Hà Nội chuẩn bị hàng hóa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
Kinh tế - Xã hội - 24/10/2021 12:44 Duy Chương
Những chiếc barie được gỡ bỏ và vùng xanh hiện ra Đi lại “bình thường mới” trong tư duy cũ Hà Nội: Chưa có quyết định về việc học sinh trở lại trường từ ngày 25/10 |
Sở Công Thương Hà Nội yêu cầu các doanh nghiệp vừa đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết, vừa có phương án hàng hóa ứng phó với diễn biến dịch Covid-19. Ảnh: ST |
Sở Công Thương Hà Nội vừa ban hành kế hoạch phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 nhằm bảo đảm sản xuất, lưu thông, cân đối cung cầu, bình ổn thị trường mặt hàng thiết yếu gắn với việc bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19.
Sở Công Thương Hà Nội cho biết, tổng giá trị hàng Tết sẽ đáp ứng đủ nhu cầu của khoảng 10,33 triệu người hiện đang sinh sống, làm việc, học tập tại Hà Nội.
Nhóm hàng được xác định cần bảo đảm cung cầu trong dịp Tết gắn với công tác phòng, chống dịch gồm: Mặt hàng tiêu dùng thiết yếu (gạo, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thủy hải sản, trứng gà, vịt, thực phẩm chế biến, rau củ, trái cây tươi); mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết (nông, lâm sản khô, bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát...); mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch (khẩu trang kháng khuẩn, nước rửa tay sát khuẩn).
Sở Công Thương Hà Nội cũng cho biết, kênh bán hàng truyền thống trên địa bàn gồm: 28 hệ thống trung tâm thương mại; 123 hệ thống siêu thị; 449 chợ; 1.800 cửa hàng tiện lợi; hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa; 141 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn, có thể kết nối với 1.130 đầu mối, chuỗi, cơ sở cung ứng nông, lâm, thủy sản của 45 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Các kênh bán hàng đa phương tiện (bán hàng qua website, hotline, app…) gồm 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu theo hình thức trực tuyến.
Trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, các quận, huyện sẵn sàng bố trí 2.500 địa điểm làm kho và điểm bán hàng lưu động. Ngoài ra còn có các điểm trung chuyển hàng hóa đã dự kiến và các địa điểm bán các mặt hàng không thiết yếu (siêu thị, cửa hàng, nhà hàng) được chuyển đổi sang bán hàng hóa thiết yếu…
Trong kế hoạch phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, Sở Công thương Hà Nội cũng đưa ra các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân |
Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các tỉnh, thành phố nắm nguồn cung đối với các mặt hàng thiết yếu và tổ chức các hoạt động kết nối sẵn sàng khai thác hàng hóa đưa về Hà Nội đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân.
Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch, Sở Công Thương Hà Nội đề nghị các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ bố trí thêm nhân viên phục vụ, mở thêm quầy thanh toán, mở rộng các hình thức thanh toán trực tuyến (QR code, thẻ thanh toán, ví điện tử…), phân luồng khách đến mua hàng, thanh toán để hạn chế nguy cơ lây nhiễm tại điểm bán.
Những ngọn hải đăng Tôi có một anh bạn thân là cán bộ công an ở Hải Phòng. Anh là con trai cả của một người Anh hùng Liệt ... |
TP. HCM chính thức ban hành kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em Ngày 22/10, UBND TP. HCM đã ban hành Kế hoạch tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi ... |
10 món ăn để qua đêm dễ biến chất, gây hại cơ thể Nhiều người thường có thói quen để lại các thực phẩm ăn không hết qua đêm. Tuy nhiên, nếu không bảo quản đúng cách, thức ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:08
Lô xe Omoda C5 đầu tiên cập bến Việt Nam, ra mắt vào ngày 26/11
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã cập cảng để chuẩn bị cho chương trình ra mắt vào ngày 26/11, được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia.
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:01
Range Rover Velar 2025 ra mắt Việt Nam với 7 phiên bản
Mẫu SUV hạng sang Range Rover Velar 2025 đã chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam với nhiều nâng cấp đáng giá. Xe được cung cấp với ba phiên bản chính là S, Dynamic SE và Dynamic HSE, đi kèm hai tùy chọn động cơ xăng và một tùy chọn hệ truyền động plug-in hybrid.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 10:00
VietinBank tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
Các giải pháp mang tính chiến lược này đã giúp VietinBank không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng biểu tượng CASA mà còn tiết giảm chi phí vốn (COF), cải thiện biên lợi nhuận (NIM), và khẳng định vị trí tiên phong trong lĩnh vực lĩnh vực thanh toán số hiện đại.