
“Bắt Lê Chí Thành là quá đúng” Lan đột biến, người “đột quỵ” Hướng về biên giới Tây Nam! |
![]() |
Em N.V.K, học lớp 6 tại Trường THCS - THPT Tân Mỹ (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) muốn nghỉ học vì không đánh vần được chữ, mặc cảm với bạn bè. (Ảnh cắt từ clip trên Báo Tuổi Trẻ). |
Câu chuyện nóng hổi gây bức xúc dư luận vài ngày qua tại Trường THCS - THPT Tân Mỹ, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, có thể tóm tắt như sau: Một em học sinh lớp 6 được nhà báo mục sở thị trình độ và phát hiện em ấy đọc, viết đều sai rất nhiều và không muốn đi học, chỉ muốn ở nhà trông em. Các nhà báo cũng phát hiện tại trường này có ít nhất 6 em đang học lớp 6 mà không đọc thông viết thạo, trong đó có 2 em đã bỏ học.
Thế mà khi nhà báo trao đổi với hiệu trưởng trường này thì thầy ấy lúc đầu chưa thẳng thắn nhận khuyết điểm, đã nói với nhà báo rằng các em ấy chỉ là học lực yếu, chứ chưa đến mức đọc chữ không chạy. Thậm chí, thầy ấy còn đưa ra danh sách các em học giỏi nhằm "đánh tráo" với những em đọc viết không chạy để các nhà báo tự kiểm tra. Chưa hết, khi đã không giấu được thực trạng nguy hại nêu trên thì thầy hiệu trưởng vẫn cố bao biện là đã có biện pháp khắc phục nọ kia, như là trường đã cử giáo viên kèm cặp các em, đến nhà động viên gia đình đốc thúc việc học của các em...
Thực ra, hiện tượng học sinh học lớp rất cao mà trình độ vẫn quá thấp, phần nhiều là do giáo viên vì bệnh thành tích nên cứ cho các em lên lớp, làm khổ các em là không hiếm. Cụ thể như vào khoảng cuối tháng 2/2019, báo chí có nêu một nam sinh đã học tới lớp 6 nhưng không thể đọc, viết tại Trường THCS Lê Duẩn (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai). Mẹ của em này nói với nhà báo là bà đã xin cho con được ở lại lớp 5 để học cho kỹ, nhưng cô giáo cứ cho em lên lớp “vì tình thương, muốn em được hòa nhập”.
Vào tháng 5/2019, báo chí nêu trường hợp có 2 học sinh tại Trường THCS Đông Phước A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang dù đã học đến lớp 6 nhưng không đánh vần và đọc được. Thế mà trường này vẫn bao biện nêu lý do cho các em này lên lớp là vì các em có những biểu hiện tiến bộ, có hoàn cảnh khó khăn.
Xin nêu thêm một ví dụ, vào tháng 10/2016, báo chí nêu việc một học sinh lớp 6 tại Trường THCS Lê Vĩnh Hòa, TP Sóc Trăng không thể đọc, viết nên bị đưa trở lại xuống tận lớp 2 học lại. Thế mà trong sổ liên lạc lớp 5 của em này, điểm các môn khá ngon lành như tiếng Việt 5 điểm, Toán 6 điểm. Nực cười nhất là dù môn tiếng Anh lớp 5 em ấy đạt 7 điểm nhưng không biết đọc một chữ tiếng Anh nào, ngay cả các từ xưng hô đơn giản như “tôi”, “bạn” em cũng lắc đầu tắc tị.
Nhiều nhà khoa học đã khẳng định, có không ít học sinh dù thể chất phát triển bình thường nhưng do bệnh về tâm lý, bệnh về thần kinh phức tạp nên không thể học như các bạn khác. Đây là chuyện bình thường trên toàn thế giới, nhiều nước đã có trường đặc biệt dành cho các em này.
Như vậy có thể thấy, bệnh thành tích là lý do lớn nhất khiến giáo viên cứ cho các em học sinh học không nổi lên lớp, hết lớp này đến lớp khác theo kiểu tặc lưỡi cho qua, ép học sinh lên lớp dù các em đó không muốn đi học, càng học càng mặc cảm, xấu hổ, làm khổ các em để lớp - trường - phòng - sở đạt thành tích xuất sắc, hoàn thành nhiệm vụ.
Bằng cấp trong giáo dục là tiêu chí để đánh giá năng lực, bố trí nhân viên, bố trí cán bộ. Nếu bằng cấp không thực chất, gian dối sẽ gây ra tình trạng làm việc trì trệ, kém hiệu quả trong tất cả các ngành, vô cùng nguy hại cho sự phát triển của đất nước.
Thông tin chủ vườn lan đột biến H.T ở Hà Nội “ôm” hơn 200 tỷ của khách hàng bỏ trốn xôn xao từ chiều ...
|
Đọc nhiều
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Thìa sữa trong viện

Kinh hoàng sữa giả

“Miếng cơm” từ cây gạo
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu
