
![]() |
Hình ảnh cảm động của cặp vợ chồng già trong bệnh viện (Ảnh minh họa) |
Một câu chuyện được chính bác sỹ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương kể lại được xác minh và đăng tải lên VnExpress nên có mức khả tín cao. Theo đó, khi điều trị, khi người vợ phải đặt máy thở, bà hay chồng cũng bị nặng, bà nói với bác sỹ: "Xin bác sĩ cho chồng tôi thở máy. Tôi không cần, tôi vẫn khỏe, tôi không cảm thấy khó thở". Khi được giải thích rằng bệnh viện không thiếu máy thở, bà mới an lòng để bác sỹ đặt máy thở cho mình.
Còn người chồng khi sớm cai được máy thở, ông vẫn chưa nói được. Thấy ông gắng gượng như cố nói điều gì, điều dưỡng đưa cho ông tờ giấy và cái bút, ông viết lại những dòng nhắn vợ mình: “Cưới nhau chưa giúp nhau được cái gì, có thể là người ở người đi, ai là người ở lại sẽ có trách nhiệm. Em ơi cố lên”.
Những lời nói trên chắc chẳng mùi mẫn bằng những lời hẹn thề lúc thanh niên sôi nổi. Nhưng đặt trong vòng sinh tử của cặp vợ chồng già đối diện đại dịch câu nói vừa đáng thương vừa đau lòng vừa lay động. Với họ, tình nghĩa vợ chồng là cam kết trọn đời. Họ dành cho nhau cơ hội sinh tồn, quan tâm tới nhau ngay khi vượt qua cửa tử là điều mà những người trẻ như chúng tôi cảm thấy bội phục.
![]() |
Dòng chữ viết vội của cụ ông gửi cụ bà trên giường bệnh. |
Tôi hiểu chẳng ai muốn vào cảnh hiểm tử ấy để nghe những lời tôn vinh này. Nhưng tôi cũng hiểu, ở đời, những khốn khó sa cơ là điều không phải hiếm. Song có một tri kỷ để tới tận phút khó khăn nhất của phận người vẫn nghĩ tới nhau hơn bản thân mình là phúc phận lớn lao. Họ đã chiến đấu với dịch bệnh bằng tâm thế đàng hoàng của những cây cao bóng cả khi nghĩ về nhau, nghĩ về bạn đời mình. Họ đã sống cả đời bên nhau mà vẫn khiêm nhường “cưới nhau chưa giúp nhau được cái gì”. Họ vẫn dành lại những “trách nhiệm” để phòng hờ nếu một người mất đi.
Cái khoảnh khắc sinh tử cận kề, người bải hoải rã rời, kiếp người mệt mỏi mà vẫn nghĩ được như vậy thì đó là nguồn cảm hứng mãnh liệt với những người đang khỏe ở ngoài xã hội. Rằng làm sao để đừng đặt con người vào lựa chọn mình hoặc tri kỷ. Rằng lần này máy thở không hết nhưng hãy phòng xa hơn, đừng bao giờ để cảnh nhường nhau máy thở là sự thật. Rằng những khó khăn, khốn khổ hiện thời mỗi người đang phải chịu chỉ là hạt bụi giữa những bi kịch khổng lồ đang đặt lên hàng nghìn gia đình đồng bào. Hãy chịu khó hơn để dịch bệnh xa đi nhanh hơn.
“Em ơi cố lên” chẳng còn là lời động viên của riêng ông cụ dành cho bà cụ nữa. Những lời chân phương mà nặng như núi kia dành cả cho xã hội chật vật vì dịch chúng ta đang sống. Ân tình con người là vaccine, là lá chắn, là ngọn cờ để chúng ta kề vai vượt qua nghịch cảnh khốc liệt. Ngoài những quyết sách, những trang bị vật chất, chính cộng đồng đã dìu nhau qua đại dịch tới gần 7 mùa xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân, hạ, thu.
Chúng ta đã dành tình thương để cùng nhau vượt qua những khó khăn khủng khiếp chưa từng có sau chiến tranh. Lúc này, dịch bệnh kéo dài và nặng nề hơn rất nhiều, mong sao chúng ta tiếp tục đừng để tình thương phai lạt, đừng để sóng cả làm ngã tay chèo.
Giữa bao lời thị phi hay những thanh âm cuồng nộ vì khó khăn, bức bối do đại dịch, có lẽ, điều chúng ta cần tự nhủ và nhắn gửi nhau là “Em ơi cố lên”!
![]() Những hình ảnh bà con “chạy dịch” vật vạ trên đường về quê nhưng buộc phải quay lại vẫn ám ảnh và làm nhiều người ... |
![]() Từ TP Hồ Chí Minh về huyện đảo Phú Quý vốn chỉ mất chưa đầy 1 ngày. Nhưng dịch Covid-19 khiến hành trình của cô ... |
![]() Gần 10 ngày qua, CLB tình nguyện gồm nhiều anh chị em công nhân tự tay làm hàng trăm suất cơm nghĩa tình để |
Đọc nhiều
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Thìa sữa trong viện

Kinh hoàng sữa giả

“Miếng cơm” từ cây gạo
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu
