Giải pháp phòng, chống bạo lực trong gia đình CNVCLĐ
Hoạt động Công đoàn
LĐLĐ tỉnh Phú Thọ:

Giải pháp phòng, chống bạo lực trong gia đình CNVCLĐ

PHƯƠNG UYÊN
Tác giả: PHƯƠNG UYÊN
Hơn 300 cán bộ công đoàn, cán bộ phòng văn hoá các huyện, thành thị và công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn tỉnh đã tham dự hội nghị truyền thông về văn hóa ứng xử và phòng, chống bạo lực trong gia đình.

Nhằm thiết thực tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng Hành động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình và Ngày Gia đình Việt Nam 28/06, hướng tới kỷ niệm 93 năm thành lập Công đoàn Việt Nam (28/07/1929 - 28/07/2022), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Phú Thọ và Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh đã phối hợp tổ chức Hội nghị “Truyền thống văn hoá ứng xử và phòng, chống bạo lực trong gia đình CNVCLĐ nhân Ngày Gia đình Việt Nam năm 2022”.

Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Ngọc Hướng, Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh Phú Thọ; ông Nguyễn Việt Trung, Phó giám đốc Sở VHTT&DL; ông Hoa Hữu Vân, nguyên Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ VHTT&DL; lãnh đạo LĐLĐ các huyện, thành, thị, công đoàn ngành, công đoàn cơ sở trực thuộc và 300 CNVCNLĐ, 20 gia đình CNVCNLĐ có hoàn cảnh khó khăn.

Nhân dịp này, LĐLĐ tỉnh Phú Thọ đã trao 20 suất quà cho 20 gia đình lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Giải pháp phòng, chống bạo lực trong gia đình CNVCLĐ
Đồng chí Nguyễn Ngọc Hướng, Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh Phú Thọ trao quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: PHƯƠNG UYÊN

Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu

Chỉ thị 06 - CT/TƯ ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới nêu rõ: Xây dựng gia đình là vấn đề lớn hết sức hệ trọng của mỗi dân tộc ở mọi thời đại. Bởi, gia đình hạnh phúc chính là nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc. Do đó, công tác xây dựng gia đình vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước.

Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh Phú Thọ chia sẻ: “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động; kỹ năng can thiệp, hỗ trợ về phòng, chống bạo lực gia đình cho đội ngũ cán bộ, đoàn viên, CNVCNLĐ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là cần thiết. Qua đó, tạo hiệu ứng tích cực trong việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đoàn viên, CNVCNLĐ trong phòng, chống bạo lực gia đình; ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi bạo lực gia đình, hỗ trợ nạn nhân bị bao lực gia đình. Tuy nhiên, để công tác tuyên truyền có hiệu quả, cần cung cấp cho NLĐ những kiến thức chung về đời sống gia đình; văn hóa ứng xử trong gia đình; những điều cần biết cho hôn nhân và gia đình; chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Tuyên truyền thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân - gia đình, Luật Bình đẳng giới, công tác bình đẳng giới; về các kỹ năng ứng xử trong gia đình, văn hóa ứng xử trong gia đình, từ đó, xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”.

Giải pháp phòng, chống bạo lực trong gia đình CNVCLĐ
LĐLĐ tỉnh Phú Thọ đã trao 20 suất quà cho 20 gia đình NLĐ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. Ảnh: PHƯƠNG UYÊN

Tại Hội nghị, các đại biểu được giao lưu, trao đổi, với ông Hoa Hữu Vân, nguyên Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ VHTT&DL về vấn đề gia đình trong tình hình mới và công tác xây dựng gia đình trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Ông Vân chia sẻ: “Niềm hạnh phúc và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị phần lớn là dựa vào gia đình của NLĐ. Do đó, câu chuyện của mỗi gia đình là câu chuyện của cả đất nước. Nếu phân tích số liệu tỉnh Phú Thọ, năm 2021 xảy ra 110 vụ bạo lực gia đình. Nếu lấy số xã, phường, thị trấn là 225/110 vụ, thì bình quân 2 xã mới xảy ra 01 vụ/năm. Tuy nhiên, khi được hỏi, có ai bị bạo lực gia đình không thì chẳng ai dám thừa nhận. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho bạo lực gia đình ngày càng bị gia tăng”.

Ông Hữu Vân đề xuất: “LĐLĐ tỉnh cần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu ở mỗi cấp công đoàn trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng gia đình”.

Cơ hội “vàng” để tuyên truyền tới NLĐ

Tại Hội nghị, đồng chí Quách Tấn Công, Trưởng Ban Tuyên giáo và Nữ công LĐLĐ tỉnh Phú Thọ chia sẻ: “LĐLĐ tỉnh luôn xác định công tác xây dựng gia đình là nhiệm vụ quan trọng, được tiến hành thường xuyên trong các cấp công đoàn. Hội nghị là dịp để LĐLĐ tỉnh triển khai tuyên truyền rộng rãi tới cán bộ đoàn viên, CNVCNLĐ về tầm quan trọng của công tác gia đình; giữ gìn các giá trị chuẩn mực văn hoá gia đình Việt trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện đại. Nâng cao nhận thức xây dựng hạnh phúc không chỉ là việc riêng của mỗi gia đình mà là trách nhiệm của toàn xã hội, góp phần tạo nên sức mạnh của đất nước. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền triển khai các hoạt động nhân Ngày Gia đình Việt Nam; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chí ứng xử trong gia đình về đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam”.

Giải pháp phòng, chống bạo lực trong gia đình CNVCLĐ
Ông Nguyễn Việt Trung, Phó giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Phú Thọ trao quà cho các gia đình NLĐ có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: PHƯƠNG UYÊN

Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, văn hoá ứng xử trong gia đình ngày càng được quan tâm với mục tiêu là ổn định, củng cố theo tiêu chí ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Trong gia đình hiện đại, các thành viên được quan tâm, chia sẻ, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau tham gia lao động, công việc xã hội, cùng quyết định những vấn đề chung. Tuy nhiên, trong guồng quay của xã hội hiện đại, phần nào đã ảnh hưởng đến các giá trị tốt đẹp trong văn hoá ứng xử gia đình Việt. Từ đó dẫn đến các vấn đề, như: phân hoá giàu, nghèo; tình trạng ly hôn, ly thân, mâu thuẫn giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống… Nguyên nhân là do giáo dục gia đình không còn cơ bản.

Giải pháp phòng, chống bạo lực trong gia đình CNVCLĐ
Tiết mục văn nghệ khai mạc Hội nghị. Ảnh: PHƯƠNG UYÊN

“Giáo dục gia đình đang là nỗi lo, là thách lớn thức của gia đình Việt Nam mà nguyên nhân cơ bản là do giáo dục gia đình không còn cơ bản. Cuộc sống bận rộn, cơm áo gạo tiền, nhiều gia đình đã phó thác việc dạy dỗ con em mình cho người giúp việc, gia sư và nhà trường mà quên mất trách nhiệm của mình là phải dạy dỗ con trở thành người tốt”, ông Vân khẳng định.

Nguyên Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ VHTT&DL cho rằng, để thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình thì mỗi địa bàn, mỗi tổ chức phải làm tốt công tác tư vấn, hoà giải và tuyên truyền giáo dục, đạo đức, lối sống trong mỗi gia đình. Đó chính là giải pháp căn cơ lâu dài để phòng, chống bạo lực gia đình.

LĐLĐ tỉnh Phú Thọ hỗ trợ kịp thời lực lượng tuyến đầu phòng, chống Covid-19 LĐLĐ tỉnh Phú Thọ hỗ trợ kịp thời lực lượng tuyến đầu phòng, chống Covid-19

Sáng ngày 15/11/2021 Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội LHPN tỉnh Phú Thọ đã về thăm hỏi, động viên và trao ...

LĐLĐ tỉnh Phú Thọ: Quỹ “Trợ vốn cho đoàn viên công đoàn” chăm lo đời sống CNVCLĐ LĐLĐ tỉnh Phú Thọ: Quỹ “Trợ vốn cho đoàn viên công đoàn” chăm lo đời sống CNVCLĐ

Quỹ “Trợ vốn cho đoàn viên công đoàn” của Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ được sự đóng góp xây dựng của các cấp ...

15 năm thực hiện chương trình nhà ở 15 năm thực hiện chương trình nhà ở "Mái ấm Công đoàn" tỉnh Phú Thọ

Năm 2006, Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động Chương trình nhà ở “Mái ấm công đoàn". Hưởng ứng chương trình, 15 năm qua đã có ...

Tin mới hơn

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Trong quý I năm 2025, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã phát huy rõ nét vai trò là chỗ dựa tin cậy, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Giữa vùng công nghiệp phát triển sôi động, nơi hàng trăm ngàn lao động nhập cư đang ngày ngày mưu sinh, tổ chức Công đoàn tỉnh Long An như một người bạn đồng hành thầm lặng nhưng bền bỉ, mang đến sự chở che, sẻ chia và cả những tia hy vọng ấm áp cho những phận người xa quê.
Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Giữa một buổi trưa oi ả tại Công ty TNHH Chí Hùng, tỉnh Bình Dương, chị Nguyễn Thị Ngọc Hà, Chủ tịch CĐCS Công ty – vẫn miệt mài rà lại các điều khoản trong bản thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) vừa được doanh nghiệp ký kết đầu quý. “Có vài câu chữ tưởng nhỏ, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi người lao động. Công đoàn không cẩn thận thì công nhân chịu thiệt”, chị Hà nói.

Tin tức khác

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Thời gian gần đây, các cấp Công đoàn thành phố Huế đã tổ chức các lớp tập huấn ứng dụng AI vào công tác công đoàn, giúp cán bộ công đoàn nâng cao hiệu quả tuyên truyền, quản lý và kết nối với đoàn viên.
Đồng hành cùng doanh nghiệp chăm lo cho người lao động

Đồng hành cùng doanh nghiệp chăm lo cho người lao động

Gắn bó hơn 12 năm cùng Partron Vina, anh Nguyễn Quốc Tuấn không chỉ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Công đoàn xuất sắc mà còn là điểm tựa tin cậy cho đoàn viên. Bằng chiến lược phối hợp linh hoạt và tấm lòng tận tâm, công đoàn và doanh nghiệp đã cùng nhau kiến tạo môi trường làm việc an toàn, sáng tạo và đầy nhân văn.
Để công đoàn là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên, người lao động

Để công đoàn là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên, người lao động

Trong bối cảnh sản xuất công nghiệp cạnh tranh khốc liệt, Công đoàn Công ty TNHH Fukang - Technology đã khẳng định vai trò “chỗ dựa tin cậy” cho hơn 3.000 đoàn viên, người lao động (NLĐ). Dưới sự dẫn dắt của đồng chí Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch Công đoàn, những hoạt động thiết thực, sát sao đã góp phần giữ vững ổn định sản xuất, nâng cao đời sống và gắn kết tập thể.
Công đoàn tham gia xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Công đoàn tham gia xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Công đoàn không chỉ là tiếng nói, mà còn là nhịp cầu gắn kết giữa người lao động và doanh nghiệp. Tại Elmich, chị Nguyễn Thị Thư - Chủ tịch Công đoàn đã vận dụng linh hoạt vai trò này để kiến tạo văn hóa doanh nghiệp, từ mô hình “xanh - sạch - đẹp” đến chính sách phúc lợi thiết thực, góp phần đưa thương hiệu đồ gia dụng châu Âu ngày càng vững mạnh.
Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đẩy mạnh chuyển đổi số, tỉnh Nghệ An đã chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế – xã hội, với vai trò trung tâm của tổ chức Công đoàn và lực lượng công nhân lao động (CNLĐ). Năm 2024 đánh dấu những bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực. Vai trò của Công đoàn tỉnh Nghệ An trong việc định hướng, hỗ trợ CNLĐ thích ứng với yêu cầu của cách mạng KHCN ngày càng được nâng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Khi mùa gió Lào hanh hao trườn qua những triền đồi miền Tây Quảng Bình, cũng là lúc nơi đây chứng kiến một mùa “xây nhà” đặc biệt. Những ngôi nhà tạm xiêu vẹo, mái dột vách nghiêng, từng là biểu tượng của khó nghèo, nay đang dần được thay thế bằng những căn nhà mới khang trang, vững chãi. Đó không đơn thuần là những công trình bê tông, mà là nơi bắt đầu của những giấc mơ được tiếp sức từ trái tim của những người mang tên Công đoàn.
Xem thêm