Hành xử với một trận cầu không đẹp
Cà phê tối - 12/07/2022 14:53 MỸ ANH
Trận đấu giữa U19 Thái Lan và U19 Việt Nam có kết quả hòa 1-1. Ảnh: VFF |
Cụ thể, theo điều lệ của Giải vô địch U19 Đông Nam Á tổ chức tại Indonesia, các đội thi đấu vòng bảng bằng điểm nhau sẽ xét tỉ số đối kháng để chọn đội được đi tiếp ở vòng sau. U19 Indonesia đã cầm hòa U19 Thái Lan và U19 Việt Nam cùng với tỉ số 0-0.
Ở vòng đấu cuối, U19 Thái Lan và U19 Việt Nam cũng có kết quả hòa 1-1. Chỉ số thắng - thua đối kháng ba đội bằng điểm nhau. U19 Việt Nam và U19 Thái Lan hòa có tỉ số nên được đi tiếp. Điều này cũng ở trong điều lệ giải.
Vấn đề xảy ra, trong trận đấu hòa 1-1, U19 Việt Nam và U19 Thái Lan đã có chừng 80 phút đua tranh kịch tính. Nếu ai xem sẽ cảm nhận được mức độ khắc nghiệt và những đòn sát ván hai đội dành cho đối phương. Tuy nhiên, khi hai đội lần lượt ghi bàn, 10 phút cuối trận, 2 đội đã cầm cự câu giờ khi kết quả đảm bảo cho bản thân đi tiếp vòng sau. Lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Indonesia, Ban huấn luyện, các cầu thủ U19 Indonesia đã phẫn nộ rất lớn về 10 phút cuối này.
Tôi hiểu ý đồ chiến thuật của cả hai Ban huấn luyện U19 Việt Nam và U19 Thái Lan khi họ chỉ đạo cầu thủ đá an toàn, không bung hết sức. Bởi, kết quả đã đạt được, đảm bảo việc đi tiếp cũng như giữ chân, tránh chấn thương, thẻ phạt là điều khôn ngoan.
Tất nhiên, việc hiểu ý đồ với đồng tình là khác nhau. Ở một giải đấu trẻ mà cả bóng đá Việt Nam và Thái Lan không quá nặng thành tích thì câu giờ cầm hòa "kỳ phùng địch thủ" không hẳn là khôn ngoan lâu dài. Bởi, cầu thủ phần nào sẽ cảm thấy chờn đối phương, vốn luôn cạnh tranh với nền bóng đá của mình. Hơn thế, việc đẩy bóng qua lại ở phần cuối sân cho hết giờ là một hình ảnh có thể coi là xấu xí. Nhất là ở một giải đấu trẻ đặt nặng việc cọ xát chuyên môn và tận hưởng chơi bóng hơn là chiếc cúp.
Ngay sau trận đấu, cổ động viên (CĐV) Indonesia phẫn nộ lớn. Mấy chục năm qua, họ đã vào dự chung kết khu vực tới chục lần và họ chưa một lần lên ngôi. Ẩn ức dồn nén cực độ khi mọi kỳ vọng dựa vào lứa cầu thủ U19 này. Họ phải nương tựa lòng nhiệt huyết với bóng đá nước nhà vào một giải U19 là đủ thấy họ tuyệt vọng tới mức nào.
Nên nhớ, giải đấu này chỉ trở thành tâm điểm chú ý của các diễn đàn bóng đá khu vực sau sự việc PSSI đâm đơn khiếu nại. Trước đó, CĐV các quốc gia khác quan tâm rất vừa phải.
Giải đấu này, Indonesia có một lứa cầu thủ có thể coi là ngang tầm U19 Việt Nam và Thái Lan. Lứa này cũng là lứa sẽ dự U20 thế giới tới đây. Và, họ đã xây cả một sân vận động to đẹp để chuẩn bị cho ngày đó. Giải đấu này, người hâm mộ Indonesia đặt trọn mọi kỳ vọng.
Điều này khiến việc bị loại là quá khó chấp nhận. Nhất là bị loại theo cách tức tưởi, cay đắng bởi hai đối thủ vốn đã luôn "đè lên đầu, lên cổ" đội nhà ở các giải khu vực. Sự việc đẩy lên cao trào khi U19 Việt Nam đã được Ban Tổ chức khuyến cáo không ra sân tập để đảm bảo an toàn trước các CĐV chủ nhà quá khích. Và, đã có những xung đột xảy ra giữa CVĐ Indonesia và CĐV Thái Lan.
Mọi việc đã đi quá giới hạn. Sự cảm thông cho CĐV Indonesia được các CĐV khu vực đều chia sẻ. Song, cái cách của những người chịu trách nhiệm của U19 Indonesia sau khi bị loại trong giải đấu này là cách hành xử không trưởng thành.
Liên tiếp các động thái bất mãn được phía Indonesia phát đi: huấn luyện viên chỉ trích Việt Nam, Thái Lan sợ Indonesia nên cố tìm cách loại họ (trong khi cả Việt Nam và Thái Lan lúc đó câu giờ cho sự an toàn của chính bản thân mình), trưởng đoàn U19 đòi loại U19 Việt Nam và Thái Lan khỏi giải đấu và cuối cùng là công văn vừa xong của PSSI.
Họ đổ lỗi hoàn toàn lên những thứ ngoài mình khi họ quên mất rằng chính họ đã đánh mất quyền tự quyết khi không thắng được hai đội kia. Họ cũng quên luôn trận đấu cuối vòng bảng Tiger Cup 1998 khi họ câu giờ cả trận để rồi chủ động đá bóng và lưới nhà để tránh phải gặp chủ nhà Việt Nam khi ấy.
Họ cũng không đối mặt với trách nhiệm, với thất bại mà trấn an CĐV thay vì những động thái thổi bùng ngọn lửa giận dữ tới họ. Họ cũng vô trách nhiệm với tư cách chủ nhà khi những động thái đưa ra kích động CĐV, gây mất an toàn tới các đội thi đấu cũng như CĐV các đội.
Trận cầu giữa U19 Việt Nam và U19 Thái Lan là một trận cầu không đẹp. Và chỉ dừng lại ở đó thôi. Nó là một phần của cuộc chơi mà ở nhiều giải đấu lớn toàn cầu đều diễn ra. Sẽ không đơn vị nào có thể loại hai đội khỏi giải hay nâng cao quan điểm việc câu giờ xấu xí thành dàn xếp tỉ số được.
Thất bại với ẩn ức mấy chục năm cùng với cách bị loại ê chề là điều khó chấp nhận. Nhưng cách đối mặt với thất bại cũng phần nào thể hiện khí phách con người, dũng khí của một nền bóng đá.
Chừng nào những người cầm đội bóng chưa chấp nhận thất bại như một phần hiển nhiên khắc nghiệt của bóng đá và chưa lên tiếng xin lỗi người hâm mộ mà chỉ đố vấy nguyên do thất bại cho đội khác, chừng đó, nền bóng đá đó rất khó tiến xa.
Cuộc đời cũng vậy.
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh".
|
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.