Giải pháp nâng cao đời sống cho người lao động trong bối cảnh lạm phát hiện nay

Đời sống - ThS. LẠI SƠN TÙNG - Học viện Cảnh sát nhân dân

Trong thời gian vừa qua, giá xăng dầu tăng, giá các loại mặt hàng thiết yếu tăng, mọi chi phí dịch vụ cũng theo đó mà tăng theo; trong khi đó, thu nhập của những người lao động (NLĐ) vẫn “dậm châm tại chỗ”. Trong bối cảnh “lạm phát” quá hiện hữu như vậy, gánh nặng đè lên vai những người nghèo, người có thu nhập thấp, NLĐ ngày một lớn hơn bởi chính những người nghèo, người có thu nhập thấp, NLĐ vừa phải trải qua hơn 2 năm "thắt lưng buộc bụng", cố bám trụ, chống chọi lại mọi khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Trước tình hình đó, các cơ quan có thẩm quyền cần triển khai nhiều giải pháp thiết thực để giúp người nghèo, người có thu nhập thấp, NLĐ không bị “cuốn trôi” khi lạm phát xảy ra.

Nguyên nhân khách quan

Bối cảnh căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine đang diễn ra hết sức phức tạp là yếu tố không nhỏ khiến giá xăng dầu liên tục tăng trong năm 2022, qua đó tác động trực tiếp khiến giá thành sản phẩm sản xuất và giá hàng hóa qua khâu lưu thông cũng tăng theo. Lý giải cho nguyên nhân này là bởi xăng dầu là mặt hàng chiến lược trong nền kinh tế, chiếm tỷ trọng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn bộ nền kinh tế. Xăng dầu cũng là chi phí đầu vào của hầu hết các ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt xăng dầu chiếm từ 40 - 45% trong cơ cấu giá thành vận tải1.

Giải pháp nâng cao đời sống cho người lao động trong bối cảnh lạm phát hiện nay
Giải pháp nâng cao đời sống cho người lao động trong bối cảnh lạm phát hiện nay. Hình minh họa (Nguồn: vneconomy.vn).

Giá xăng dầu liên tục tăng cao đã tạo áp lực rất lớn đối với các doanh nghiệp, phần nào khiến chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, để duy trì sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp buộc phải tiết giảm chi phí, tăng giá sản phẩm hàng hóa. Bà Nguyễn Thị Phương - Giám đốc một công ty cổ phần chuyên sản xuất hàng thực phẩm chia sẻ, hiện chi phí xăng dầu chiếm 25-30% tổng chi phí sản xuất của đơn vị, tác động mạnh vào giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến thu nhập NLĐ. Giá xăng liên tục tăng cao khiến giá nguyên liệu tăng gấp 3-4 lần so cùng kỳ năm trước, buộc đơn vị phải lên phương án tăng giá sản phẩm trong thời gian tới.

Hay như trường hợp của anh Lê Thắng, giám đốc một công ty chuyên sản xuất gạch men xây dựng cho biết, chi phí đầu vào sản xuất gạch đã tăng khoảng 40-50%, trong đó xăng dầu chiếm khoảng 35% giá thành (tăng gấp hai lần năm trước), than đốt lò nung chiếm tới 40%, rất khó mua do khan hiếm và giá thành cũng tăng "nóng" theo giá xăng dầu. Giá xăng dầu tăng cao đã gây áp lực rất lớn đến chi phí vận hành trực tiếp tại doanh nghiệp, đánh mạnh vào nỗ lực gượng dậy sau hơn hai năm đình trệ vì dịch Covid-19. Hiện đơn vị phải giảm công suất xuống còn 60%, giá sản phẩm chỉ dám tăng khoảng 10% nhằm giảm lỗ do yếu tố cạnh tranh thị trường và nhu cầu của người dân đang giảm xuống, chưa kể lượng hàng tồn kho lớn, tăng khoảng 30-40% so năm trước. Giải pháp hiện nay của công ty là chỉ duy trì sản xuất cầm chừng, cho các nhà bán lẻ nợ tiền hàng kéo dài thêm từ 1 đến 3 tháng, cố gắng xoay xở trong "cơn bão giá" hiện nay2. Trước những áp lực đó, việc các doanh nghiệp cắt giảm nhân sự, NLĐ tại các bộ phận sản xuất là điều không thể tránh khỏi, đồng nghĩa với việc là nhiều NLĐ sẽ mất việc làm, thu nhập không ổn định, đời sống ngày một khó khăn hơn.

Giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của NLĐ có mối quan hệ mật thiết với nhau qua tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi thì sẽ làm cho thu nhập thực tế của NLĐ giảm xuống. Nếu các cấp có thẩm quyền không có biện pháp kiểm soát lạm phát sớm thì không chỉ chuyện cơm ăn áo mặc của NLĐ, người nghèo; việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tăng trưởng của nền kinh tế trong ngắn hạn... mà những kế hoạch, mục tiêu kinh tế - xã hội cũng sẽ khó thực hiện được.

Giải pháp nâng cao đời sống cho người lao động trong bối cảnh lạm phát hiện nay
Trong thời gian vừa qua, giá xăng dầu tăng, giá các loại mặt hàng thiết yếu tăng, mọi chi phí dịch vụ cũng theo đó mà tăng theo trong khi đó, thu nhập của những người lao động vẫn “dậm châm tại chỗ”. Ảnh minh họa (Nguồn: vneconomy.vn).

Sớm thực hiện đồng bộ các giải pháp

Ngày 30/01/2022, trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, với quy mô gói hỗ trợ phục hồi kinh tế lên tới 350.000 tỷ đồng. Gói hỗ trợ này hướng tới các đối tượng là người dân, NLĐ bị ảnh hưởng do dịch bệnh; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các ngành, lĩnh vực tạo động lực phục hồi và phát triển cho nền kinh tế. Điều đáng nói trong nhóm nhiệm vụ, giải pháp được đưa ra trong Nghị quyết, Chính phủ đã dành ưu tiên lớn đến việc an sinh xã hội, việc làm cho người dân, NLĐ gặp khó khăn do dịch bệnh. Và trong bối cảnh giá cả các mặt hàng thiết yếu, lạm phát tăng cao như hiện nay thì việc triển khai các gói hỗ trợ đó càng phải đẩy nhanh, nhất là các gói hỗ trợ an sinh xã hội, việc làm cho NLĐ, người nghèo, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, giảm thuế để ổn định giá cả sản phẩm... Đồng thời, để nâng cao hơn nữa đời sống cho NLĐ trong bối cảnh lạm phát xảy ra, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau đây:

Thứ nhất, trên cơ sở Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 14/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tiếp tục thực hiện tốt những nội dung trong từng bản Kế hoạch đã được triển khai cụ thể trước đó theo tinh thần của Chị thị số 16 nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả các định hướng, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng, Nhà nước về đảm bảo việc làm bền vững, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức sống cho công nhân lao động trong tình hình mới, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 xuất hiện và diễn biến phức tạp. Hạn chế ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời hạn chế tác động của đại dịch Covid-19 đến đời sống, việc làm của công nhân lao động.

Giải pháp nâng cao đời sống cho người lao động trong bối cảnh lạm phát hiện nay
Các cơ quan có thẩm quyền cần có chính sách trợ giá đối với các mặt hàng thiết yếu, nhất là thực phẩm để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát cao đến người nghèo, người lao động. Ảnh: PNJ.

Thứ hai, các cơ quan có thẩm quyền cần có chính sách trợ giá đối với các mặt hàng thiết yếu, nhất là thực phẩm để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát cao đến người nghèo, NLĐ. Mặt khác, các cơ quan quản lý cần quyết liệt, sâu sát hơn trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý thật nghiêm đối với các hành vi tăng giá bất hợp lý, gây bất ổn thị trường và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của người dân. Hơn nữa, các tổ chức Công đoàn của từng doanh nghiệp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cần nắm được danh sách cụ thể của những NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, qua đó tham mưu cho ban lãnh đạo doanh nghiệp có chính sách đãi ngộ phù hợp cho những NLĐ này nhằm giảm bớt gánh nặng đè lên vai họ, giúp cuộc sống của NLĐ bớt khó khăn hơn. Các doanh nghiệp có quy mô lớn cần nghiên cứu, chủ động xây dựng mô hình ký túc xá, trường học, khu vui chơi giải trí và cải thiện môi trường làm việc thường xuyên cho NLĐ. Ngoài ra, công đoàn cơ sở phải tăng cường rà soát, huy động các nguồn lực để ngày càng có nhiều đoàn viên khó khăn được trao "Mái ấm Công đoàn"...

Thứ ba, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội với tư cách là đơn vị chủ quản cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách pháp luật về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động cho NLĐ. Trong bối cảnh mà mọi chi phí đều tăng cao, trong khi thu nhập của NLĐ vẫn “dậm chân tại chỗ”, thì việc thay đổi chế độ tiền lương là một trong những giải pháp giúp giảm bớt khó khăn cho NLĐ. Mặc dù việc tăng chi phí tiền lương cho NLĐ có thể sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, tuy nhiên, đây có thể được coi là động lực giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh. Việc tăng lương có ý nghĩa thiết thực để NLĐ ổn định đời sống, giúp giữ chân NLĐ lại doanh nghiệp, động viên tinh thần đối với NLĐ, để NLĐ làm việc một cách hăng say nhằm tăng năng suất lao động, mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Đồng thời, việc tăng lương kịp thời lúc NLĐ đang khó khăn, thể hiện tính ưu việt của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta là tăng trưởng kinh tế gắn với duy trì và nâng cao phúc lợi, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Không những thế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần quán triệt, yêu cầu các cấp công đoàn tăng cường vận động, phối hợp cùng đối tác cung cấp sản phẩm hàng hóa chất lượng để NLĐ trong các doanh nghiệp được mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ với mức giá ưu đãi.

Giải pháp nâng cao đời sống cho người lao động trong bối cảnh lạm phát hiện nay
Trong bối cảnh mà mọi chi phí đều tăng cao, trong khi thu nhập của người lao động vẫn “dậm chân tại chỗ”, thì việc thay đổi chế độ tiền lương là một trong những giải pháp giúp giảm bớt khó khăn cho người lao động. Trong ảnh: Công nhân Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Quảng Ninh. Ảnh: T. Thủy.

Thứ tư, để thực hiện mục tiêu bình ổn thị trường, giảm áp lực lạm phát từ xăng dầu, hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính cần sớm rà soát và tính toán lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu và các loại thuế, phí, nhất là thuế bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm tính đúng, tính đủ, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, người tiêu dùng và doanh nghiệp sử dụng xăng dầu. Giải pháp này được xác định là chìa khóa góp phần giảm thiểu tác động trái chiều làm giảm hiệu quả các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế. Không những thế, Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ cần theo dõi chặt chẽ diễn biến về giá cả, lạm phát trên thế giới nhằm nhanh chóng, kịp thời cảnh báo các nguy cơ gây nên lạm phát trong nước; chỉ đạo các bộ, ban ngành có liên quan thực hiện hiệu quả và linh hoạt vai trò điều tiết, bình ổn giá các mặt hàng mà nhà nước quản lý như: điện, dịch vụ y tế, giáo dục, …

Chú thích:

1 https://vneconomy.vn/ts-nguyen-bich-lam-gia-xang-dau-leo-thang-ap-luc-lam-phat-va-vi-mo-rat-lon.htm

2 https://nhandan.vn/chat-vat-vi-gia-xang-dau-tang-post702544.html

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú

Người lao động -

Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú

Công ty TNHH MSV ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) có nhiều hoạt động khích lệ người lao động hăng say lao động sản xuất.

Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão

Đời sống -

Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão

Ngày 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, có những điểm mưa như trút nước. Các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế có những chỉ đạo, biện pháp ứng phó để đảm bảo an toàn cho công nhân, lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm

Đời sống -

Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm

Trước tình hình mưa to do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều đoàn viên, người lao động gặp khó khăn khi di chuyển, làm việc.

Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục

Người lao động -

Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.

Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình

Đời sống -

Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình

Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.

Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc

Người lao động -

Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc

Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc Video

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc

Tổng LĐLĐ Việt Nam luôn coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác với Công đoàn các nước, trong đó quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã và đang phát triển hết sức tốt đẹp.

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đọc thêm

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024

Người lao động -

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024

Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.

Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ

Đời sống -

Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ

Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.

Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"

Đời sống -

Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"

Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.

Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?

Người lao động -

Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?

Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.

Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Người lao động -

Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Đời sống -

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.

Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm

Đời sống -

Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Người lao động -

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Đời sống -

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi

Đời sống -

Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi

Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.