Hà Nội, ngày đặc biệt
Cà phê tối - 18/09/2020 19:05 VŨ HÙNG
Cạn hẹp Hai chuyện nhỏ về ông Nguyễn Đức Chung Hồ Gươm dậy sóng |
Cầu Long Biên. Ảnh: T.T |
Ông Chung bị ung thư trực tràng là một sự thật. Từ 4 năm trước, ông đã từng qua Pháp để điều trị bệnh này. Các bác sĩ Việt Nam (mà tôi quen biết) từng tham gia điều trị cho ông Chung từ khi ông đi chữa bệnh ở Pháp về cũng xác nhận.
Có điều, cá nhân tôi vẫn không tin là bệnh ung thư có thể được chữa khỏi hẳn, mà chỉ có một số phác đồ điều trị chuẩn có thể kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư mà thôi. Hơn nữa, như các cụ xưa hay bảo, "cứu được bệnh chứ không cứu được mệnh", khó lắm!
Sự kiện thứ hai các báo cũng vừa đăng tải. Chiều nay, 18/9, tại Thành ủy Hà Nội đã diễn ra hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Bộ Chính trị phân công ông Chu Ngọc Anh - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ làm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Trước đó, chiều ngày 17/9, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Chính phủ sẽ đề nghị miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, dự kiến khai mạc ngày 20/10.
Ông Chu Ngọc Anh sinh năm 1965, hơn ông Chung 2 tuổi. Hơn 1 ngày đã là khôn hơn, hơn những 2 năm chắc là khôn ít nhất 365 x 2 lần hơn. Hy vọng ông tân Chủ tịch sẽ đem “cái khôn” của mình cống hiến cho Thủ đô để dân Hà Nội được an lành và thành phố được phát triển. Lại từng là một tư lệnh ngành Khoa học và Công nghệ, hy vọng ông Anh sẽ không chỉ lo cho Hà Nội xanh - sạch - đẹp, mà còn là Thủ đô của văn minh và hiện đại.
Còn một sự kiện nữa của Thủ đô hôm nay mà rất ít người để ý, nhưng không kém phần quan trọng. Hôm nay chính là sinh nhật lần thứ 122 của chiếc cầu Long Biên thân thuộc và gần gũi với bao thế hệ công dân Thủ đô.
Cầu Long Biên được khởi công xây dựng năm 1898, hoàn thành năm 1902. Ảnh tư liệu. |
Ngày này 122 năm trước, 18/9/1898, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã đặt viên gạch đầu tiên trong ngày lễ khởi công xây dựng chiếc cầu thép bắc qua sông Hồng này.
Chuyện kể rằng, ngay sau khi khánh thành cầu (năm 1902), các quan chức An Nam của Hà Nội đã đặt ở 2 đầu cầu Long Biên 2 trạm thu phí qua cầu, kiểu trạm BOT bây giờ. Nghe tin ấy, Toàn quyền Doumer đã lập tức ra lệnh dỡ bỏ 2 trạm thu phí ấy với lý do ngắn gọn: Kinh phí xây cầu được lấy từ Ngân khố Quốc gia Pháp quốc. Và lý do xin được kinh phí đã nêu là để phục vụ cho dân chúng đi lại thuận tiện, chứ không phải để nộp thuế đi lại.
Bao nhiêu nước đã trôi dưới chân cầu 122 năm qua, để rồi người Hà Nội vẫn cứ day dứt mãi suốt thế hệ này cho đến thế hệ khác một câu hỏi cho đến bây giờ: "Và sông Hồng chảy về đâu, ôi lịch sử!".
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 18/9 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 18/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt 30,3 triệu, hơn 950 nghìn người ... |
"Cầu em được người tình như tôi đã yêu em" "Cầu em được người tình như tôi đã yêu em", mấy ai đủ bản lĩnh và "độ lạnh" chúc cho người yêu, vợ mình thế ... |
Làm tốt vai trò "cầu nối" giữa doanh nghiệp và người lao động Là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài với số lượng lớn (gần 5.000) CNLĐ, song suốt nhiều năm qua, Công ty TNHH TOTO ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định