Hàng quán đóng cửa, nhượng mặt bằng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19
Đời sống - 16/08/2020 19:44 Hoài Thương
Nhiều cửa hàng đóng cửa trên đường Triệu Quang Phục, quận 5, TP HCM |
Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo vốn là con phố sầm uất bậc nhất dọc quận 1 đến quận 5 với rất nhiều cửa hàng. Nhưng hiện nay khi dịch bệnh Covid 19 lần thứ hai bùng phát trở lại những con phố này trở nên ảm đạm, cửa hàng kinh doanh thưa thớt dần. Những tấm biển trao trả mặt bằng, di chuyển địa điểm hay cho thuê xuất hiện nhiều hơn.
Nếu trước dịch, hàng quán đông đúc, người qua lại sầm uất thì bây giờ là một bức tranh hoàn toàn ngược lại. Cụ thể, theo quan sát của PV Cuộc sống an toàn trên đường Nguyễn Trãi thuộc quận 1, quận 5, TP HCM trước đây hầu hết là cửa hàng thời trang và quán ăn. Nhưng hiện tại, số cửa hàng đóng cửa cần sang mặt bằng khá nhiều. Nhiều chủ quán ăn ngồi ngao ngán chờ khách, mời khách ngày cuối tuần. Không những thế, nhiều con hẻm nhỏ ở quận 5 trước đây nổi tiếng với nhiều món ăn đa dạng của người Hoa giờ cũng phải đóng cửa, chuyển nhượng, không còn mở bán.
Lý do chuyển địa điểm vì "mùa dịch mà..." trên đường Trần Hưng Đạo quận 5 |
Trên vỉa hè đường Ngô Quyền, rất đông các bạn trẻ làm công việc giao đồ ăn, chuyển hàng, xe ôm công nghệ đang chờ được “nổ” đơn hàng phục vụ “thượng đế”. Nhưng có vẻ như ngày cuối tuần trong mùa dịch cũng không khấm khá hơn thường nhật là mấy. Huỳnh Tài, 22 tuổi, tài xế xe ôm công nghệ kiêm giao đồ ăn cho biết từ khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trở lại, số đơn hàng anh giao cho khách cũng giảm đi ít nhiều. Tuy nhiên, rõ ràng mọi người đều cảm nhận được con đường mình đang đứng khách vắng vẻ hơn. Lý do vì nhiều hàng quán đóng cửa, treo biển trả mặt bằng, nên dù khách hàng có muốn ăn cũng không có nơi bán. “Khách thường muốn mua đồ ăn về nhà hơn là ra ngoài tiệm vì dịch bệnh và an toàn. Cho nên trung bình cứ khoảng 30 phút em được một đơn hàng, giờ cơm trưa hay tối sẽ nhiều hơn một chút”, Tài nói.
Trục lõi trung tâm với phố đi bộ Nguyễn Huệ, phố thương mại Đồng Khởi, phố trà sữa Ngô Đức Kế, phố văn phòng Hàm Nghi... thuộc quận 1, TP HCM là nơi tập trung đông đúc. Nhưng hiện nay nơi đây đều xuất hiện nhiều căn nhà mặt tiền đóng cửa, chỉ có xe đẩy, gánh hàng rong tụ tập xung quanh hoặc thưa vắng người.
Không khó để thấy những cửa hàng mặt tiền nằm trên khu đất vàng đóng cửa, cho thuê mặt bằng. Ảnh N. N |
Thực tế 6 tháng qua, các mặt bằng bán buôn, kinh doanh bỏ trống đang trở nên phổ biến tại những tuyến phố thương mại đắc địa bậc nhất Sài Gòn. Phần vì dịch bệnh Covid 19 lần thứ nhất, kinh tế chưa kịp phục hồi thì đợt dịch tiếp theo ập đến. Từ quý I, tình trạng kinh doanh ế ẩm, kéo dài sang quý II và chưa có dấu hiệu cải thiện đầu quý III khiến số lượng mặt bằng trống cứ tăng dần dù vị trí đắc địa tại khu trung tâm. Thậm chí, các phòng răng (nha khoa), spa, công ty du lịch... cũng đua nhau đóng cửa, trả mặt bằng trong giai đoạn khó khăn do tác động của Covid-19.
Là chủ một cửa tiệm bán đồ ăn như bánh canh, hủ tiếu, nui, mì trên đường Nguyễn Trãi quận 5, chú Hai Minh chia sẻ: “Đợt dịch lần trước, kinh tế chưa khôi phục được, người dân ăn uống vẫn còn e dè thì lại tiếp tục bùng phát đợt dịch thứ 2, tuy thành phố không cách ly xã hội như lần trước nhưng người dân ăn uống cũng ít. Hầu như họ gọi thức ăn về nhà, nhưng hôm nay cuối tuần mà bán hàng cũng ế ẩm, đơn hàng gọi đi cũng không nhiều. Cứ đà này, chúng tôi có lẽ phải đóng cửa chứ cầm cự không nổi”.
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.