
![]() |
Khó khăn, khó khăn và khó khăn. Chỉ tính đến tháng 6/2020, riêng Bình Dương đã có 50.000 hồ sơ của công nhân lao động đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Con số đó vẫn tăng mỗi ngày. Ảnh của Đình Trọng trên congdoan.vn |
Tít bài viết này tôi mượn của một bạn nam trên mạng xã hội công nhân. Một dòng tút cô đọng, súc tích. Sự biến đổi của thời gian với chu kỳ một ngày càng làm nổi bật cái bất biến của thực tại khó khăn. Có lẽ, ý người viết là sự khó khăn còn rất dai, rất dài, cảm giác như là lâu mãi?
Ai từng mất việc, mòn chân đi xin việc mới thấu hiểu cảm giác lê thê, bất tận của thời gian; sự bất lực của bản thân trước cuộc sống. Sức dài vai rộng, năng lượng tràn trề, không ngại khó, không ngại khổ, chỉ không tìm được việc. Được đặt trong những từng huống cụ thể, giả thiết được trao một đòn bẩy đủ dài, có điểm tựa đủ vững chắc, sức lực này có thể đẩy bật cả quả đất lên, như cụ Archimedes xưa. Vậy mà có khi còn chịu đói? Cũng cay đắng chứ!
![]() |
Khó khăn nhiều hơn sẽ đến với những người công nhân Công ty TNHH Yesum Vina (Khu chế xuất Linh Trung II, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh) khi nhận thông báo nghỉ việc. Ảnh của Cao Hường tại 24h.com.vn |
Tôi không biết người viết dòng tút này đang gặp khó khăn cụ thể nào, song tôi ngờ anh là một trong hàng triệu người công nhân bị mất việc, nghỉ việc luân phiên do ảnh hưởng của dịch bệnh. Điều đó đồng nghĩa anh không còn thu nhập, hoặc thu nhập giảm. Khó có lý do nào thuyết phục hơn giải thích nguồn cơn những khó khăn đang bủa vây quanh anh. Chúng đến từ hôm qua, hôm kia, đầu mùa dịch hoặc từ lần dịch thứ hai tái bùng phát trong cộng đồng. Dự báo ngày mai, nhiều ngày phía trước tiếp tục sẽ còn như thế.
Tôi có cảm giác “không khí” mạng xã hội công nhân lắm lúc “đặc quánh” nhu cầu tìm việc. Tha thiết những khẩn cầu xin thông tin nơi nào, ai, ở đâu tuyển dụng. Việc gì cũng được, tôi có bằng cấp này, độ tuổi thế kia, muốn được ứng tuyển vào vị trí như thế, như thế, và nếu không được thế, xin giới thiệu công việc thời vụ. Có dòng chữ khẩn thiết, gần như bảo, hãy làm ơn…
![]() |
Cuộc sống bớt nặng nề, khó khăn với hàng nghìn công nhân Công ty PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh) khi họ được nhận hỗ trợ từ doanh nghiệp. Ảnh cafebiz.vn |
Lại có người vẫn duy trì được việc làm, đang có việc làm, nhưng khả năng anh bị điều tới bộ phận khác thu nhập ít hơn, trong khi cường độ làm việc cao hơn. “Từ lúc chuyển sang công đoạn sản xuất khác, đi làm về mệt bã người. Chỉ kịp ăn vội bát cơm rồi lăn ra ngủ. Thế mà tháng lương chỉ được hơn bốn triệu đồng. Cố được mãi không?”, một công nhân khác viết. Liệu có sự lợi dụng dịch bệnh để bắt bí người công nhân của doanh nghiệp nào chăng? Tôi không dám chắc.
Tôi nghĩ anh công nhân viết dòng tút đầu bài viết này là một người can trường và nghị lực. Chỉ khi khó khăn lắm, khi trong lòng đầy những nỗi niềm anh mới bật thốt lên dòng chữ kia. Và anh cũng không kêu ca, giải thích gì thêm. Nhưng đằng sau đó dường như là sự nén nhịn sâu nữa sau tiếng hộc lên bất lực với thực tại phũ phàng.
![]() |
Từ nay đến cuối năm dự báo tình hình sản xuất, việc làm sẽ còn nhiều khó khăn; có thể hàng chục nghìn công nhân tiếp tục bị mất việc. Ảnh minh họa của thoibaotaichinh.vn |
Phải, khó khăn rất lớn và sẽ còn lâu. Như anh, rất nhiều người đang lăn vào đời với niềm tin, lòng cam đảm và nhiệt tình không tắt. Mỗi người đang tự tìm một lối thoát cho sự bế tắc của mình. Tôi ấn tượng với dòng tút của một bạn công nhân khác: “Lần đầu đi làm cùng mấy bác thợ xây. Công việc vất vả, ngày chỉ được “nhiu” thôi”, kèm theo đó anh xòe ra mấy tờ năm mươi nghìn đồng.
Nếu chăm chỉ, có thể mai anh tiếp tục được các bác thợ xây tín nhiệm gọi đi làm; hoặc anh sẽ tìm được việc với các bác thợ sơn, hay một công việc bất kỳ khác. Mỗi ngày như thế anh lại đẩy lùi một chút khó khăn. Rồi sẽ đến ngày anh để những khó khăn ra sau lưng.
Tôi tin đó là ngày hết hẳn dịch, sản xuất được phục hồi. Nhưng nó sẽ còn xa, sau khi phải trải nhiều ngày gian khó nữa.
![]() Nhờ tư vấn tìm một tên hay, ý nghĩa, thể hiện sự kỳ vọng của cha mẹ vào đứa con là một nhu cầu chính ... |
![]() Ông Dương Xuân Kiểm, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (THCS) xã An Thắng (huyện Pác Nặm, Bắc ... |
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 20/9, toàn thế giới đã ghi nhận gần 31 triệu ca bệnh Covid-19, trong đó có ... |
Đọc nhiều
Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm
Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ
