Học sinh bị điện giật chết tại trường - trách nhiệm và môi trường an toàn cho trẻ
Đời sống
Hà Nội:

Học sinh bị điện giật chết tại trường - trách nhiệm và môi trường an toàn cho trẻ

Xuân Lâm (T/H)
Tác giả: Xuân Lâm (T/H)
Nói về sự việc học sinh Hoàng Gia Huy lớp 2B trường Tiểu học Tuy Lai A, huyện Mỹ Đức, (Hà Nội) thiệt mạng do điện giật vào ngày 24/10, luật sư Diệp Năng Bình (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng, học sinh thiệt mạng tại trường thì nhà trường phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên quan đến tính mạng của trẻ.
hoc sinh bi dien giat chet tai truong trach nhiem va moi truong an toan cho tre
Khu vực thuộc trường Tiểu học Tuy Lai A, Hà Nội, nơi xảy ra sự việc học sinh lớp 2 thiệt mạng do điện giật. (Ảnh VTC)

Khoảng 9h ngày 24/10, trong giờ ra chơi, em Hoàng Gia Huy, học sinh lớp 2B trường Tiểu học Tuy Lai A, huyện Mỹ Đức, (Hà Nội) bị điện giật dẫn tới thiệt mạng. Nguyên nhân ban đầu được xác định có thể do em Hoàng Gia Huy giẫm chân lên sợi dây điện bị đứt, rơi ở bãi cỏ phía sau phòng học.

Đây không phải lần đầu sự việc đau lòng như vậy xảy ra trong trường học.

Năm 2018, 6 học sinh trường THCS An Lục Long (tỉnh Long An) khi vừa đi xe ra khỏi cổng trường thì đường dây điện trung thế bị đứt giật văng 6 học sinh bất tỉnh. Trong số các nạn nhân, 2 em Đinh Tiên Bảo và Nguyễn Thị Ngọc Lan (cùng SN 2007, lớp 6) thiệt mạng tại phòng cấp cứu. 4 em khác là Phan Tấn Sang (SN 2006, lớp 7), Trương Huỳnh Tiến (SN 2006, lớp 7), Đinh Hoàng Vũ (SN 2007) và Hồ Thị Diễm Hương (SN 2006) bị thương nặng.

Cách đây hơn 7 năm, vào khoảng 8h ngày 28/12/2011, trong giờ nghỉ giải lao, em Nguyễn Chí Đời (học sinh lớp 10 trường THPT Thu Xà, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) đến gần trụ điện hạ thế trong khi vực trường thì bất ngờ bị điện giật và qua đời.

Sau nhiều vụ việc học sinh bị điện giật chết tại trường, nhiều người cho rằng dù khách quan hay chủ quan thì nhà trường phải chịu trách nhiệm khi không đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ.

Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Theo pháp luật quy định, hệ thống tải điện là nguồn nguy hiểm cao độ, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ.

Nếu để xảy ra thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường, hoặc nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo đúng quy định của pháp luật.

Trong các trường hợp này, chủ sở hữu hệ thống tải điện là nhà trường bởi họ được đơn vị điện lực giao sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Họ không bảo quản, trông giữ đúng quy định và để đường dây diện bị đứt và học sinh vướng phải khiến xảy ra vụ tai nạn thương tâm./.

hoc sinh bi dien giat chet tai truong trach nhiem va moi truong an toan cho tre Quảng Bình tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên

Ban An toàn giao thông, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Chương trình phối hợp tăng cường công tác giáo dục an toàn ...

hoc sinh bi dien giat chet tai truong trach nhiem va moi truong an toan cho tre Các trường học tại Đà Nẵng tăng cường bảo mật thông tin phụ huynh và học sinh

Sở GD&ĐT Đà Nẵng vừa có công văn gửi các đơn vị trường học trên địa bàn yêu cầu các đơn vị trường học thực ...

hoc sinh bi dien giat chet tai truong trach nhiem va moi truong an toan cho tre 22 học sinh tiểu học tại TP HCM nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Ngày 8/10, Phòng Giáo dục-Đào tạo Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh, đã có báo cáo nhanh về tình hình của 22 học sinh ...

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm