho người dân hiểu và ủng hộ.
Trước đó, vào tháng 2/2017, UBND tỉnh Thanh Hóa khởi công dự án đầu tư xây dựng công trình đường giao thông nối thị xã Sầm Sơn với khu kinh tế Nghi Sơn (giai đoạn 1).
Dự án có tổng mức đầu tư gần 1.480 tỷ đồng (nguồn vốn trái phiếu Chính phủ 1.300 tỷ đồng, vốn ngân sách và các nguồn huy động khác), thực hiện trong 48 tháng; đi qua 4 xã thuộc TP. Sầm Sơn, 6 xã thuộc huyện Quảng Xương. Điểm đầu tại thôn Xuân Phương, xã Quảng Châu, TP. Sầm Sơn, điểm cuối tại thôn Bình, xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương.
Phát hiện xe tải vận chuyển 200 thùng mỳ tôm, nước ngọt không rõ nguồn gốc Lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa vừa bắt giữ xe ôtô tải vận chuyển trên 200 thùng mì tôm, nước ngọt, mù tạt không ... |
Thanh Hóa, sau lũ quét, nhiều học sinh phải học tạm nhà văn hóa, nhà dân Cơ sở vật chất bị thiệt hại nặng nề do trận mưa lũ đầu tháng 8 nên dù năm học mới đã cận kề, nhiều ... |
Thanh Hóa, bản nghèo Xa Ná tan hoang sau lũ quét kinh hoàng Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều huyện vùng cao của tỉnh Thanh Hóa có mưa lớn, gây thiệt hại không nhỏ về người ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Những trường hợp nghỉ làm có lương và 3 quy định dành riêng cho lao động nữ
- Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp
- Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh
- Bắc nhịp cầu việc làm cho người khuyết tật
- Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động