Giá nhà ở TP. HCM tăng cao: Giấc mơ "an cư, lạc nghiệp" của người lao động khó thành
Đời sống - 11/03/2022 18:58 MẠNH ĐẠI
Giá nhà đất liên tục tăng cao, khiến cơ hội an cư của dân nhập cư tại TP. HCM ngày một ít đi. Ảnh: Sỹ Bắc |
Kế hoạch tiết kiệm để mua nhà bị... "phá sản"
Quan điểm “an cư, lạc nghiệp” in sâu trong tâm trí người Việt, nhất là đối với những người nhập cư từ tỉnh lẻ đến nơi phố thị. Với họ, có một căn nhà mang ý nghĩa ổn định, đảm bảo sự vững chắc cho tương lai sau này.
Vì lẽ đó, họ không ngại khó khăn, tiết kiệm chi tiêu, chỉ mong sớm có một căn nhà của riêng mình. Nhưng với tình hình thị trường bất động sản (BĐS) tại TP. HCM tăng trưởng "nóng" trong nhiều năm qua, giấc mơ an cư dần trở nên khó thành hiện thực.
Mong muốn có một căn nhà sinh sống tại thành phố mang tên Bác, vợ chồng chị Thương (quê Bình Định) đã nhiều năm nay chấp nhận thuê phòng trọ chật chội để tiết kiệm chi phí. Với mức thu nhập của hai vợ chồng hơn 20 triệu đồng/tháng, trừ chi phí sinh hoạt gia đình, tiền học của cậu con trai 3 tuổi, vợ chồng chị Thương vẫn cố gắng để dành 10 triệu/tháng với mong ước sẽ có một căn nhà ở trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước.
Thế nhưng, sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, giá xăng dầu tăng cao khiến mọi chi phí sinh hoạt tăng đáng kể. Trong khi thu nhập của vợ chồng hằng năm chỉ tăng bình quân 5%.
Chưa dừng lại ở đó, giá bán sơ cấp thị trường BĐS TP. HCM tiếp tục tăng mạnh, khiến giấc mơ an cư của vợ chồng chị Thương ngày một khó thành.
“Ra trường 6 năm thì vợ chồng tôi làm đám cưới, cả hai vợ chồng đều muốn bám trụ lại thành phố sinh sống. Bởi về quê vợ chồng tôi cũng chưa biết làm gì. Nhưng gần đây, chí phí sinh hoạt ngày một tăng, rồi tiền học của con nhỏ,… kế hoạch tiết kiệm của gia đình phải thay đổi. Trong khi, giá nhà ở tại TP. HCM tăng quá nhanh, với tài chính của vợ chồng hiện tại, thực sự chúng tôi chưa dám nghĩ tới việc mua nhà lúc này”, chị Thương tâm sự.
Cùng cảnh “tha phương cầu thực”, vợ chồng anh Vũ - chị Mơ (quê Nghệ An) cũng chưa dám mơ mua nhà tại TP. HCM, dù thu nhập của 2 vợ chồng gần 30 triệu đồng/tháng.
“Hơn 5 năm nay, vợ chồng tôi chấp nhận thuê căn phòng trọ nhỏ rộng hơn 10 mét vuông, có gác lửng để tiết kiệm tiền sau này mua nhà. Nhưng chi phí tại thành thị quá đắt đỏ, chưa kể lúc con cái đau ốm. Cả hai vợ chồng đều mong muốn có một căn nhà riêng để gia đình sinh sống cho bớt ngột ngạt nhưng thu nhập vừa đủ trang trải cuộc sống, tiền mua nhà không biết lấy ở đâu. Có lẽ mấy năm nữa khi hai đứa con khôn lớn,vợ chồng tôi sẽ về quê”, anh Vũ thở dài nói.
Những người dân nhập cư chấp nhận ở phòng trọ chật chội với mong muốn dành dụm tiền để có một căn nhà của riêng mình. Ảnh: Sỹ Bắc |
Hầu như không có dự án giá “mềm”
Theo báo cáo tổng quan thị trường BĐS TP. HCM quý 4/2021 của Savills Việt Nam, thị trường nhà ở tại TP. HCM ghi nhận riêng với dòng sản phẩm căn hộ, các dự án ở phân khúc trung bình đang có giá bán lên đến 56,5 triệu đồng/mét vuông. Trong khi đó, phân khúc nhà giá rẻ hầu như không có dự án nào mới được đưa ra thị trường.
Thị trường tại các khu vực lân cận, ghi nhận giá bán căn hộ trung bình ở TP. Thuận An (Bình Dương) hiện đạt 40,8 triệu đồng/ mét vuông thông thủy và con số này ở TP. Dĩ An (Bình Dương) là 37 triệu đồng/mét vuông thông thủy. Trong khi đó, giá bán trung bình của căn hộ hạng C tại TP. Thủ Đức (TP. HCM) là 41,8 triệu đồng/mét vuông thông thủy.
Ghi nhận của phóng viên, giá nhà đất tại TP. HCM đang trên đà tăng mạnh đầu năm 2022. Cụ thể như: đất nền ở Khu dân cư Đông Thủ Thiêm, phường Bình Trưng Đông (Q.2 cũ) có giá từ 70 triệu đến hơn 76 triệu đồng/mét vuông. Đất nền ở các dự án Nam Long, Kiến Á, Phú Nhuận ở phường Phước Long B (Q.9 cũ) đường 12m có giá từ 62 đến 65 triệu đồng/mét vuông. Riêng nhà phố tại các quận vùng ven như: Q.Gò Vấp, Q.12, Q.Bình Tân, Q.8 và TP. Thủ Đức giá cũng tăng từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng/căn.
Anh Lợi, một môi giới bất động sản tại thị trường TP. HCM nhiều năm cho biết, có nhiều vợ chồng cầm trong tay 1 tỷ đồng nhưng vẫn không tìm được nhà. Căn hộ được xem là lựa chọn thích hợp nhất đối với tài chính eo hẹp của công nhân lao động ở thời điểm hiện tại. Nhưng tại TP. HCM mức giá căn hộ trung bình đang ở mức quá cao, trên 40 triệu đồng/mét vuông.
Với mức thu nhập của cán bộ, viên chức, người lao động dưới 15 triệu/tháng, rất khó để mua nhà ở thời điểm này. Bởi chi phí sinh hoạt, giáo dục và y tế… đã "bào mòn" gần hết thu nhập của họ. Việc bảo đảm khoản vay tại ngân hàng, tổ chức tín dụng để mua nhà là không khả thi.
Cụ thể, một căn hộ hạng C tại TP. Thủ Đức đang có giá trên 2,5 tỷ đồng/căn. Với tài chính cá nhân ở mức 1 tỷ đồng, người mua nhà cần vay thêm ít nhất 1,5 tỷ đồng từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng tương đương. Với kỳ hạn vay là 25 năm, tiền lãi vay phải trả mỗi tháng cho khoản nợ 1,5 tỷ đồng tại ngân hàng sẽ ở mức 17 đến 18 triệu đồng/tháng. Như vậy, khả năng mua nhà của cán bộ, viên chức, người lao động đã quá khó, đối với người có mức thu nhập trung bình và thấp thì giấc mơ càng xa vời.
Chia sẻ với báo giới, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho biết, đang có sự lệch pha về cung cầu lẫn các phân khúc nhà ở tại TP. HCM. Giai đoạn 2016 - 2020, TP. HCM phát triển 15.000 căn nhà ở xã hội, chỉ đạt 75% kế hoạch.
Đồng thời ông Châu cũng cho biết, năm 2021, TP. HCM hầu như không có căn hộ giá dưới 30 triệu đồng/mét vuông. Nhiều dự án dự kiến bán với giá "mềm", dưới 35 triệu đồng/mét vuông, song do mất cân đối cung cầu nên sau đó lại đẩy giá lên quá cao.
Giá nhà trên trời và giấc mơ dưới đất Bất chấp hàng loạt chỉ đạo cùng yêu cầu xử lý, chấn chỉnh những bất cập liên quan đến vụ đấu giá đất Thủ Thiêm ... |
Xung đột Nga - Ukraine: Kịch bản nào cho thị trường Bất động sản Việt Nam Dư chấn từ cuộc xung đột Nga - Ukraine đã gây ra căng thẳng cho nền kinh tế, tài chính toàn cầu. Trong vòng xoáy ... |
Bình Dương kiến nghị vay 10.000 tỷ đồng để xây dựng thêm 1 triệu căn nhà cho công nhân Để tạo điều kiện sống tốt hơn cho người lao động về vấn đề nhà ở, tỉnh dự kiến những năm tới sẽ xây dựng ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- 20 năm thực hiện mong ước vào Đảng của nữ công nhân
- Đằng sau những sắc thuế!
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số