Gương mặt "Trai xinh - Gái đẹp" và khát khao lan tỏa giá trị truyền thống

Nét đẹp Người lao động - Kỳ Anh

Chị Nguyễn Thị Hồng Anh - Top những gương mặt đẹp Cuộc thi "Trai xinh - Gái đẹp các khu công nghiệp" chia sẻ về tình yêu và khát khao lan tỏa giá trị truyền thống của trang phục quan họ Bắc Ninh.
Giải Nhì "Trai xinh - Gái đẹp": Cô nàng cá tính, không ngừng nỗ lực vì gia đình Quán quân "Trai xinh - Gái đẹp": Sẽ dùng tiền thưởng mua cá phóng sinh Giải 3 "Trai xinh - Gái đẹp" bật mí gu người yêu lý tưởng
Gương mặt
Chị Nguyễn Thị Hồng Anh từng lọt vào Top những gương mặt đẹp Cuộc thi "Trai xinh - Gái đẹp các khu công nghiệp" tuần 7 năm 2021.

Chị Nguyễn Thị Hồng Anh (SN 1985), quê ở huyện Việt Yên, Bắc Giang, từng làm việc lại Khu công nghiệp Đình Trám, xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Năm 2006, chị lập gia đình và có một bé trai, chị cũng chuyển về sinh sống tại Bắc Ninh quê chồng. Đó chính là cơ duyên chị được tiếp xúc với nét đẹp văn hóa Quan họ Bắc Ninh và đem lòng thương mến trang phục quan họ truyền thống.

Chị Hồng Anh chia sẻ: “Ông nội nhà chồng tôi, ông Lê Duy Thu – Trưởng đoàn quan họ Bắc Ninh, là người truyền cảm hứng cho tôi. Ông cũng là một thợ cắt may trang phục quan họ nổi tiếng. Cả đời ông chỉ chuyên sâu vào nghiên cứu, cải tiến tấm áo này. Một lần ông tâm sự với chúng tôi, các cụ ngày xưa giỏi lắm, để tấm áo này mặc lên ai nhìn cũng thon gọn, đẹp đẽ, cân đối, nên chúng ta cần phải gìn giữ và phát triển hơn nữa. Nghe vậy, tôi càng cảm thấy yêu mến và muốn tiếp nối con đường này từ ông”.

Gương mặt
Một tấm hình kỷ niệm của chị Hồng Anh trong trang phục truyền thống.

“Giờ ông đã mất rồi, trước khi ra đi ông cũng chưa kịp dạy tôi cắt may từng đường kim mũi chỉ ra sao, nhưng vì sự đam mê, lòng nhiệt huyết, vì những lời của ông tôi luôn ghi nhớ nên tôi đã cố gắng tự tìm hiểu, nghiên cứu để có thể tự mình cắt may, làm ra những tà áo quan họ truyền thống bằng cả tình yêu, tâm huyết” – Chị Hồng Anh nói.

Với vẻ ngoài mong manh, dịu dàng, ẩn chứa bên trong là hoài bão, ước mơ đẹp đẽ, những tưởng cuộc sống của chị cũng sẽ êm ả, bình yên. Thế nhưng, không may, chồng chị mất sớm, để lại chị và con nhỏ. “Từ ngày chồng mất, cuộc sống của tôi trở nên khó khăn hơn. Tôi cố gắng đi làm ở khu công nghiệp để kiếm tiền trang trải, nuôi con. Tôi còn bố mẹ già ở quê, nên sau này tôi quyết định chuyển hẳn về quê nhà Việt Yên, Bắc Giang sinh sống, để tiện chăm sóc cả con cái và bố mẹ” – Chị Hồng Anh chia sẻ.

Gương mặt
Vẻ đẹp dịu dàng của chị Hồng Anh.

Tuy nhiên, chưa một ngày nào đam mê với nghề may áo dài quan họ của chị Hồng Anh thôi bùng cháy. “Tôi luôn cảm thấy được thôi thúc và có duyên với nghề này”, chính vì vậy, chị Hồng Anh đã quyết định tạm dừng công việc ở khu công nghiệp và mở tiệm may tại Bắc Ninh. Mặc dù, đi lại Bắc Giang – Bắc Ninh khá vất vả nhưng để cân bằng việc chăm sóc gia đình và công việc, chị không ngại khó khăn. “Tôi nghĩ tà áo quan họ truyền thống nên được “sống” trong cái nôi của nó. Tôi là người phụ nữ của gia đình, nhưng cũng là người phụ nữ với tinh thần phấn đấu, khát khao lan tỏa những giá trị truyền thống đẹp đẽ” – Chị Hồng Anh nói.

Gương mặt
Các liền anh, liền chị trong trang phục quan họ truyền thống chị Hồng Anh tự tay cắt may.

Những ngày được miệt mài cắt, may, tỉ mỉ từng đường kim mũi chỉ, đối với chị Hồng Anh là những ngày rất hạnh phúc. Được tự do khám phá, say sưa với công việc và tin tưởng rằng mình đang tạo ra những giá trị đích thực. Chính tay chị làm mọi công đoạn để cho ra đời những bộ trang phục quan họ đẹp nhất, chất lượng nhất. Ban đầu khách hàng chỉ là người thân, bạn bè ủng hộ. Sau này, mọi người giới thiệu, truyền tai nhau và chị bắt đầu có những đơn hàng đầu tiên, có khi là những khách hàng trong miềm Nam, thậm chí ở nước ngoài. Đó không chỉ là kết quả của sự chăm chỉ lao động, mà còn là thành quả của sự kiên trì và tâm huyết của chị.

Gương mặt
Một số thiết kế của chị Hồng Anh.

Bắc Giang, Bắc Ninh hiện tại đang là điểm nóng dịch bệnh Covid-19, nên cửa hàng của chị cũng phải tạm đóng cửa. Nhưng không có nghĩa mọi thứ dừng lại hoàn toàn. “Tôi sẽ tận dụng thời gian này để tìm tòi, nghiên cứu nhiều hơn, thiết kế ra nhiều trang phục đẹp mắt hơn, để khi nào dịch bệnh qua đi, cuộc sống ổn định, tôi sẽ trở lại và “lợi hại” hơn” – Chị Hồng Anh vui vẻ chia sẻ.

Là một người con của quê hương Bắc Giang, ngoài việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định phòng, chống dịch bệnh theo quy định của Nhà nước, chị Hồng Anh cũng góp sức mình đi nấu ăn tình nguyện cho nhân viên y tế, tình nguyện viên, những người đang thực hiện cách ly ở một số điểm cách ly tập trung tại Bắc Giang”.

“Tôi mong dịch bệnh sớm qua đi, để người dân có thể ổn định cuộc sống và các hoạt động sản xuất, kinh tế được trở lại bình thường. Mọi người hãy giữ vững niềm tin và cùng nhau cố gắng nhé”.

Gương mặt
UBND xã Vân Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang, nơi chị Hồng Anh nấu ăn tình nguyện.
Người lao động bị cách ly do dịch Covid-19 có được trả lương? Người lao động bị cách ly do dịch Covid-19 có được trả lương?
Thêm 3 công nhân dương tính Covid-19, báo động tình trạng dịch “tràn” vào KCN, KCX Thêm 3 công nhân dương tính Covid-19, báo động tình trạng dịch “tràn” vào KCN, KCX
Tấm lòng thiện nguyện của Tấm lòng thiện nguyện của "cựu" bệnh nhân Covid-19: Tôi nợ các y bác sĩ một ân tình
Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Phóng sự Media (dự thi): Cô thủ thư đa năng

Người lao động -

Phóng sự Media (dự thi): Cô thủ thư đa năng

Không chỉ là một cán bộ thư viện - cô thủ thư giỏi, say mê với công việc, chị Võ Thị Hoa – Cán bộ thư viện Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng còn là một tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Với sự cần cù, chịu khó và những nỗ lực không mệt mỏi, chị đã xây dựng cho mình một mô hình kinh tế sạch, bền vững, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị

Emagazine -

Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị

Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.

Nghẹn ngào câu chuyện đoàn viên nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi

Vòng tay Công đoàn -

Nghẹn ngào câu chuyện đoàn viên nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi

Để yêu thương, chăm sóc đứa trẻ mà mình không mang nặng đẻ đau là điều không dễ dàng, thế nhưng, với tấm lòng nhân ái của mình, hai người phụ nữ thuộc Công đoàn huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng hai đứa trẻ mồ côi.

Phạm Văn Thương từ đam mê… thành “cây sáng kiến" của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm

Nét đẹp Người lao động -

Phạm Văn Thương từ đam mê… thành “cây sáng kiến" của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm

Sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn thuộc thành phố Hải Phòng, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Phạm Văn Thương đã đam mê và muốn tìm hiểu ngành Mỏ. Tình yêu, cùng với tinh thần trách nhiệm, tiên phong và sự vào cuộc của Công đoàn, hằng năm anh cho “ra lò” nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo. Trong đó, giải pháp sáng kiến: “Nghiên cứu, đề xuất thi công đào lò chuẩn bị lò chợ 11-3-T-16 khu III vỉa 11 giáp đứt gẫy địa chất F giúp tận thu 48.210 tấn than nguyên khai”.

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Câu chuyện quanh tôi -

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

Đời sống -

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chia sẻ trong Talk Công đoàn về thỏa ước lao động tập thể nhóm ngành dịch vụ, du lịch khách sạn.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 23/11/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, đem lại lợi ích cho cả người lao động và chủ doanh nghiệp.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Đọc thêm

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Câu chuyện quanh tôi -

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Câu chuyện quanh tôi -

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Câu chuyện quanh tôi -

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Câu chuyện quanh tôi -

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Được biểu dương là một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tập thể của tỉnh Lâm Đồng, người cựu cán bộ công đoàn Trần Thị Diện luôn trăn trở gây dựng “Mái nhà chung” cho công nhân lao động khó khăn.

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Câu chuyện quanh tôi -

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp một mặt nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác giúp ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Qua đó, ngăn ngừa các nguy cơ tai nạn lao động, giảm tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp, tạo môi trường làm việc an toàn.

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Kinh tế - Xã hội -

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức một sự kiện thu hút quan tâm của dư luận, đó là kỷ niệm 200 năm ngày mất của vua Gia Long (1762-1820). Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nguyễn Phước Tộc đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long và Húy kỵ Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế, Hiệp kỵ các Hoàng đế triều Nguyễn”. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tham dự.

Tổ ấm yêu thương

Vòng tay Công đoàn -

Tổ ấm yêu thương

Là trụ cột kinh tế trong gia đình, thầy giáo Huỳnh Hữu Trí, Tổ trưởng Tổ Năng khiếu của Trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đã cố gắng hết sức nhưng vẫn thiếu trước hụt sau. Chia sẻ với anh, Công đoàn nhà trường đã vào cuộc…

Hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” năm 2022: Tiểu thương chợ Đông Ba mặc áo dài để buôn bán

Nét đẹp Người lao động -

Hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” năm 2022: Tiểu thương chợ Đông Ba mặc áo dài để buôn bán

Hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” năm 2022, chào mừng kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) tiểu thương và cán bộ, nhân viên nữ chợ Đông Ba, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế mặc áo dài đến chợ buôn bán, gợi lại nét văn hóa truyền thống của vùng đất Cố đô.

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Câu chuyện quanh tôi -

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Làm việc bằng sự nhiệt tình và lòng yêu nghề của một cán bộ y tế, kỹ thuật viên hình ảnh y học Lê Thanh Vũ đã thầm lặng vượt lên sự kỳ thị để thấu cảm với những bệnh nhân lao, lựa chọn góp sức mình vào công cuộc chống lại bệnh lao.

Hoãn tổ chức chung kết cuộc thi “Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm”

Đời sống -

Hoãn tổ chức chung kết cuộc thi “Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm”

Công đoàn Y tế Việt Nam vừa thông báo hoãn tổ chức chung kết cuộc thi “Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm” do tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Hà Nội đang giai đoạn đỉnh dịch, diễn biến hết sức phức tạp và khó lường.