GDNN trong bối cảnh Covid-19 - kinh nghiệm từ một số nước và gợi ý cho Việt Nam

Nghiên cứu - ThS. Trần Thị Minh Quế - Trường Đại học Công đoàn

Cuộc khủng hoảng Covid-19 toàn cầu gây ra áp lực lớn và chưa từng có đối với các chính phủ và các cơ quan, doanh nghiệp ở tất cả các lĩnh vực. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cũng bị tác động nặng nề và gặp khó khăn không nhỏ trong việc dự đoán, thích ứng với một thị trường lao động thay đổi trong thời gian tới. Các quốc gia trên thế giới đã đề ra những cách ứng phó với khủng hoảng khi dịch bệnh diễn ra và đó có thể được xem là những bài học tham khảo cho phát triển GDNN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
GDNN trong bối cảnh Covid-19 - kinh nghiệm từ một số nước và gợi ý cho Việt Nam
Trong bối cảnh dịch Covid-19, nhiều cơ sở đào tạo nghề đã tăng cường đào tạo trực tuyến. Nguồn: baodansinh.vn

Cách ứng phó của hệ thống GDNN của một số quốc gia

Hệ thống GDNN của các quốc gia đã triển khai một số cách thức ứng phó điển hình như sau:

Tăng cường sử dụng các nền tảng đào tạo trực tuyến (ĐTTT): Tất cả các quốc gia đang khuyến khích và hỗ trợ các trường nghề sử dụng ứng dụng ĐTTT nhằm đảm bảo tính liên tục trong đào tạo. Cả hai cách thức học trực tuyến đồng bộ hoặc không đồng bộ đều được sử dụng1. Mặc dù hình thức đào tạo từ xa không thể thay thế hoàn toàn việc đào tạo tại chỗ và hiệu quả của nó phụ thuộc vào từng lĩnh vực nhưng nó vẫn có thể giúp người học tiếp thu, lĩnh hội kiến thức. Ở Pháp, các khóa ĐTTT được cung cấp miễn phí trong thời gian ba tháng, bao gồm chương trình học chính ở các trường dạy nghề và các khóa đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn. Tại Hàn Quốc, một nền tảng đào tạo ảo - nền tảng Giáo dục đào tạo thông minh (STEP) được cung cấp nhằm cho phép các nhà cung cấp dịch vụ học tập tải lên nội dung khóa học của họ. Điều này đang được hỗ trợ thêm bởi các chính sách hỗ trợ tài chính và đảm bảo chất lượng.

Chấp nhận thời gian nghỉ học và kéo dài thời gian đào tạo: Khi không thể tổ chức ĐTTT, một số quốc gia phải chấp nhận phương án để cơ sở GDNN ngừng tổ chức hoạt động đào tạo và kéo dài thời gian đào tạo của học kỳ mà không dẫn đến bất kỳ khoản phí, khoản hoàn trả hoặc hình phạt nào khác cho cả người học và cơ sở GDNN. Ở Anh, những người học nghề buộc phải nghỉ việc học tập tại nơi làm việc hoặc không thể làm việc do các biện pháp phòng ngừa liên quan đến Covid-19. Việc đánh giá người học cũng phải tạm dừng. Các trường nghề ở Hàn Quốc cho phép việc kéo dài thời gian đào tạo hoặc tổ chức thời gian đào tạo linh hoạt. Ở Hà Lan, học sinh bậc học trung cấp nghề vẫn có thể được nhận vào học nghề ở các cấp cao hơn ở các trường cao đẳng ngay cả khi họ không thể hoàn thành một hoặc hai môn học hoặc hoàn thành vị trí làm việc do khủng hoảng. Người học được gia hạn theo mức độ đáp ứng các yêu cầu của các cơ sở GDNN và đạt được chứng chỉ trung cấp nghề của họ. Thời gian tuyển sinh và nhập học trung cấp nghề cũng được tạm hoãn.

GDNN trong bối cảnh Covid-19 - kinh nghiệm từ một số nước và gợi ý cho Việt Nam
Dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến giáo dục đào tạo nói chung, GDNN nói riêng. Trong ảnh: Đào tạo nghề tin học cho học viên của xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất, Hà Nội). Nguồn: tuoitrethudo.com.vn

Hỗ trợ tiền lương cho việc duy trì sự tham gia của người học: Tại Úc, trong khuôn khổ ứng phó với Covid-19, chính phủ hỗ trợ khoảng 70.000 doanh nghiệp nhỏ giữ chân 117.000 người học nghề và thực tập sinh của họ thông qua trợ cấp lương mới2. Vương quốc Anh cũng có chương trình mang tên Duy trì việc làm trọng đại dịch Coronavirus, có chính sách để hỗ trợ hoạt động đào tạo nghề, bao gồm cả những NLĐ đã được đào tạo3. Scotland đã có các biện pháp hỗ trợ tài chính đối với những NSDLĐ nhận một người học việc dôi dư từ một chủ lao động khác. Mức ưu đãi cho các nhà tuyển dụng được áp dụng khác nhau với các lĩnh vực nghề nghiệp. Áo, Đức và Thụy Sĩ đã có các chương trình làm việc ngắn hạn để giúp các công ty hỗ trợ tài chính bù đắp cho khoản thu nhập của nhân viên bị mất do giảm giờ làm. Chương trình này thường không bao gồm những người học việc, nhưng do cuộc khủng hoảng Covid-19, biện pháp này đã được thực hiện với việc mở rộng đối tượng hơn tại một số nơi và trong những lĩnh vực nhất định.

Tận dụng hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp: Các quốc gia như Đan Mạch và Na Uy cung cấp các khóa đào tạo thay thế tại trường học trong các trường hợp học sinh cấp THPT không thể đảm bảo việc học nghề tại doanh nghiệp. Ở Phần Lan, Hà Lan và Thụy Điển, việc học nghề được triển khai xen kẽ giữa việc học tại nơi làm việc và học tại trường.

GDNN trong bối cảnh Covid-19 - kinh nghiệm từ một số nước và gợi ý cho Việt Nam
Người lao động thất nghiệp do dịch Covid - 19 nếu đi học nghề sẽ được hỗ trợ. Trong ảnh: Người lao động đến Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk làm thủ tục đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nguồn: baodaklak.vn

Linh hoạt trong đánh giá người học và trao bằng cấp: Trong các lĩnh vực thiếu hụt hoặc dự kiến sẽ thiếu hụt như lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe, một số quốc gia đang cấp giấy phép ngắn hạn, cấp tốc. Chẳng hạn, Canada đang tận dụng các chuyên gia y tế được đào tạo quốc tế không có giấy phép và những sinh viên tốt nghiệp trường y để tham gia phòng, chống Covid-19. Tại Hoa Kỳ, một số tiểu bang và trường học đang cho phép tốt nghiệp sớm đối với sinh viên y khoa và điều dưỡng tham gia làm việc trong bệnh viện. Các cơ sở GDNN ở các quốc gia đã tăng cường chia sẻ thông tin và giao tiếp với người học, nhà cung cấp và các đối tác xã hội. Trong bối cảnh Covid-19, Bộ Giáo dục Anh đã đưa ra hướng dẫn chi tiết đối với người học nghề, NSDLĐ, các cơ sở đào tạo, các tổ chức đánh giá và các tổ chức đảm bảo chất lượng bên ngoài4. Bộ này đã thiết lập Đường dây trợ giúp Coronavirus để đảm bảo người học nghề được thông báo về những thay đổi đối với các quy định.

Chú trọng đầu tư vào GDNN: Để giảm thiểu tình trạng thiếu hụt kỹ năng trong tương lai và giảm thiểu cú sốc của cuộc khủng hoảng, các quốc gia đang tập trung đầu tư vào đào tạo nghề. Tại Thụy Điển, thông qua gói khủng hoảng về việc làm và chuyển đổi, đã đưa ra kế hoạch tăng cường tài trợ và hỗ trợ thêm cho GDNN. Tại Hoa Kỳ, các khoản trợ cấp Sẵn sàng học nghề cho thanh niên (mức 42,5 triệu USD) đã được công bố trong quý II năm 2020, hỗ trợ việc tuyển sinh người học trong trường hoặc ngoài trường trong độ tuổi từ 16 đến 245.

GDNN trong bối cảnh Covid-19 - kinh nghiệm từ một số nước và gợi ý cho Việt Nam

Một lớp đào tạo nghề may cho lao động dân tộc thiểu số tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Đak Đoa (Gia Lai). Ảnh: Đức Thụy

Một số gợi ý cho hệ thống GDNN Việt Nam

Mỗi quốc gia cần có chính sách để xây dựng hệ thống GDNN hiệu quả và linh hoạt hơn trong bối cảnh phải ứng phó với những khủng hoảng của đại dịch Covid-19. Hệ thống GDNN ở nước ta có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:

Tăng cường tương tác với người sử dụng lao động và tổ chức công đoàn ở tất cả các cấp. Các cơ sở GDNN chủ động và thường xuyên phối hợp với bộ phận nhân sự của các doanh nghiệp để đánh giá nhu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở đó để triển khai các hoạt động đào tạo phù hợp; thực hiện đa dạng các hình thức hợp tác với doanh nghiệp thông qua ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động GDNN.

Nghiên cứu những thay đổi trong thị trường lao động, dự báo sớm những ảnh hưởng do khủng hoảng gây ra. Vấn đề chuyển đổi số trong nền kinh tế cần được chú trọng phân tích nhằm có những khẳng định chính xác, thiết thực. Cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa GDNN với thị trường lao động và sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương nói riêng và đất nước nói chung.

Cung cấp các hỗ trợ tài chính cho các hệ thống GDNN và người học để thực hiện đào tạo trong các lĩnh vực nghề nghiệp cần thúc đẩy trong tương lai gắn với sự phục hồi kinh tế hậu Covid-19. Rà soát, chỉnh sửa các chính sách và quy định liên quan đến GDNN, cấp các chứng chỉ, văn bằng để tạo cơ sở pháp lý trong đào tạo và cấp bằng.

Các cơ sở GDNN chú trọng hơn nữa trong việc phát triển các kỹ năng nền tảng như kỹ năng kỹ thuật số, kỹ năng cơ bản và giao tiếp xã hội của người học. Những kỹ năng này sẽ giúp các nền kinh tế phục hồi nhanh hơn sau khủng hoảng thông qua khả năng chuyển đổi công việc của NLĐ.

GDNN trong bối cảnh Covid-19 - kinh nghiệm từ một số nước và gợi ý cho Việt Nam
Cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động và sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương nói riêng và đất nước nói chung. Trong ảnh: Gian hàng tư vấn trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội. Ảnh Đồng Ngọc.

Tóm lại, tác động của cuộc khủng hoảng Covid-19 đối với hệ thống GDNN là không hề nhỏ. Sự gián đoạn trong các hoạt động kinh tế xã hội và đào tạo của các nhà trường kéo theo nhiều hệ lụy mà hệ thống GDNN phải nỗ lực khắc phục. Những biến động của thị trường lao động trong thời gian tới cũng sẽ là áp lực đặt ra đối với các nhà trường, các cơ quan quản lý hữu quan. Do đó, việc tham khảo, đánh giá những kinh nghiệm từ các quốc gia tiên tiến là rất quan trọng; để từ đó, hệ thống GDNN nước ta có thể đưa ra được những chính sách kịp thời, hiệu quả để GDNN ứng phó được với cuộc khủng hoảng này.

Chú thích:

1 European Commission (2020), European Vocational Skills Week: Fight against COVID-19.

2 Australian Department of Education, Skills and Employment (2020), “Support for businesses to retain apprentices and trainees”.

3 HM Revenue & Customs (2020), Guidance: Check if you can claim for your employees’ wages through the Coronavirus Job Retention Scheme.

4 UK Department for Education (2020), Coronavirus (COVID-19): guidance for apprentices, employers, training providers, end-point assessment organisations and external quality assurance providers.

5 The U.S. Department of Labor’s Employment and Training Administration (2020), “U.S. Department of Labor announces availability of $42.5 million in youth apprenticeship grants”.

Tài liệu tham khảo:

  1. BCH Trung ương Đảng CSVN (2019), Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
  2. Viện Đào tạo nghề Liên bang cho tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ GmbH (2020), Báo cáo Đánh giá thực hiện chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược GDNN giai đoạn 2021-2030 của Việt Nam.
  3. Các website: gdnn.gov.vn; http://en.unesco.org; http://www.oecd.org; https://www.ilo.org.
Nhờ em gái chăm con, lên đường hỗ trợ TP.HCM chống dịch Nhờ em gái chăm con, lên đường hỗ trợ TP.HCM chống dịch

Chưa một lần rời xa con quá một ngày, thế nhưng khi nhận được lệnh lên đường chi viện cho TP.HCM, nữ điều dưỡng đã ...

Công nhân vệ sinh môi trường: Nụ cười trở lại khi công ty trả hết nợ lương Công nhân vệ sinh môi trường: Nụ cười trở lại khi công ty trả hết nợ lương

Hơn 4 tỷ đồng là số tiền mà Công ty CP Tập đoàn Nam Hà Nội trả cho các công nhân vệ sinh môi trường ...

Nữ công nhân F1 có 6 người nhà F0: “Đến bây giờ, nhà tôi vẫn nhìn nhau từ xa” Nữ công nhân F1 có 6 người nhà F0: “Đến bây giờ, nhà tôi vẫn nhìn nhau từ xa”

Ngay sau khi ổ dịch tại Công ty TNHH Hosiden Việt Nam bùng phát, chị Nguyễn Thị Nguyệt (khi đó là công nhân thuộc diện ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công đoàn -

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nghiên cứu -

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Nghiên cứu -

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Nghiên cứu -

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Nghiên cứu -

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Đọc thêm

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Nghiên cứu -

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Công đoàn -

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Nhân dân lao động là người “chở thuyền” cho những cuộc cách mạng cập bến và chính nhân dân lao động là người “lật thuyền” nhấn chìm các chế độ bóc lột.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn -

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.