
![]() |
Vụ việc bé trai 2 tuổi bị bắt cóc ở Bắc Ninh là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh. Ảnh: Đ.H |
Đó là clip “mẹ mìn” dẫn em đi mua quần áo, em bé thản nhiên đi lại theo chỉ dẫn mà không hề nghi kỵ. Hay những lời kể của người cùng xóm trọ trong cái đêm em ngủ cùng nghi phạm rằng cả đêm em bé không quấy khóc gì. Rồi cả lúc khi công an đã giải cứu thành công em bé, bố lên nhận em lúc em đang… ngủ ngon lành.
Ngay cả những thước hình sau đó, thời điểm em bé tỉnh dậy trong vòng tay bố, em bé trong buổi gặp mặt giữa gia đình và lực lượng chức năng, thậm chí cả lúc em về nhà trong sự chào đón, chúc mừng của bà con làng xóm, mặt em bé đều ráo hoảnh như không có chuyện gì.
Cái được nhất của vấn đề có lẽ là em bé sẽ chịu ít sang chấn từ vụ bắt cóc. Đơn giản là em hình dung chừng mực của câu chuyện không quá nghiêm trọng. Hoặc, em cũng chẳng biết có điều gì mà tự dưng mình thành trung tâm tới vậy.
Nhưng, với những gì thể hiện ở các khuôn hình, nếu không tính tới các yếu tố chưa được cơ quan chức năng công bố, có lẽ, em bé đang không nhận thức đầy đủ lắm về bài học cảnh giác.
Tất nhiên, khi câu chuyện đã qua thì không ai muốn đổ lỗi cho nạn nhân cả. Song, có những bài học để lại mà chúng ta cần nhìn nhận nghiêm túc để tránh những chuyện không hay xảy ra.
Cách đây độ vài năm, clip một em bé đi xe đạp bỗng nổi như cồn trên mạng xã hội. Nội dung clip là một người đi xe máy trên đường áp sát vào xe em với tay cầm điện thoại ghi hình. Người trên xe máy nói đại thể, này nhóc, đua xe không? Em bé nghiêm sắc mặt, hét lớn: “Cô là ai, cháu không biết, cô đi ra đi!”.
Câu nói của em bé trở thành câu giễu nhại trên mạng xã hội trong một thời gian rất dài. Ngay cả hình em lúc căng thẳng hét lớn cũng trở thành một “biểu tượng” gây cười. Trong khi, chính em bé đã thực hành rất tốt những biện pháp phòng vệ. Khi một người lạ áp sát xe vào mình trên đường vắng, phản ứng của em không đáng cười chút nào mà có thể coi là đáng thương.
Dù vô tình, những trò đùa của người lớn khiến bài học cảnh giác từ clip bị vơi bớt nhiều phần. Thay vào đó là những tràng cười trên mạng. Rồi ngả nghiêng các clip chế, các hình chế để chọc cười, và quên.
Quay lại với em bé hai tuổi vừa được giải cứu thành công ở Bắc Ninh. Ngay ở công viên, nếu em khóc to, từ chối hành động chăm sóc dụ dỗ của người lạ, có lẽ hành vi của nghi phạm sẽ không thực hiện được.
Sẽ có người nói, hai tuổi chưa đủ nhận thức để tránh được những lời dụ ngọt của “mẹ mìn”.
Tôi không nghĩ thế. Hai tuổi em hoàn toàn đầy đủ nhận thức, cũng như các khả năng phát đi những tín hiệu cho người lớn biết rằng em đang bị mất an toàn khi người lạ tiếp xúc gần và rủ đi.
Tất nhiên, câu chuyện đã khép lại tương đối tốt đẹp. Rồi kẻ thủ ác sẽ bị pháp luật trừng trị đích đáng. Rồi em bé và gia đình sẽ bước qua chuyện này mà sống tiếp những tháng ngày tươi đẹp phía trước.
Nhưng, những bài học để lại từ câu chuyện đáng để các bậc phụ huynh nghiêm túc xem lại. Và rằng, “Cô là ai? Cháu không biết, cô đi ra đi” là một tín hiệu đáng được ghi nhận chứ không phải những trò cười vô bổ!
![]() Nguyễn Đỗ Trúc Phương, cô gái ở TP HCM quyên được hơn 184 triệu cho người cha bắt rắn đang “thập tử nhất sinh” cũng ... |
![]() Những ngày qua, nhiều chị em phụ nữ quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã cùng nhau may những bộ quần áo blouse để hỗ ... |
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 24/8, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 23,5 triệu, hơn 812 ... |
Đọc nhiều
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Thìa sữa trong viện

Kinh hoàng sữa giả

“Miếng cơm” từ cây gạo
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu
